Slow fashion là gì? Bạn đã hiểu đúng về slow fashion (thời trang chậm) hay chưa? Cùng Coolmate tìm hiểu nhanh về thuật ngữ thời trang này nhé.
Thế giới thời trang có rất nhiều thuật ngữ khác nhau: thời trang bền vững, thời trang nhanh, thời trang chậm… Bạn có hiểu hết ý nghĩa của chúng không? Thời trang chậm (slow fashion) thường bị nhầm lẫn với thời trang bền vững. Coolmate sẽ giúp bạn khái quát nhanh về thuật ngữ này, giúp bạn hiểu hơn và đúng hơn về quy trình sản xuất của xu hướng thời trang này.
Slow fashion là gì? Hiểu đúng về mô hình sản xuất slow fashion
1. Tìm hiểu slow fashion là gì? Vì sao slow fashion ngày càng được ưa chuộng?
1.1. Slow fashion là gì?
Slow fashion là một xu hướng thời trang đối ngược với fast fashion (thời trang nhanh). Nó bao gồm nhận thức và phương pháp tiếp cận thời trang, từ quy trình đến nguồn nguyên liệu sản xuất quần áo. Xu hướng này ủng hộ việc mua sắm quần áo chất lượng tốt, sử dụng lâu bền, hướng đến giá trị có lợi cho con người, động vật và hành tinh.
Nói đơn giản, thời trang chậm hướng đến sản xuất và mua sắm các sản phẩm thời trang bền, có giá trị sử dụng lâu dài và thân thiện với môi trường.
Slow fashion là gì?
Thời trang chậm, thời trang bền vững và thời trang đạo đức có sự tương đồng. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính của slow fashion là việc cắt giảm tiêu thụ và sản xuất một cách cụ thể. Thời trang chậm bao gồm cả thời trang bền vững.
Thời trang chậm bao gồm thời trang bền vững và thời trang đạo đức
1.2. Nguồn gốc slow fashion
Khoảng một thập kỷ qua, ngành công nghiệp thời trang chứng kiến làn sóng thay đổi mạnh mẽ. Ngày càng nhiều thương hiệu từ chối nguyên tắc của thời trang nhanh và chọn cách tiếp cận bền vững hơn. Thuật ngữ “thời trang chậm” xuất hiện sau trào lưu “thức ăn chậm” trong ngành ẩm thực. Kate Fletcher của Trung tâm Thời trang Bền vững nhận thấy nhu cầu về tốc độ chậm hơn trong ngành thời trang.
Nguồn gốc và phong trào thời trang chậm trong xu hướng phát triển của thế giới
Thời trang chậm phản đối mô hình thời trang nhanh xuất hiện khoảng 20 năm trước, khi quần áo trở nên rẻ hơn và chu kỳ xu hướng tăng nhanh. Xu hướng slow fashion ra đời là một phần cần thiết của toàn bộ phong trào, phản đối việc các thương hiệu như H&M đốt hàng tấn quần áo không bán được mỗi năm.
Những khác nhau cơ bản giữa thời trang nhanh và thời trang chậm
Coolmate hợp tác với Vietmax cho ra mắt BST Clean VN nhằm tái sử dụng đồ nhựa góp phần vì một Việt Nam thật xanh. Cứ một chiếc áo ra đời là đã có 7 chiếc chai nhựa được tái chế.
1.3. Vì sao slow fashion ngày càng được ưa chuộng?
Thời trang chậm ngày càng được ủng hộ khi yêu cầu về tiêu chuẩn đạo đức và tính bền vững tăng. Nghiên cứu cho thấy 19% tìm kiếm hàng đầu về thời trang nhanh liên quan đến môi trường, đạo đức và tính bền vững. Vì Trái đất cần được bảo vệ, và nhận thức của giới trẻ về vấn đề này được củng cố nhiều hơn, nên những cách giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường như slow fashion ngày càng được ưa chuộng.
Slow fashion ngày càng được ưa chuộng nhờ nhận thức về vấn đề môi trường và thói quen thay đổi phong cách sống
2. Thời trang chậm có phải là thời trang bền vững không?
Thời trang chậm có phải là thời trang bền vững không? Sự khác biệt giữa sustainable fashion và slow fashion là gì?
Nếu sustainable fashion (thời trang bền vững) chú trọng vào chất liệu an toàn, có khả năng phân hủy hoặc tái sử dụng, quy trình sản xuất giảm chi phí và hạn chế xả thải, thì slow fashion có ý nghĩa hơn thế. Slow fashion đề cao chất liệu bền, sử dụng lâu dài và thân thiện với môi trường.
