double-day
00 : 00 : 00

Sashiko: Nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người Nhật

Sashiko - nghệ thuật thêu dệt truyền thống của Nhật Bản dần trở nên phổ biến và có “chỗ đứng” trong ngành thời trang cao cấp. Thế nhưng, bạn có biết rằng nguồn gốc của nó là từ những người dân lao động nghèo? Cùng Coolmate tìm hiểu nhé.

Ngày đăng: 23.08.2022, lúc 14:54 3.235 lượt xem

Sashiko - nghệ thuật thêu dệt truyền thống của Nhật Bản dần trở nên phổ biến và có “chỗ đứng” trong ngành thời trang cao cấp. Thế nhưng, bạn có biết rằng nguồn gốc của nó là từ những người dân lao động nghèo? Cùng Coolmate tìm hiểu nhé.

Sashiko - Nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người Nhật

Sashiko - Nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người Nhật

1. Sashiko là gì? Lịch sử Sashiko

Sashiko (刺し子): mũi đâm (tiếng Nhật)

Sashiko là một kiểu khâu vá truyền thống của Nhật Bản có từ thời Edo (1615-1868). Nó chủ yếu được sử dụng bởi những người dân lao động nghèo, không có đủ quần áo để mặc, phải truyền tay nhau qua nhiều thế hệ. 

Vào thời đó, vải vóc khá đắt đỏ, vải bông đặc biệt khan hiếm ở miền Bắc Nhật Bản. Vì thế mà khâu vá là một kỹ năng quan trọng giúp người dân sống sót qua mùa đông lạnh giá. 

Nguồn gốc của Sashiko

Nguồn gốc của Sashiko

Họ dùng Sashiko để gia cố hoặc sửa chữa những chiếc áo sờn cũ bằng nhiều miếng vá, làm cho chiếc áo trở nên bền chắc và dày hơn. Đường chỉ trắng trên nền vải màu chàm tượng trưng cho tuyết rơi trên mặt đất trong những tháng ngày đông lạnh giá. 

Chỉ trắng và vải màu chàm đặc trưng

Chỉ trắng và vải màu chàm đặc trưng

Sashiko đã phát triển trở thành một nghề thủ công có tiếng vào thời Minh Trị (1868–1912). Bằng chứng là quần áo của lính cứu hỏa (Hikeshibaten) của thời Edo và Minh Trị cũng được may bằng kỹ thuật này. 

Lính cứu hỏa của Edo

Lính cứu hỏa của Edo

Khi người Nhật bắt đầu mặc quần áo phương Tây, họ không thích và không muốn nhắc lại câu chuyện về Sashiko bởi nó khiến cho họ nhớ về hoàn cảnh nghèo khó ngày xưa.

Tuy nhiên, Sashiko đã dần phổ biến trở lại nhờ Internet. Người ta coi Sashiko như một môn thủ công độc đáo, người nước ngoài khi biết về Sashiko cũng cảm thấy rất thích thú. Ngày nay, tuy có nhiều lựa chọn về vải và màu sắc hơn nhưng chỉ trắng và vải màu chàm truyền thống vẫn được ưa thích hơn cả. 

Khâu Sashiko trên túi vải

Khâu Sashiko trên túi vải

Khâu Sashiko trên quần

Khâu Sashiko trên quần

Khâu Sashiko trên gối

Khâu Sashiko trên gối

2. Các họa tiết Sashiko

2.1. Hitomezashi (一目刺し)

Hitomezashi là một loại Sashiko được sử dụng chủ yếu ở tỉnh Yamagata. Họa tiết này là một loạt các đường ngang, dọc hoặc chéo, có thể chạm nhau hoặc không chạm nhau, tạo thành các hình có đường viền. Các sợi chỉ thường giao nhau và bắt chéo nhau như một phần của thiết kế. Hitomezashi thường được dùng để sửa trang phục.

Họa tiết Hitomezashi

Họa tiết Hitomezashi

2.2. Asanoha

Một trong những truyền thống Nhật Bản là trẻ sơ sinh được mặc vải quấn có họa tiết Asanoha (cây gai dầu), như một lời chúc để đứa trẻ có thể phát triển mạnh mẽ và khỏe mạnh.

Đây là một trong những mẫu họa tiết Sashiko nổi tiếng và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Họa tiết Asanoha

Họa tiết Asanoha

2.3. Nowaki Grasses 

Trong ngữ cảnh này, Nowaki đề cập đến "những ngọn cỏ bị gió thổi". Họa tiết sashiko này gợi liên tưởng đến những ngọn cỏ ở vùng ven biển, mạnh mẽ và vững chắc như bản lĩnh của con người.

Họa tiết Nowaki Grasses

Họa tiết Nowaki Grasses

2.4. Kakurezashi

Kakurezashi còn được gọi là họa tiết “sashiko ẩn”, khá tinh tế nhưng vẫn ấn tượng. Thay vì sử dụng chỉ khâu trắng, người ta sử dụng chỉ nhuộm chàm khiến các họa tiết trông sắc nét và bắt mắt hơn.

2.5. Moyozashi (模様刺し)

Moyozashi được tạo thành từ các đường thẳng, đường cong hay zigzag, có hình dạng lặp đi lặp lại, có khoảng cách giữa các mũi thêu. Nó thường bao gồm những họa tiết, hình ảnh mang ý nghĩa may mắn.

Họa tiết Moyozashi

Họa tiết Moyozashi

3. Sashiko và cuộc chiến chống lại thời trang nhanh

Ai cũng biết rằng, tác hại của thời trang nhanh đến môi trường, con người và Trái Đất là vô cùng lớn. Quan tâm đến các vấn đề môi trường, nhiều người dần chuyển sang xu hướng thời trang bền vững.

Kéo dài tuổi thọ của một món đồ là một trong số những biện pháp được thực hiện. Tuy nhiên, quần áo mặc lâu ngày không thể tránh khỏi hao mòn, rách hay hư hỏng. Vậy làm thế nào để tiếp tục mặc chúng mà không phải vứt đi?

Kéo dài tuổi thọ của quần jeans bằng cách khâu Sashiko

Kéo dài tuổi thọ của quần jeans bằng cách khâu Sashiko

Trở về 40 năm trước, người ta không biết nhiều về sự tồn tại của Sashiko. Cho đến khoảng 15 năm gần đây, do tư duy tiêu dùng hướng tới sự bền vững và xu hướng thời trang chậm như một phương tiện để chống lại thời trang nhanh, sashiko đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết.

Dù ban đầu nó được tạo ra để đáp ứng nhu cầu của người dân lao động nghèo, không phải để bảo vệ môi trường nhưng qua Sashiko, chúng ta thấy một biểu hiện của lối sống “xanh”.

Sashiko là biện pháp bảo vệ môi trường

Sashiko là biện pháp bảo vệ môi trường

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã có cái nhìn rõ hơn về Sashiko - nghệ thuật thêu dệt truyền thống của người Nhật. Xem thêm nhiều bài viết khác của Coolmate tại đây.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn