May mặc là một trong những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống con người, đặc biệt là khi thế giới ngày một phát triển. Mỗi ngành nghề đều có sự chuyển mình để phù hợp với thời đại, đó cũng là lý do Ready to wear ra đời. Vậy Ready to wear là gì? Có ảnh hưởng ra sao đến chúng ta? Tất cả sẽ được Coolmate giải đáp ngay sau đây.
Ready to wear là gì? Bạn sẽ được khám phá những điều thú vị về thời trang trong bài viết hôm nay
Ready to wear là gì?
Ready to wear có thể hiểu là hàng may sẵn. Đây là khái niệm ý chỉ những món đồ, phụ kiện, quần áo, giày dép được may sẵn và sản xuất theo dây chuyền hàng loạt. Ngành hàng này được sinh ra để phục vụ nhu cầu của con người, khi dân số tăng và nhu cầu cuộc sống ngày một cao. Nói đơn giản thì Ready to wear để chỉ quần áo công nghiệp.
Mặc dù được sản xuất với số lượng lớn nhưng màu sắc thời trang của những trang phục này vô cùng ấn tượng
Ngành công nghiệp dệt may khi thiết kế ra những trang phục được gọi là ready to wear sẽ không may theo số đo riêng của mỗi người mà định size chuẩn để ai cũng có thể dễ dàng sử dụng. Ngoài ra, vì được sản xuất theo dây chuyền số lượng lớn nên chi phí của những món đồ này khi đến tay người tiêu dùng có mức giá rẻ hơn rất nhiều so với Haute couture (hàng may theo số đo).
299.000đ
269.000đ
Vì sao ready to wear xuất hiện?
Có một điều đặc biệt là cụm từ “ready to wear” được bắt nguồn từ một từ tiếng Pháp - Pre-a-Porter. Những năm 80, các phát minh như thước đo, máy may ra đời đã cho thấy sự phát triển ngày càng lớn mạnh của ngành may mặc nói chung và may mặc công nghiệp nói riêng.
Mở đầu cho khái niệm Ready to wear là gì? chính là việc chính quyền Hoa Kỳ quyết định sản xuất đại trà đồng phục cho binh lính của họ trong chiến tranh. Một ngành sản xuất mới đã vượt qua chiến tranh, bom đạn để có thể nằm trên các kệ hàng của những con phố lớn. Cuối thế kỷ XIX, việc người dân mua sắm quần áo ready to wear đã trở nên phổ biến hơn.
Những sạp hàng quần áo quen thuộc trên đường phố Paris đã mở đầu cho một kỉ nguyên mới trong làng thời trang
Nhìn lại lịch sử, để Ready to wear có cơ hội phát triển thì việc các trung tâm thương mại “mọc lên như nấm” cũng là một trong số những lý do. Điều này bắt nguồn từ nhu cầu mua sắm của con người ngày một tăng cao. Các thương nhân, nhà đầu tư nhìn thấy rõ tiềm năng của những sản phẩm may sẵn được bày bán trong trung tâm thương mại nên hàng loạt thương hiệu may quần áo với số lượng lớn ra đời.
Bên cạnh đó, ngành công nghiệp cũng góp sức lớn trong việc thay đổi văn hóa may mặc. Máy may điện Isaac Singer ra đời năm 1989 đã giúp công nhận tăng năng suất, thúc đẩy ngành may mặc phát triển. Ready to wear đã xuất hiện và trở nên phổ biến trong cuộc sống của con người theo cách đó.
Điểm khác biệt giữa Ready to wear và Haute couture
Haute couture và Ready to wear là hai ngành hàng hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên, những người chưa am hiểu về thời trang có thể sẽ nhầm lẫn. Đây cũng là lý do Coolmate bật mí đến bạn về điểm khác biệt giữa hai khái niệm này trên một số phương diện.
Phương thức sản xuất
Haute couture
Haute couture và Ready to wear đều là những khái niệm xuất phát từ tiếng Pháp, haute là “cao cấp” còn couture là “may quần áo”, có thể nói đơn giản rằng Haute couture là may đo cao cấp. Xuất phát từ chính cái tên như vậy, chúng ta có thể hình dung cơ bản về ngành hàng này hoạt động ra sao.
Nếu khách hàng có nhu cầu may đo thì họ cần đến trực tiếp các nhà Haute couture hoặc thông qua các mối quan hệ để đặt may từ nhà hàng. Tuy nhiên, bạn sẽ không được may đo luôn mà nhà may sẽ xem xét mối quan hệ, địa vị xã hội để cân nhắc xem có nên chấp nhận đơn hàng này hay không.
Phương thức sản xuất có phần khắt khe và khuôn phép của Haute couture chỉ phù hợp với một số đối tượng nhất định
Nếu may mắn được chấp nhận, khách hàng sẽ đến nhà may để gặp nhà thiết kế và trình bày những mong muốn, ý tưởng của mình rồi lấy số đo. Sau khi hoàn thiện bộ trang phục, bạn có thể đến thử và sửa khoảng vài lần nữa.
