Restorative Yoga là gì? 5 động tác Restorative Yoga cơ bản cho người mới

Yoga là một trong những xu hướng vận động được yêu thích nhất hiện nay. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu về restorative yoga - loại hình “tái sinh" tâm hồn qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày đăng: 28.10.2024, lúc 03:25 100 lượt xem

Nhắc đến yoga, người ta thường nghĩ đến sự thư thái trong tâm hồn. Ý nghĩa này cũng có thể được sử dụng để định nghĩa về loại hình restorative yoga. Đây còn được biết đến với tên gọi yoga phục hồi.

Restorative yoga là một loại hình yoga đặc biệt khi được phát triển trên nền tảng của Hatha Yoga nhưng có sự kết hợp giữa các loại tư thế Asana, hơi thở, tụng kinh, thiền định, triết học… Nếu các bạn hứng thú về loại hình “gội rửa” tâm hồn này, hãy cùng Coolmate khám phá restorative yoga là gì qua bài viết dưới đây nhé!

Lịch sử của restorative yoga

Restorative yoga trở thành loại hình yoga nổi đình nổi đám tại Hoa Kỳ vào những năm 1970. Người tiên phong phát triển bộ môn này chính là Judith Lasater - một trong những học trò đầu tiên của B. K. S. Iyengar (Người sáng lập Iyengar Yoga). 

lịch sử restorative yoga

Trong quá khứ, restorative là một trong những loại hình yoga nổi tiếng tại Mỹ

Nhắc đến những bài tập thể dục thể thao có hiệu quả tốt nhất trong việc thư giãn và hồi phục thì chắc chắn là restorative yoga. Bởi bộ môn này được tạo nên từ đệ tử của người sáng lập Iyengar Yoga nên trong các động tác restorative yoga, các bạn đều sẽ bắt gặp hình bóng của hình thức yoga này. 

Tuy nhiên, dường như mọi sự đau đớn, căng thẳng như Iyengar Yoga đã hoàn toàn biến mất khi các bạn tập luyện restorative yoga. Chính vì vậy, bài tập này được coi là phương pháp hoàn hảo với những người bị chấn thương, bệnh tật. Thậm chí với những ai có mong muốn tìm kiếm một lối sống thư giãn, giảm thiểu mệt mỏi thì cũng có thể tìm đến với restorative yoga.

Cách thức vận động của restorative yoga

Các tư thế của restorative yoga tập trung vào sự thư giãn tuyệt đối thông qua việc điều hòa hơi thở, tâm trí và chánh niệm. Đồng thời hạn chế tối đa sử dụng sức lực. Các lớp học restorative yoga thường diễn ra rất chậm với nhịp độ nhẹ nhàng. Một chuỗi từ 5 - 6 tư thế sẽ được luyện tập trong thời gian dài. Thậm chí 10 tư thế có thể kéo dài đến 90 phút. 

Bên cạnh đó, dụng cụ hỗ trợ cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp hiệu quả luyện tập restorative yoga được tốt nhất. Với một số lớp học yoga phục hồi, âm nhạc sẽ được chọn lọc nhịp nhàng nhằm mang đến cảm hứng thư giãn cho người tập.

Lợi ích của restorative yoga

Như đã đề cập về restorative yoga là gì, loại hình yoga này sinh ra nhằm mục đích “hồi sinh" cơ thể và tâm hồn con người thông qua việc thư giãn. Chính vì vậy, với những ai đang theo đuổi các loại hình yoga tiết tấu nhanh như hot yoga, bikram yoga thì restorative yoga được coi là giải pháp cân bằng hiệu quả. Đây cũng là loại hình luyện tập kết hợp thư giãn được khuyến cáo với người cao tuổi. Một số lợi ích của restorative yoga phải kể đến như: 

Cải thiện giấc ngủ

Tập trung vào yếu tố thư giãn, các bài tập restorative yoga giúp thư giãn cơ thể và làm dịu tâm trí. Từ đó hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ thông qua biệc giảm lo âu và căng thẳng. Các tư thế giữ lâu trong trạng thái nghỉ ngơi sâu giúp hệ thần kinh trở nên ổn định, từ đó dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

restorative yoga giúp cải thiện giấc ngủ

Lợi ích hàng đầu của restorative là cải thiện giấc ngủ

Tăng cường sự linh hoạt

Tuy trái ngược hoàn toàn về nhịp độ so với những bài tập yoga tiết tấu nhanh nhưng restorative yoga vẫn giúp tăng cường sự linh hoạt cho cơ thể. Tác dụng tuyệt vời của các động tác yoga phục hồi chính là hỗ trợ quá trình giải phóng các cơ căng cứng và mở rộng nhẹ nhàng các nhóm cơ của cơ thể. 

Tái tạo cơ thể sau chấn thương

Restorative yoga là phương pháp trị liệu sau chấn thương được nhiều người sử dụng. Những tư thế thư giãn nhẹ nhàng kết hợp cùng việc điều chỉnh hơi thở sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các mô cơ và xương được tái tạo. Đồng thời giúp giảm thiểu căng thẳng trong quá trình phục hồi sau chấn thương. 

restorative yoga giúp tái tạo cơ thể sau chấn thương

Yoga phục hồi giúp tái tạo cơ thể sau chấn thương một cách hiệu quả

Tăng cường sự tập trung

Khi luyện tập các động tác restorative, yêu cầu đối với người tập đó chính là tập trung hoàn toàn vào hơi thở cũng như những cảm nhận chân thực nhất của cơ thể. Điều này vô tình sẽ tạo được khả năng tập trung, loại bỏ những suy nghĩ phức tạp và hướng đến sự tĩnh tâm. 

Các động tác restorative yoga cơ bản nhất

Một số động tác restorative dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu thêm về loại hình yoga phục hồi này, đồng thời mang đến trải nghiệm luyện tập trọn vẹn nhất cho người tập:

Legs Up the Wall Pose - Tư thế duỗi chân lên tường

Chỉ cần nghe tên thôi có lẽ các bạn cũng hình dung được về cách thức luyện tập của động tác này. Người tập chỉ cần nằm ngửa trên sàn và duỗi thẳng hai chân lên tựa vào tường. Tuy đơn giản nhưng động tác này lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người tập như: 

  • Giảm thiểu các vấn đề về tê mỏi chân tay. 
  • Cải thiện tình trạng đau lưng. 
  • Phần phía chân sau và sau cổ được massage nhẹ nhàng. 
  • Điều hòa tâm hồn.

Lưu ý quan trọng khi bạn thực hiện động tác này chính là sử dụng thảm tập yoga nhằm hạn chế tối đa việc ảnh hưởng đến vùng xương sống hay vùng hông. Bên cạnh đó, một số đối tượng cũng được khuyến cáo không nên luyện tập động tác này như: phụ nữ trong giai đoạn kinh nguyệt, người gặp vấn đề về xương sống và cổ, bệnh nhân tăng nhãn áp…

tư thế duỗi chân lên tường

Legs Up the Wall Pose giúp cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả

Supported Bridge Pose - Tư thế cây cầu

Dụng cụ cần thiết cho bài tập này chính là một tấm thảm cùng gạch tập yoga. Bài tập bắt đầu bằng cách gập đầu gối và đặt viên gạch dưới hông. Lưu ý các bạn cần giữ vai và bàn chân áp sát trên thảm, đồng thời giữ đầu gối và cẳng chân tạo thành góc 90 độ.

Tương tự như những bài tập restorative yoga khác, gạch yoga khi thực hiện Supported Bridge Pose sẽ giúp quá trình luyện tập trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời, các triệu chứng khó chịu ở phần hông, mông và cơ bắp chân cũng sẽ tan biến. 

Một số tác dụng tuyệt vời của Supported Bridge Pose:

  • Giảm thiểu căng thẳng và trầm cảm mức độ nhẹ
  • Cơ thể được thư giãn.
  • Các triệu chứng mệt mỏi, đau đầu và mất ngủ được hạn chế. 
  • Cải thiện hệ tiêu hóa. 

Các đối tượng không nên luyện tập Supported Bridge Pose phải kể đến như: phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, người mắc các vấn đề về khớp cổ, lưng và gối, người có vấn đề về huyết áp và tăng nhãn áp. 

tư thế cây cầu

Những người gặp vấn đề về khớp cổ nên cân nhắc bài tập Supported Bridge Pose

Supported Child's Pose - Tư thế đứa trẻ

Tuy tên gọi là “tư thế đứa trẻ” nhưng Supported Child's Pose lại đòi hỏi người tập phải có kinh nghiệm về yoga hoặc có sự hướng dẫn của huấn luyện viên mới có thể thực hiện. Supported Child's Pose giúp người tập có thể giúp cơ thể cải thiện sự linh hoạt. Phần ngực, bụng, mắt cá chân, đùi và háng sẽ được giải phóng căng thẳng. Bên cạnh đó, động tác yoga phục hồi này còn có tác dụng làm săn chắc cơ thể và cải thiện tư thế. 

Các đối tượng không nên thực hiện động tác này gồm bệnh nhân huyết áp cao/thấp, người mắc chứng mất ngủ, đau nửa đầu, bệnh nhân có chấn thương cổ/lưng…

tư thế đứa trẻ

Supported Child's Pose tưởng chừng như đơn giản nhưng lại cần có sự hướng dẫn của huấn luyện viên

Lotus Pose - Tư thế hoa sen

Tư thế hoa sen là một trong những động tác kinh điển nhất trong các loại hình yoga tịnh tâm như Iyengar Yoga, Hatha Yoga hay Kundalini. Đây là bài tập đơn giản và hiệu quả nhất trong việc giảm thiểu căng thẳng, mang đến sự thư giãn tuyệt đối cho cơ thể. 

Cách thức thực hiện động tác Lotus Pose vô cùng đơn giản. Đầu tiên, các bạn cần ngồi chéo chân, hướng lòng bàn chân lên trần nhà. Hãy đảm bảo rằng bàn chân của bạn được thoải mái bởi nếu sai kỹ thuật thì động tác này sẽ rất dễ dẫn đến chấn thương mắt cá chân. Lưng giữ thẳng và điều chỉnh hơi thở nhịp nhàng. 

Những lợi ích tuyệt vời khi luyện tập Lotus Pose như: 

  • Hệ tiêu hóa được cải thiện. 
  • Giảm thiểu triệu chứng căng cơ. 
  • Huyết áp ổn định. 
  • Tâm trí được điều hòa. 
  • Đánh bay những cơn khó chịu trong quá trình kinh nguyệt. 
  • Có ích với phụ nữ mang thai. 

Những đối tượng không nên thực hiện động tác Lotus Pose như: người mắc chấn thương đầu gối/mắt cá chân, người mới bắt đầu không có huấn luyện viên. 

tư thế hoa sen

Lotus Pose - Động tác kinh điển trong loại hình yoga thiền định

Những câu hỏi thường gặp về restorative yoga

Ai phù hợp tập restorative yoga?

Do động tác đơn giản cùng nhịp độ nhẹ nhàng, không cần sử dụng quá nhiều lực trong quá trình luyện tập nên restorative được khuyến khích với mọi đối tượng. Dù bạn thuộc giới tính nào, độ tuổi nào, mới bắt đầu con đường chinh phục bộ môn yoga hay người có kinh nghiệm đều có thể tập được. 

Restorative yoga và Yin yoga khác nhau như thế nào?

Tuy cả hai loại hình đều được hiểu là yoga phục hồi nhưng restorative và yin mang những đặc điểm vô cùng khác biệt. Nếu như việc phục hồi cơ thể sau khi mắc phải những căn bệnh đặc biệt là mục đích của restorative thì yin yoga chú trọng vào việc tác động vào các mô liên kết một cách sâu nhất nhằm mục đích mang đến sự thay đổi của các mô này. 

Bên cạnh đó, quá trình luyện tập restorative yoga thường diễn ra vô cùng thoải mái, nhẹ nhàng. Trong khi đó,  yin yoga có thể khiến người tập cảm thấy không được thoải mái là vô cùng bình thường. 

Ngoài ra, các dụng cụ hỗ trợ như thảm, gối ôm, chăn mỏng, dây, gạch yoga là những vật dụng “mềm mại” không thể thiếu. Còn yin yoga thì không chú trọng đến vấn đề này, tần suất sử dụng cụng ít hơn rất nhiều. 

Lời kết

Bài viết trên đã giúp các bạn tìm hiểu về restorative yoga là gì? Hy vọng những thông tin của chúng tôi sẽ giúp ích phần nào đó dành cho bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo tại CoolBlog để có thêm nhiều thông tin được cập nhật mới nhất nhé!

  •  

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn