Nhẹ, mềm, ít gây kích ứng da chính là những điểm nổi bật mà chất liệu vải Spandex mang đến cho người sử dụng. Hiện nay, tuy chất liệu sử dụng trong lĩnh vực thời trang ngày càng phong phú nhưng Spandex vẫn nhận được sự yêu thích của nhiều khách hàng. Vậy vải Spandex là gì? Và cách vải Spandex chiếm trọn trái tim người tiêu dùng như thế nào? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu ngay nhé!
Vải Spandex là gì?
Spandex hay Lycra, Elastance là một loại sợi nhân tạo. Sợi vải Spandex, còn được biết đến với tên gọi Elastane hay Lycra, là một loại sợi tổng hợp nhẹ được sản xuất từ dầu mỏ, than đá và các phụ gia khác. Loại vải này nổi bật với khả năng co giãn từ 5 đến 8 lần kích thước ban đầu, và được xem là chất liệu có độ đàn hồi tốt nhất trong ngành may mặc hiện nay.
Vải Spandex mang nhiều tính năng vượt trội
Nó được dùng để thay thế cao su bởi độ đàn hồi và co giãn cao. Thực tế chứng minh, sợi Spandex có thể kéo dài lên đến 500% so với chiều dài ban đầu. Nói cách khác, nó sở hữu những đặc tính vượt trội hơn hẳn cao su thông thường.
Nguồn gốc của vải Spandex
Ý tưởng về loại vải Spandex đã xuất hiện ngay từ thế chiến thứ II. Vì phục vụ sản xuất thiết bị chiến tranh, nhu cầu sử dụng cao su là rất lớn. Trong khi đó, sản lượng cao su ngày một giảm, kéo theo giá thành tăng cao.
Tiền đề cho sự ra đời của vải Spandex
Vào năm 1940, các nhà khoa học đã tạo ra một bước tiến lớn trong công nghệ chất liệu đàn hồi khi phát minh ra một loại vật liệu mới dựa trên cấu trúc của các chuỗi polyme tổng hợp. Gần như ngay sau đó, các nhà khoa học tại DuPont đã khám phá và sản xuất thành công polime nylon – loại vật liệu tổng hợp đầu tiên trên thế giới.
Sự ra đời của sợi vải Spandex là một quá trình nghiên cứu lâu dài
Sợi Spandex đầu tiên
Năm 1952, là năm mà sợi Spandex đầu tiên đã ra đời, nhà khoa học người Đức, Farben Fabriken Bayer, được biết đến như "cha đẻ" của spandex. Dựa trên những phát triển từ năm 1940, Bayer đã hoàn thiện quy trình sản xuất và nhận được bằng sáng chế cho phát minh này tại Đức.
Sợi vải Spandex rất mảnh sẽ được dệt thành vải
Vải Spandex được ứng dụng rộng rãi
Năm 1962, một thập kỷ sau, DuPont hợp tác với công ty Cao su Hoa Kỳ để bắt đầu sản xuất hàng loạt sợi spandex. Nhà khoa học tại DuPont đã đặt tên cho loại sợi này là Lycra, vừa là tên gọi thương hiệu, vừa là biểu tượng cho sự đổi mới trong công nghệ sản xuất chất liệu đàn hồi. Từ đó đến nay, Lycra vẫn giữ vị trí hàng đầu trong ngành công nghiệp sản xuất sợi Spandex, trở thành một yếu tố không thể thiếu trong quần áo thể thao, đồ lót, và các sản phẩm thời trang co giãn trên toàn thế giới.
Những sợi Spandex được ứng dụng rộng rãi đến ngày nay
Quy trình sản xuất vải Spandex
Để tạo ra chất liệu vải Spandex, cần thực hiện trong phòng thí nghiệm với quy trình hoàn toàn khép kín bao gồm nhiều giai đoạn phức tạp. Để vải Spandex hoàn chỉnh tới tay người tiêu dùng cần phải qua 6 bước chính như sau:
Bước 1: Tạo ra prepolymer
Bước đầu tiên trong quá trình tạo sợi Spandex được thực hiện bằng phương pháp kéo sợi khô, từ các sợi này có thể tạo ra khoảng 94,5% sợi vải Spandex thành phẩm. Glycon được trộn với Monomer disocyanate theo tỉ lệ 1:2 sẽ tạo thành Prepolymer đây là tiền chất cho sợi Spandex.
Prepolymer là chất quan trọng trong quá trình tạo sợi Spandex
Bước 2: Tạo dung dịch kéo sợi
Sau khi các sợi được prepolymer hình thành, chúng sẽ tiếp tục kết hợp với diamine theo tỷ lệ 1:1 để tạo ra phản ứng mở rộng chuỗi, sản sinh ra một loại dung dịch đặc biệt. Dung dịch này sẽ được pha với dung môi (thường là DMCs) để trở nên loãng hơn, dễ xử lý hơn và sau đó bơm vào hệ thống sản xuất sợi.
Những sợi Spandex khi chưa được quay vào ống
Bước 3: Phương pháp quay sợi
Dung dịch kéo sợi sẽ được đưa vào một máy quay hình trụ, tại đây dung dịch này trải qua gia nhiệt bằng khí nitơ và dung môi hóa học. Sau khi kết thúc, dung dịch Polymer lỏng sẽ trải qua phản ứng hóa học từ đó hình thành sợi Spandex ở thể rắn.
Quá trình làm ra vải Spandex trải qua nhiều công đoạn
Bước 4: Hình thành sợi spandex
Sau khi rời khỏi máy quay, các sợi spandex ở thể rắn sẽ tập hợp lại với nhau và được định hình với độ dày và độ dài khác nhau, trở thành sợi vải Spandex thành phẩm.
Những sợi Spandex được bảo quản cẩn thận
Bước 5: Xử lý sợi
Ở giai đoạn này, sợi spandex được bóc tách và xử lý với magnesi stearat hoặc các loại polyme khác để ngăn chặn hiện tượng bám dính giữa các sợi. Cuối cùng, sợi được chuyển qua các con lăn và cuộn lên ống chỉ để chuẩn bị cho quá trình dệt thành vải.
Những ống sợi Spandex xếp hàng đợi dệt thành vải
Bước 6: Kiểm tra chất lượng
Bước cuối cùng là kiểm tra chất lượng sợi Spandex sau khi đã cuộn vào ống chỉ. Các sợi sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng về độ co giãn, độ dài và kích thước tiêu chuẩn. Những sợi không đạt yêu cầu sẽ bị loại bỏ, chỉ giữ lại các sợi có chất lượng đồng đều, phù hợp để sử dụng trong sản xuất vải.
Những cuộn sợi vải Spandex được kiểm tra và phân loại
Ưu và nhược điểm của vải Spandex
Ưu điểm của vải Spandex
Khả năng đàn hồi vượt trội
Mục đích ban đầu khi vải Spandex ra đời là nhằm thay thế cao su trong ngành may mặc, với khả năng đàn hồi vượt xa bất kỳ chất liệu nào khác hiện có trên thị trường. Spandex có thể kéo dài từ 5-8 lần so với kích thước ban đầu mà vẫn duy trì tính năng và không bị biến dạng. Nhờ vào khả năng đàn hồi này, spandex được sử dụng rộng rãi trong các loại trang phục cần co giãn như quần áo thể thao, đồ bơi, và quần áo tập luyện.
Vải Spandex được nhiều người tin dùng nhờ tính co dãn cao
Không bị nhăn
Với thành phần chủ yếu từ sợi tổng hợp và nhân tạo, vải spandex có khả năng chống nhăn vượt trội so với các loại vải tự nhiên như lụa hay cotton. Ưu điểm này giúp cho quần áo làm từ spandex luôn giữ được vẻ ngoài thẩm mỹ không bị nhăn nhúm sau khi giặt hoặc gấp. Spandex khi pha trộn với các chất liệu như nylon hoặc polyester, tạo ra bề mặt vải mềm mại, không thô ráp và tăng tính linh hoạt, giúp vải co giãn theo từng cử động của người mặc.
Không bị nhăn khi giặt dễ dàng bảo quản
Độ bền cao
Quá trình sản xuất vải spandex sử dụng phương pháp định hình nhiệt, giúp chất liệu này trở nên mềm mịn cho da nhưng lại có độ bền vượt trội. Dù trải qua nhiều lần giặt, Spandex vẫn không bị xù lông, bai dão hay mất đi tính co giãn.
Quần áo làm từ vải Spandex có tuổi thọ khá cao
Khả năng chống nước
Một trong những điểm mạnh nổi bật của vải spandex là khả năng chống nước. Nhờ đặc tính này, spandex trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm đồ bơi. Chất liệu này giúp trang phục không bị bó sát và bám dính khó chịu khi tiếp xúc với nước, đồng thời khá nhanh khô, mang lại sự thoải mái cho người mặc.
Độ chống nước cao của vải Spandex ứng dụng cho nhiều mục đích
Không gây kích ứng
Vải spandex được làm từ sợi tổng hợp, mềm mịn không gây kích ứng da như các loại vải từ lông cừu hay lông thỏ. Nhờ vậy, trang phục làm từ spandex rất thân thiện với da, phù hợp cho cả những người có làn da nhạy cảm.
Thoải mái diện đồ bó sát mà không lo kích ứng
Chống tĩnh điện
Một ưu điểm khác của vải spandex là khả năng chống tĩnh điện. Giúp người mặc loại bỏ cảm giác khó chịu khi mặc quần áo trong thời tiết khô hoặc khi có ma sát.
Vải Spandex mang lại tính năng co giãn tối ưu
Nhược điểm của vải Spandex
Khả năng thấm hút kém
Ưu điểm chống nước của vải Spandex cũng chính là nhược điểm của loại vải này. Vì khó thấm hút, vải spandex cần được ngâm trong một khoảng thời gian để nước có thể thấm sâu vào từng sợi vải. Bên cạnh đó trong một số trường hợp vải Spandex sẽ khó thấm hút mồ hôi, gây bí bách khó chịu.
Độ thấm hút của vải kém dễ gây bức bối khi sử dụng
Bị hao mòn khi tiếp xúc với chất tẩy
Sợi vải này lại rất nhạy cảm với các chất tẩy rửa, đặc biệt là các loại tẩy có tính kiềm và pH cao. Khi tiếp xúc với các hóa chất này, cấu trúc của sợi spandex có thể bị phá vỡ, dẫn đến tình trạng vải bị bai dão, mất đi tính đàn hồi và nhanh chóng hư hỏng. Vì vậy, khi giặt đồ làm từ spandex, cần chú ý sử dụng các loại chất giặt nhẹ nhàng để bảo vệ vải.
Tiếp xúc chất tẩy mạnh sẽ làm vải bị biến chất
3 loại vải Spandex phổ biến nhất hiện nay
Tuy nổi tiếng nhờ độ co giãn vượt trội tuy nhiên vải Spandex vẫn còn một số hạn chế đi kèm như khả năng thấm hút kém, để cải thiện vấn đề đó vải Spandex sẽ được pha trộn với các loại sợi vải khác. Một số loại vải Spandex bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên thị trường như:
Vải spandex pha cotton
Cotton là một trong những loại sợi phổ biến nhất có thể kết hợp với spandex để tạo ra chất liệu vải nhung thun. Khi kết hợp với sợi cotton, vải spandex cải thiện được khả năng thấm hút mồ hôi, giúp khắc phục cảm giác bí bách mà Spandex thường gây ra cho người mặc. Vải cotton spandex rất được ưa chuộng trong việc sản xuất các loại trang phục cần độ thoải mái và co giãn cao, đặc biệt là đồ thể thao như trang phục tập gym, yoga hay đồ chạy bộ.