Ngỡ như đây chỉ là phương thức sản xuất của Haute couture trong những năm mới ra đời, tuy nhiên điều này đã được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là hàng năm, Nghiệp đoàn may đo cao cấp sẽ dựa trên một số yếu tố nhất định để lựa chọn ra những cái tên tham gia vào cộng đồng Haute couture.
Ready to wear
Rời xa khỏi những quy định khắt khe của giới thượng lưu, cao cấp, Ready to wear ra đời và phù hợp với phần lớn người dân. Điều này xuất phát từ phương thức sản xuất vô cùng cạnh tranh. Thay vì bỏ ra một số tiền lớn mới có thể mang trên mình quần áo thì Ready to wear bằng chuỗi dây chuyền nhiều người đã tạo nên hàng hóa quần áo với số lượng lớn.
Thoải mái ngắm nhìn và lựa chọn những bộ trang phục Ready to wear là điều ai cũng có thể làm được bởi giá thành hợp lý của chúng
Mặc dù vậy, chất lượng của các sản phẩm này cũng sẽ được chia ra nhiều phân khúc, kể cả những hàng có chất lượng cao. Để có được sự gần gũi với người dân thì quần áo Ready to wear được bày bán khắp mọi nơi, từ trên hè phố, các nhà bán lẻ đến những kệ hàng trong siêu thị, trung tâm thương mại.
Khách hàng
Haute Couture
Giống như bất kỳ ngành nghề kinh doanh nào khác, Haute couture cũng có chân dung khách hàng riêng nhưng không dễ để biết được họ là ai. Giới thượng lưu, siêu giàu mới có đủ ngân sách để chi mạnh tay cho những bộ trang phục xa xỉ này.
Những bộ trang phục cho thấy gu riêng của từng người trong giới thượng lưu
Bên cạnh đó, Haute couture còn mang đậm những dấu ấn cá nhân của nhà thiết kế, đây là đại diện cho tinh thần của mỗi nhà mốt nên từ chất lượng, ý tưởng đều ở mức hoàn hảo. Đây cũng là lý do vì sao những bộ trang phục này khá khó ứng dụng trong thời trang hàng ngày, thường phù hợp với các buổi tiệc, dịp lễ của giới siêu giàu.
Ready to wear
Trái ngược hoàn toàn với Haute couture, liệu bạn có đoán được chân dung khách hàng của Ready to wear là gì không? Là một ngành hàng cho phép nhiều sản phẩm cùng kích thước, cùng kiểu dáng ra đời với số lượng lớn, hơn nữa còn liên tục thay đổi mẫu mã nên sẽ phù hợp với thời trang đại chúng.
Những bộ trang phục có tính ứng dụng cao trong đời sống hằng ngày gọi tên Ready to wear
Mỗi bộ trang phục ready to wear đều dễ dàng đem lại sự tự tin cho khách hàng khi xuống phố bởi những món đồ này có tính ứng dụng rất cao. Khách hàng của Ready to wear sẽ đa dạng hơn so với Haute couture.
Trên các sàn diễn thời trang
Haute couture
Để có được vị trí vững chắc trong làng mốt, những nhà thiết kế Haute couture cho biết, mỗi năm họ phải duy trì được việc cho ra đời đến 2 bộ sưu tập, mỗi bộ sẽ có 35 thiết kế. các sàn diễn thời trang may đo cao cấp được tổ chức với quy mô cực kỳ hoành tráng với vô số khách mời đặc biệt.
Các sàn diễn thời trang may đo cao cấp có quy mô cực khủng
Từ cách bố trí sân khấu, ý tưởng đêm diễn đến các người mẫu được lựa chọn để khoác lên mình những bộ cánh đều rất chuyên nghiệp. Có thể thấy rõ hai từ sang trọng, đẳng cấp của những sàn diễn thời trang này.
Ready to wear
Mỗi năm, trang phục may sẵn sẽ được trình diễn trên các sàn diễn thời trang, các tuần lễ chỉ một lần trong năm. Mặc dù vậy, những bộ sưu tập này lại thu hút đông đảo sự quan tâm của báo giới và khách hàng bởi chúng sẽ quyết định đến xu hướng chung của thời trang trong năm.
Mặc dù chỉ diễn ra một năm một lần với những trang phục có phần “đơn giản” hơn những Ready to wear vẫn luôn cho thấy vị trí vững chắc của mình trong lòng khách hàng
Có thể thấy, mỗi ngành hàng may mặc đều có những điểm thu hút riêng dù cho đó là mặt hàng xa xỉ hay bình dân. Thời trang luôn là một phần quan trọng trong cuộc sống con người.
Lời kết
Những chia sẻ từ Coolmate đã giúp bạn hiểu phần nào Ready to wear là gì và những đặc điểm thú vị liên quan đến khái niệm này trong ngành thời trang. Mỗi bộ trang phục chúng ta khoác lên đều sẽ câu chuyện riêng đằng sau. Theo dõi các bài viết sắp tới từ chúng tôi để cập nhật những thông tin thú vị đó một cách nhanh nhất.