Thời trang chậm bao gồm cả xu hướng thời trang bền vững, không chỉ chú trọng nguyên liệu, quy trình sản xuất, mà cả chất lượng và độ bền sản phẩm.
Slow fashion bao gồm cả sustainable fashion
3. Những đặc điểm của một thương hiệu thời trang slow fashion
Dần trở thành xu hướng và được nhiều thương hiệu thời trang áp dụng, mô hình slow fashion có những đặc điểm nhận diện sau:
- Làm từ chất liệu có chất lượng cao và bền vững như linen
- Chất liệu bền bỉ với thời gian hơn là chạy theo xu hướng
- Các sản phẩm thường được bán ở những cửa hàng nhỏ, cửa hàng địa phương hơn là bày bán ở những chuỗi thương mại lớn
- Nguồn nguyên liệu, sản xuất và bán trong khu vực
- Ít mẫu trong từng bộ sưu tập, được ra mắt 2 hoặc tối đa là 3 lần trong năm hoặc các bộ sưu tập bất kể mùa, có thể sử dụng quanh năm
- Thường được sản xuất theo đơn đặt hàng để giảm chi phí sản xuất và hạn chế tạo ra sản phẩm thừa, không cần thiết
Những đặc điểm của một thương hiệu thời trang slow fashion
4. Từng bước xây dựng tủ đồ thời trang chậm cho bản thân
Thời trang chậm ra đời nhằm chống lại thời trang nhanh, gây lãng phí và tác động lớn đến môi trường. Là người trẻ có tinh thần đổi mới, bạn cần thay đổi thói quen ăn mặc để tiết kiệm chi phí và giảm thiểu nguy cơ gây hại cho môi trường.
Thay đổi thói quen mua sắm, thay đổi tư duy và học cách bảo quản quần áo tốt hơn.
Xây dựng tủ đồ thời trang chậm cho bản thân
4.1. Theo chủ nghĩa tối giản - minimalism
Thay vì mua sắm nhiều món đồ theo từng chức năng, bạn có thể tối giản tủ quần áo bằng những item phong cách basic, để có thể sử dụng vào bất kỳ dịp nào, có thể mặc quanh năm và phối với nhiều kiểu áo quần khác nhau.
Chủ nghĩa tối giản theo tiêu chí “less is more” - càng ít thì càng nhiều. Sắp xếp lại và phát huy tối đa mục đích sử dụng của món đồ. Sắp xếp gọn gàng tủ quần áo, không mua thêm những món đồ không cần thiết và nên loại bỏ, tái chế những món đồ ít dùng đến.
Theo chủ nghĩa tối giản, mua ít, chọn kỹ và mặc thật lâu
4.2. Tăng tuổi thọ cho tủ quần áo
Độ bền của quần áo là tiêu chí then chốt của slow fashion. Thay vì lựa chọn các sản phẩm thời trang nhanh có độ bền kém, chất lượng thấp, bạn cần mua sắm những loại chất liệu bền hơn, để có thể sử dụng lâu dài hơn.
Việc chăm sóc áo quần cũng ảnh hưởng đến thời gian sử dụng. Bạn cần quan tâm và tìm hiểu để bảo quản quần áo lâu cũ, quy trình giặt sấy hạn chế tình trạng nhăn nhúm… Đối với đồ mặc theo mùa, bạn có thể cất riêng theo từng ngăn tủ và lấy ra mặc vào thời điểm thích hợp.
Tăng tuổi thọ cho tủ quần áo để có thể sử dụng lâu hơn
4.3. Thay đổi thói quen mua sắm
Thay vì liên tục thay đổi những món đồ theo trend mới hay đổi đồ theo mùa, bạn có thể tận dụng những đồ đã có sẵn trong tủ quần áo của mình và phối mới theo nhiều style khác nhau. Cách này không chỉ giúp tiết kiệm ví tiền mà còn thích hợp theo xu hướng thời trang chậm này.
Thay đổi thói quen mua sắm với những món trang phục bền hơn và có thể mặc được quanh năm
Lời kết
Áp dụng và theo “phong trào” slow fashion là cách bảo vệ con người và thế giới của chúng ta. Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã hiểu được slow fashion là gì và có những thay đổi tích cực. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật nhiều thông tin hữu ích cùng những xu hướng thời trang mới nhất nhé.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới