Với người chạy bộ, đôi giày không chỉ là phụ kiện, mà còn là "trợ thủ" rất quan trọng góp phần tạo nên trải nghiệm chạy hiệu quả và an toàn. Tuy vậy, không ít người, đặc biệt là những “tân binh” vẫn mắc phải những sai lầm tưởng chừng nhỏ nhặt khi chọn giày. Việc chọn sai giày có thể dẫn đến các rủi ro như: đau chân, phồng rộp hay thâm chí là có những chấn thương nguy hiểm khác.
Trong bài viết này, hãy cùng Coolmate điểm qua 7 sai lầm khi mua giày chạy bộ, từ đó giúp bạn chọn đôi giày phù hợp, đồng hành trên đam mê chạy bộ mình.
Vì sao việc chọn đúng giày chạy bộ lại rất quan trọng với Runner?
Chọn giày chạy bộ không đơn thuần là chuyện đi cho êm
Một đôi giày không phù hợp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tập luyện, trải nghiệm chạy bộ và cả sức khỏe lâu dài của bạn:
- Hiệu suất suy giảm: Giày không tương thích với dáng chạy hoặc địa hình dễ khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, làm giảm tốc độ, tăng cảm giác mệt mỏi và giảm hiệu quả luyện tập.
- Cảm giác khó chịu khi chạy: Các tình trạng như phồng rộp, đau bàn chân, cấn mũi giày hoặc cảm giác lỏng lẻo đều bắt nguồn từ việc chọn sai size hoặc sai loại giày.
- Tăng nguy cơ chấn thương: Việc sử dụng giày không đúng chức năng có thể dẫn đến các chấn thương phổ biến như viêm cân gan chân (plantar fasciitis), đau gối, đau cổ chân, đau ống đồng (shin splints), và nhiều vấn đề cơ – xương – khớp khác.
- Lãng phí tài chính: Một đôi giày đắt tiền chưa chắc đã phù hợp với bạn. Nếu không phù hợp với cấu trúc bàn chân và mục tiêu luyện tập của bạn, chúng sẽ gây lãng phí không cần thiết.
Chính vì vậy, việc lựa chọn một đôi giày chạy bộ phù hợp với hình dáng bàn chân, kỹ thuật chạy và mục tiêu luyện tập không chỉ giúp bạn chạy thoải mái hơn mà còn là yếu tố then chốt để duy trì phong độ ổn định và hạn chế rủi ro chấn thương.
Set Đồ Chạy Bộ Graphic Special 3in1
417.000đ
209.000đ
Tổng hợp 7 sai lầm phổ biến khi chọn giày chạy bộ mà Runner cần tránh
Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà không ít người, kể cả runner lâu năm, vẫn thường gặp phải khi lựa chọn giày chạy bộ.
Sai lầm 1: Chọn sai kích thước giày
Nhiều người mặc định rằng size giày thể thao nên giống với giày thường ngày. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra cảm giác bí bách, phồng rộp, thậm chí dẫn đến chấn thương. Khi vận động, bàn chân có xu hướng mở rộng – vì vậy, một đôi giày chạy cần dư khoảng 1–1.5cm ở mũi giày để đảm bảo độ linh hoạt và thoải mái.
Đo cả chiều rộng bàn chân và xác định hình dáng vòm chân arch type để đảm bảo độ fit chuẩn xác
Giày quá chật gây áp lực lên móng, dễ dẫn đến móng chân thâm đen; trong khi giày quá rộng khiến gót chân trượt, làm tăng ma sát và dễ phồng rộp.
Giải pháp: Đo lại chân định kỳ (đặc biệt vào cuối ngày), chọn giày chạy lớn hơn 0.5–1 size so với giày casual, đảm bảo độ vừa vặn tối ưu.
Sai lầm 2: Ưu tiên độ êm thay vì độ ổn định của giày
Giày siêu mềm, siêu nhẹ có thể mang lại cảm giác êm ái ban đầu, nhưng không đồng nghĩa với hiệu quả và an toàn dài hạn
Nếu thiếu cấu trúc ổn định và hỗ trợ, bạn dễ gặp các vấn đề như lật cổ chân, tăng áp lực lên gối và hông, đặc biệt với người có bàn chân bẹt, trọng lượng cơ thể cao hoặc mới bắt đầu chạy.
Giải pháp: Lựa chọn giày có sự cân bằng giữa độ êm và độ ổn định, ưu tiên những mẫu có thiết kế hỗ trợ phần má trong hoặc cấu trúc đế chắc chắn nếu bạn thuộc nhóm có nguy cơ cao.
Sai lầm 3: Chọn giày theo ngoại hình, bỏ qua tính năng
Một đôi giày đẹp về thẩm mỹ chưa chắc đã phù hợp để chạy bộ
Nhiều mẫu giày thời trang (lifestyle) không được thiết kế với tiêu chí hiệu năng, độ bền và hỗ trợ khi vận động cường độ cao.
Giải pháp: Luôn ưu tiên bộ ba tiêu chí Fit – Feel – Function. Một đôi giày cần vừa vặn, thoải mái và có chức năng hỗ trợ phù hợp với địa hình cũng như cường độ luyện tập của bạn.
Sai lầm 4: Mua theo đánh giá, bạn bè hoặc hiệu ứng đám đông
Mỗi người có cấu trúc bàn chân, cách tiếp đất, trọng lượng cơ thể và mục tiêu chạy khác nhau. Vì vậy, việc chọn giày theo lời khuyên chung hoặc trào lưu có thể khiến bạn sở hữu một đôi giày không phù hợp, dẫn đến lãng phí hoặc thậm chí chấn thương.
Nên tìm hiểu kỹ thông tin trước khi mua giày
Giải pháp: Tìm hiểu kỹ thông tin, tham khảo tư vấn từ chuyên gia hoặc nhân viên cửa hàng chuyên dụng, nhưng hãy luôn lắng nghe cảm nhận của chính đôi chân mình khi thử giày.
Sai lầm 5: Đánh đồng giá tiền với chất lượng
Nhiều người vẫn giữ quan niệm rằng giá cao đồng nghĩa với chất lượng vượt trội, công nghệ đế giữa tiên tiến nhất và chắc chắn sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên, trong thế giới giày chạy bộ, điều này không phải lúc nào cũng đúng.
Giày đắt không đồng nghĩa với giày tốt nhất cho bạn
Nhiều đôi giày cao cấp tích hợp công nghệ chuyên sâu (như đế carbon) nhưng lại không phù hợp với người mới bắt đầu hoặc mục tiêu chạy ngắn, chạy nhẹ.
Giải pháp: Chọn giày theo nhu cầu thực tế (loại địa hình, quãng đường, tần suất chạy), đảm bảo sự phù hợp thay vì chỉ nhìn vào giá trị thương mại hay công nghệ tiên tiến.
Sai lầm 6: Dùng một đôi giày cho nhiều mục đích khác nhau
Việc sử dụng giày không đúng mục đích làm tăng nguy cơ chấn thương và làm hỏng giày nhanh chóng
Mỗi loại giày chạy bộ được thiết kế theo địa hình và mục đích sử dụng riêng biệt:
- Road shoes: Đế thường phẳng hơn, tập trung vào độ êm, nhẹ và độ thoáng khí khi chạy trên bề mặt cứng như đường nhựa, bê tông.
- Trail shoes: Đế có nhiều gai (lugs) sâu và hầm hố hơn để tăng độ bám trên địa hình gồ ghề, bùn đất; thân giày (upper) thường cứng cáp hơn để bảo vệ chân khỏi đá, rễ cây; đôi khi có khả năng chống thấm nước.
- Giày gym/training: Đế phẳng, rộng và ổn định hơn theo phương ngang, phù hợp cho các bài tập đứng tại chỗ, nâng tạ, bật nhảy.
Sai lầm 7: Không thay giày đúng thời điểm
Nhiều runner chỉ thay giày khi thấy hao mòn rõ rệt, trong khi phần đế giữa (midsole) – yếu tố then chốt trong hấp thụ lực – đã có thể mất khả năng đàn hồi sau 500–800km sử dụng. Điều này khiến giày mất khả năng bảo vệ, tăng nguy cơ gặp chấn thương do quá tải.
Chạy bộ với một đôi giày đã hết hạn sử dụng làm tăng đột ngột nguy cơ chấn thương do quá tải
Giải pháp: Theo dõi tổng quãng đường sử dụng qua các ứng dụng chạy bộ, chú ý các dấu hiệu như đế bị “chai”, cảm giác chạy không còn êm như trước hoặc đau nhức bất thường sau buổi chạy.
Bí quyết lựa chọn giày chạy bộ phù hợp
Để tránh những sai lầm phổ biến và lựa chọn được đôi giày chạy thực sự phù hợp, bạn có thể tham khảo quy trình lựa chọn giày chạy bộ chuẩn Coolmate cung cấp dưới đây:
1. Hiểu rõ đặc điểm bàn chân
Bắt đầu bằng việc xác định hình dạng vòm chân. Bạn có thể thực hiện “wet test” đơn giản bằng cách làm ướt lòng bàn chân và bước lên tờ giấy khô để quan sát dấu chân in lại.
Xác định vòm chân bằng cách thử wet test
2. Đo size giày chỉnh
Đo lại chiều dài và chiều rộng bàn chân vào cuối ngày vì đây là thời điểm chân dãn nở tối đa. Hãy chọn size giày chạy bộ lớn hơn giày thường từ 0.5 đến 1 size, để đảm bảo không gian cho ngón chân và tránh ma sát gây chấn thương.
Size giày chạy bộ
3. Ưu tiên bộ ba vàng (Fit – Feel – Function)
Một đôi giày chạy chuẩn không chỉ vừa vặn (Fit), mà còn mang lại cảm giác thoải mái ngay khi thử (Feel) và đáp ứng đúng mục đích sử dụng (Function), dù là chạy đường nhựa, chạy trail, chạy tempo hay phục vụ tập luyện hằng ngày.
4. Xác định rõ mục tiêu sử dụng
Hãy trả lời những câu hỏi cơ bản: bạn thường chạy ở đâu? khoảng cách bao nhiêu? tần suất như thế nào? Việc xác định rõ mục đích sẽ giúp bạn thu hẹp lựa chọn và chọn đúng dòng giày phù hợp với nhu cầu thực tế.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng để chọn giày phù hợp
5. Trải nghiệm và so sánh nhiều lựa chọn
Mỗi thương hiệu có form giày (last) và công nghệ khác nhau. Đừng ngại thử nhiều mẫu, nhiều hãng – và nếu có thể, hãy đi lại hoặc chạy thử vài bước để cảm nhận thực tế trước khi quyết định.
6. Thay giày đúng thời điểm
Đừng đợi đến khi giày hỏng hoàn toàn mới thay. Sau khoảng 500–800 km, phần đệm giữa bắt đầu mất khả năng đàn hồi – lúc này, việc tiếp tục sử dụng có thể ảnh hưởng xấu đến khớp và cơ bắp.
Hãy theo dõi tình trạng giày định kỳ để thay mới kịp thời
Khi nào nên thay giày chạy bộ?
Nếu bạn gặp phải các biểu hiện sau trong hoặc sau khi chạy, rất có thể bạn đã chọn sai giày hoặc đôi giày của bạn đã đến lúc cần được thay thế:
- Xuất hiện phồng rộp ở các vị trí bất thường như gót chân, mu bàn chân, các ngón chân.
- Móng chân thâm, đau hoặc bị tổn thương.
- Cảm giác đau nhức ở các vùng như vòm chân, gót chân (dấu hiệu viêm cân gan chân), ống đồng, đầu gối hoặc hông.
- Cảm giác tê, buốt, châm chích ở bàn chân khi chạy.
- Đế giày mòn không đều, mất cân bằng rõ rệt.
Khi thấy những dấu hiệu trên, hãy dừng sử dụng đôi giày hiện tại và cân nhắc kiểm tra hoặc thay mới để đảm bảo an toàn cho đôi chân và hiệu suất chạy
Các câu hỏi thường gặp
Nên mua giày chạy bộ rộng hơn giày thường bao nhiêu?
Thông thường, bạn nên chọn giày chạy lớn hơn giày đi hằng ngày từ 0.5 đến 1 size để tạo khoảng không cần thiết cho chân giãn nở trong lúc vận động và giảm nguy cơ va chạm ngón chân với mũi giày.
Giày chạy bộ đi được bao lâu thì nên thay?
Tuổi thọ giày chạy bộ trung bình rơi vào khoảng 500 - 800 km. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào trọng lượng người chạy, kiểu tiếp đất, địa hình và chất lượng giày.
Bạn nên thay giày mới khi cảm thấy đế giày mất độ đàn hồi, không còn êm ái hoặc bắt đầu gây đau nhức bất thường
Làm sao biết giày chạy bộ có hợp với mình không khi mua online?
Khi mua online, hãy đọc kỹ mô tả sản phẩm, thông số kỹ thuật, xem các bài đánh giá từ người dùng uy tín. Quan trọng nhất là đo chân thật cẩn thận theo hướng dẫn của hãng/shop và so sánh với bảng size. Đừng quên kiểm tra chính sách đổi trả linh hoạt của nơi bán để có thể đổi size/ mẫu nếu không vừa ý.
Người mới chạy bộ nên chọn giày như thế nào?
Người mới bắt đầu nên chọn các dòng daily trainer – giày có độ đệm vừa phải, êm ái, kết hợp với độ ổn định tốt. Không cần giày quá nhẹ hay đắt tiền, quan trọng nhất vẫn là cảm giác vừa vặn, thoải mái và hỗ trợ đúng cách.
Đầu tư thông minh vào đôi chân, tự tin bứt phá mọi đường chạy
Kết luận
Lựa chọn giày chạy bộ không đơn thuần là một quyết định mua sắm – mà là sự đầu tư cho sức khỏe, hiệu suất và trải nghiệm cá nhân trên mỗi bước chạy. Đừng quên kết hợp giày chạy đúng chuẩn với trang phục thể thao chuyên dụng – thoáng khí, co giãn tốt, thấm hút mồ hôi hiệu quả từ Coolmate bạn nhé.
Ghé thăm và theo dõi Coolblog để cập nhật thêm nhiều thông tin hay và bổ ích mỗi ngày bạn nhé!