Vải Spandex pha cotton vừa thấm hút tốt vừa thoải mái khi mặc
Áo in Cotton Compact CARE SHARE In Lụa VỤN ART III - [Chung tay xây nhà mới]
Áo thun Cotton Care & Share in Fire Signs
199.000đ
149.000đ
Vải spandex pha polyester
Điều chỉnh tỷ lệ spandex trong vải là yếu tố quan trọng để đạt được độ co giãn mong muốn cho từng mục đích sử dụng. Nếu tỷ lệ spandex dưới 20%, vải chỉ cung cấp độ co giãn vừa phải. Ngược lại, khi tỷ lệ spandex vượt quá 20%, khả năng co giãn tăng lên rõ rệt, nhưng có thể gây cảm giác bí bách cho người mặc, đặc biệt trong thời tiết nóng.
Khi kết hợp với polyester sẽ giúp cải thiện khả năng thoáng khí và độ bền của vải, độ thấm hút của vải trở nên tốt hơn. Polyester cũng giúp quần áo nhanh khô, vải spandex polyester trở thành lựa chọn hoàn hảo cho đồ bơi hoặc trang phục ngoài trời.
Sợi vải Spandex pha Polyester thấm hút tốt hơn
Vải spandex pha len
Đối với các khu vực có khí hậu lạnh như miền Bắc Việt Nam, vài Spandex sẽ không đủ để giữ ấm cho cơ thể, do đó sợi len đã được kết hợi với sợi Spandex tìm ra giải pháp tối ưu cho việc giữ ấm
Sự kết hợp của hai sợi vải này giúp tăng cường khả năng giữ nhiệt, đồng thời vẫn giữ được độ co giãn cần thiết. Ngoài ra, len còn giúp tăng độ bền, khả năng chống rách và chống mài mòn, làm cho sản phẩm có thể chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt trong thời gian dài mà không hư hỏng.
Tăng độ giữ ấm khi pha sợi len cùng sợi Spandex
Tính ứng dụng của vải Spandex trong đời sống
Nhờ tính năng vượt trội mà Spandex mang lại, loại vải này hiện được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết lĩnh vực từ thể thao đến may mặc.
Trang phục hoạt động thể thao, ngoài trời
Vải spandex thường được sử dụng để sản xuất quần áo thể thao, đồ bơi, đồ lót, đồ tắm, quần trượt tuyết, và đặc biệt là skinny jeans. Những trang phục này đòi hỏi tính co giãn và thoải mái cao, giúp người mặc dễ dàng vận động mà vẫn đảm bảo độ bền.
Dùng trang phục thể thao vải Spandex thoải mái năng động
Trang phục chuyên dụng cho vận động viên
Với tính đàn hồi vượt trội, spandex là lựa chọn lý tưởng để làm các loại quần bó sát, trang phục cho vận động viên đạp xe, chèo thuyền, và các môn thể thao yêu cầu cử động linh hoạt và thoải mái trong suốt quá trình vận động.
Trang phục của vận động viên chuyên nghiệp thường sử dụng vải Spandex pha
Set Thể Thao Active Premium 3in1
586.000đ
449.000đ
Sản phẩm hỗ trợ sức khỏe và thời trang đặc biệt
Sợi Spandex còn được dùng để sản xuất các sản phẩm chỉnh hình như niềng răng, găng tay y tế, gối vi sinh. Ngoài ra, chất liệu này còn xuất hiện trong các sản phẩm thời trang đặc biệt như thắt lưng khiêu vũ cho nam vũ công, dây đai áo ngực, vỏ bọc ghế, và các bộ chăn ga gối. Các sản phẩm này tận dụng tính năng co giãn, đàn hồi và độ bền cao của vải Spandex, giúp sản phẩm giữ được hình dáng và đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vải Spandex được ứng dụng trong nhiều sản phẩm, lĩnh vực
Cách vệ sinh, bảo quản đồ bằng vải Spandex
Để các tính năng nổi bật của trang phục làm từ vải Spandex luôn được hoạt động tốt bạn cần có cách vệ sinh, bảo quản đúng cách.
Giặt bằng tay
Để hạn chế tác động mạnh lên sợi vải, bạn nên giặt đồ spandex bằng tay với nước ấm, sử dụng các loại bột giặt hoặc nước giặt nhẹ nhàng, tính tẩy và độ pH thấp. Tránh đổ trực tiếp chất tẩy rửa lên bề mặt vải để không làm hỏng cấu trúc sợi.
Vải Spandex dễ dàng tẩy sạch khi giặt tay
Không vắt mạnh
Khi giặt, không nên vắt quá mạnh vì điều này có thể làm mất đi độ co giãn tự nhiên của vải và làm biến dạng sản phẩm. Bạn chỉ cần nhẹ nhàng bóp nước ra khỏi quần áo sau khi giặt.
Vắt mạnh khi giặt sẽ làm biến chất vải Spandex
Không sử dụng máy sấy
Máy sấy ở nhiệt độ cao có thể gây co rút và làm mất tính đàn hồi của spandex. Thay vào đó, hãy phơi đồ ở nơi thoáng mát, tránh phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời để ngăn chặn sợi vải bị bạc màu và mất đi độ bền.
Quần áo vải Spandex dễ biến dạng khi sấy ở nhiệt độ cao
Hạn chế là ủi
Spandex không chịu được nhiệt độ cao, vì vậy bạn nên hạn chế là ủi. Nếu cần thiết, hãy là nhanh với nhiệt độ thấp và tốt nhất là là ở mặt trái của vải để tránh làm hỏng bề mặt vải.
Ủi ở nhiệt độ quá cao sẽ làm hỏng quần áo từ vải Spandex
Đối với đồ bơi
Khi vệ sinh đồ bơi làm từ spandex, bạn nên giặt bằng nước lạnh và ngâm trước khoảng 30 phút để làm sạch hóa chất như clo hoặc muối biển.
Spandex là loại vải được ưa chuộng khi sản xuất đồ bơi
Lưu ý khi mua quần áo bằng vải Spandex
Quần áo làm từ vải Spandex sẽ giúp cho người mặt cảm giác thoải mái khi hoạt động. Tuy nhiên không phải trang phục nào làm từ vải Spandex cũng phù hợp với bạn, hãy để Coolmate giúp bạn một vài lưu ý khi lựa chọn quần áo làm từ loại vải này nhé.
Phù hợp cho trang phục thể thao, hoạt động ngoài trời
Từ các trang phục bơi lội đến trang phục thể dục dụng cụ, tất hay kể cả quần short đạp xe sẽ không phát huy tốt khả năng của nó nếu như không có chất liệu Spandex trong chất liệu làm ra sản phẩm. Chất vải cung cấp cho người mặc khả năng hỗ trợ bổ sung, ôm sát cơ thể từ đó làm làm tăng sự thoải mái của người mặc.
Sau khi vận động một thời gian, chất vải sẽ không bị giãn mà thay vào đó nó sẽ khôi phục lại hình dạng ban đầu. Sợi vải Spandex luôn tạo cho người mặc một cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng.
Lựa chọn thích hợp cho hoạt động ngoài trời
Không nên chọn vải Spandex 100%
Đầu tiên, nếu bạn mua vải 100% sẽ rất đắt. Nên người ta đã pha trộn vải Spandex với một số loại khác để ít tốn kém hơn và làm tăng thêm tính năng của sợi vải. Bên cạnh đó khi pha trộn thêm các loại sợi vải khác sẽ cải thiện được tính hạn chế của vải Spandex, ví dụ như là khi kết hợp với cotton sẽ làm cho vải trở nên mềm mịn, nhanh khô hơn,...
Lựa chọn size quần áo phù hợp
Điểm nổi bật của vải Spandex chính là độ co giãn tốt vì vậy khi mua các sản phẩm làm từ loại vải này cần hết sức lưu ý về size. Không nên lựa chọn size rộng hơn cơ thể đặc biệt là các sản phẩm đồ lót.
Không nên chọn quần áo size lớn hơn hoặc nhỏ hơn cơ thể
Tin chắc rằng sau bài viết mà Coolmate cung cấp bạn đọc sẽ không còn mờ mịt với câu hỏi vải Spandex là gì? Nắm vững thông tin về loại vải thông dụng này sẽ giúp cho bạn chọn cho mình trang phục phù hợp nhất với cơ thể.
Đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm kiến thức hữu ích về ngành hàng thời trang nhé!