Sự khác biệt giữa vải dệt kim và dệt thoi, bạn biết chưa?

Vải dệt kim và dệt thoi khác nhau như thế nào? Chúng có thuộc tính ra sao? Vải dệt kim liệu có đắt hơn vải dệt thoi không? Hãy để Coolmate giải đáp chi tiết về hai loại vải dệt thoi và dệt kim trong bài viết dưới đây nhé.

Ngày đăng: 07.10.2023, lúc 13:02 4.658 lượt xem

Vải dệt kim và dệt thoi là hai trong số nhiều những loại vải được sử dụng nhiều trong may mặc. Tuy nhiên chúng lại có sự khác biệt về chất lượng cũng như giá thành, nếu không biết cách nhận biết chắc chắn sẽ dễ bị nhầm khi mua phải.

Làm thế nào để nhận biết vải dệt kim và dệt thoi? So sánh vải dệt kim và vải dệt thoi khác nhau như thế nào? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết về vải dệt kim và dệt thoi trong bài viết dưới đây nhé. 

So sánh vải dệt kim và dệt thoi:  Bạn nên biết!

Vải dệt kim là gì? Thuộc tính của vải dệt kim là gì?

1. Vải dệt kim là gì?

Vải dệt kim là loại vải được tạo thành từ việc dệt các sợi tơ dài theo một phương pháp đặc biệt. Các sợi vẻ sẽ xen kẽ vào nhau bằng các sợi trước theo hàng ngang, sau đó mới kết lại bằng một điểm. Loại vải dệt kim thường được sử dụng nhiều trong hàng may mặc thương mại mùa đông như: áo thun, áo nỉ,...

Vải dệt kim được tạo thành từ các sợi tơ dài đan theo hình lưới tennis

Hiện nay, khi công nghiệp may mặc phát triển, vải dệt kim không còn phải sử dụng quá nhiều sức lao động nữa, thay vào đó có máy móc sản xuất hàng loạt giúp đảm bảo chất lượng từng mũi đan. Các máy dệt kim thường sử dụng 1 hoặc nhiều cây cùng lúc để tạo nên sản phẩm vải dệt kim.

>>>Xem thêm: Cotton khô là gì? Tìm hiểu tất tần tật về vải cotton khô

2. Vải dệt kim có đặc tính như thế nào?

Tại Việt Nam, vải dệt kim thường sử dụng rất phổ biến và được bày bán rộng rãi trên thị trường với nhiều mục đích khác nhau, đặc biệt là trong việc giữ ấm cho cơ thể vào mùa đông. Bởi lẽ, vải dệt kim sở hữu nhiều đặc tính tốt mà nhiều loại vải khác không có được như:

  • Tính đàn hồi tự nhiên, có thể dễ dàng khôi phục lại trạng thái ban đầu sau khi kéo giãn

  • Nhờ đó độ co giãn cũng rất tốt

  • Bề mặt thoáng, mềm, xốp và khả năng giữ nhiệt tốt

  • Khả năng hút ẩm tốt, tính thấm thấu cao, không lo bị bí bách do mồ hôi

  • Hầu như không bị nhầu, dễ dàng làm sạch bằng nước và dễ bảo quản

  • Cách điện tốt

  • Hầu như không có nếp nhăn, ít nếp gấp, không cần ủi đồ

 Vải dệt kim có khả năng đàn hồi tốt, cách điện hiệu quả

Ngoài những đặc tính trên, vải dệt kim cũng có một số nhược điểm đặc biệt như dễ bị quăn mép khi sử dụng lâu và tuột vòng sợi. Khi đã tuột vòng thì sẽ hầu như không thể khôi phục lại trạng thái như lúc đầu.

Vải dệt kim có tính ứng dụng cao và thường được sử dụng nhiều trong ngành hàng may mặc như: thiết kế quần áo thể thao, trang phục quần áo trẻ sơ sinh, áo len, áo phông,...

Áo Thun Oversize 84RISING Chuột Mickey

399.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Vải dệt thoi là gì? Thuộc tính của vải dệt thoi là gì?

1. Vải dệt thoi là gì?

Trái ngược với vải dệt kim, vải dệt thoi hay còn gọi là vải dệt máy được tạo nên từ các sợi ngang (hàng vòng - Vertical) và sợi dọc (cột vòng - Horizontal) được đan xen kẽ vuông góc với kích thước đều nhau. Vải dệt thoi được chia thành 3 loại khác nhau gồm: vải dệt thoi trơn, vải dệt thoi chéo go và vải dệt thoi satin. 

 Vải dệt thoi hay còn gọi là vải dệt máy

Có thể hiểu một cách đơn giản, vải dệt thoi được tạo nên tương tự như cách đan chiếu, đan rổ rá sử dụng hàng ngày của người dân Việt Nam. Cứ một sợi dọc thì sẽ có một sợi ngang bắt vuông góc xen kẽ đều tạo nên các ô vuông nhỏ. Loại vải dệt thoi hiện nay cũng có nhiều biến thể với nhiều thiết kế đặc biệt khác nhau tạo nên hoa văn mới mẻ, độc đáo.

>>>Xem thêm: Vải polyamide là gì? Những đặc tính của chất liệu vải polyamide

2. Thuộc tính của vải dệt thoi là gì?

Cũng như vải dệt kim, vải dệt thoi cũng sở hữu nhiều đặc tính ưu việt và thường dùng nhiều công nghiệp may mặc, sinh hoạt, y tế, kỹ thuật... Một số đặc điểm đặc trưng của vải dệt thoi có thể kể đến như:

  • Kết cấu của vải dệt thoi chặt chẽ, bền bỉ và có thời gian sử dụng lâu bền 

  • Chúng ít co giãn, hầu như không thể khôi phục lại trạng thái ban đầu khi bị kéo căng, độ dãn dọc và ngang bằng nhau (trừ trường hợp dệt vải thoi bằng sợi căng)

  • Dễ dàng bị nhăn nên cần bảo quản kỹ lưỡng 

  • Không nên sử dụng lực mạnh để làm sạch vải, bởi lẽ vải sẽ dễ bị bai xù, nhão

  • Ít bị quăn mép hay bị tuột vòng như vải dệt kim. 

 Vải dệt thoi được dùng nhiều trong sinh hoạt, y tế, kỹ thuật

Cách phân biệt vải dệt kim và dệt thoi 

Vải dệt kim và dệt thoi là hai loại vải được sử dụng nhiều trong thực tế và có tính ứng dụng cao. Tuy nhiên nếu không thực sự hiểu rõ về đặc tính và kết cấu của hai loại vải này thì sẽ dễ dàng bị nhầm lẫn. Thực tế, có 4 cách để bạn có thể so sánh vải dệt kim và vải dệt thoi để nhận biết chúng chỉ bằng một số thao tác cơ bản. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết dưới đây. 

1. Phân biệt vải dệt thoi và dệt kim bằng cách quan sát thớ vải 

Quan sát thớ vải là cách đơn giản và cũng dễ dàng nhất để bạn có thể nhận biết được vải dệt kim và dệt thoi. 

Vải dệt thoi thường được phân biệt bằng các sợi vải được đan chồng lên nhau tương tự như lưới sử dụng để làm vợt tennis hoặc lưới để bao quanh sân tập hiện nay. Chúng có hai mặt thường giống nhau, kết cấu chặt chẽ và khi sờ vào thường có độ xốp nhất định. 

 Vải dệt thoi có kết cấu chặt chẽ và có độ xốp nhất định

Vải dệt kim và dệt thoi khi sờ vào chất vải thường có sự khác biệt rõ rệt. Dệt kim được tạo nên từ các sợi ngang và sợi dọc, nếu dệt kim sợi ngang thì có hình chữ V, còn nếu dệt theo sợi dọc thường không có hình thù rõ ràng nhưng vẫn có thể nhìn thấy rõ kết cấu một đường thẳng từ trên xuống thớ vải.

>>>Xem thêm: Vải Polyester là gì? Tìm hiểu về vải sợi tổng hợp phổ biến nhất hiện nay

2. Phân biệt vải dệt kim và dệt thoi bằng khả năng chống nhăn

Như chúng mình đã đề cập ở trên, hai loại vải dệt kim và dệt thoi có khả năng chống nhăn hoàn toàn khác nhau. Khi đi lựa chọn vải, bạn có thể áp dụng đặc tính này để phân biệt vải dệt kim và dệt thoi theo ý của bạn.

Hai loại vải có khả năng chống nhăn hoàn toàn khác nhau

Trường hợp loại vải khi nắm, vò bị nhăn và chờ một chút không thể hồi phục lại trạng thái thẳng như ban đầu thì đó là vải dệt thoi. Ngược lại, loại vải có thể hồi phục về nguyên trạng thẳng thớm như lúc đầu, phẳng và hầu như không có dấu vết nhăn thì chính là vải dệt kim.

 Vải dệt thoi chống nhăn rất tốt và giữ được form dáng ban đầu

Đối với những trang phục được làm bằng vải dệt thoi thì chỉ cần nắm vải đó và vò nhẹ nhàng rồi buông ra, chúng vẫn sẽ bị nhăn như khi vò, form dáng cũng sẽ bị thay đổi so với lúc đầu. Còn vải dệt kim thường nhanh chóng thẳng lại. Vải dệt thoi thường có yêu cầu cao về việc chăm sóc hơn so với vải dệt kim. 

3. Phân biệt hai loại vải bằng độ co giãn vải dệt kim và dệt thoi

Đối với những người không có kiến thức chuyên sâu về vải thì khi nhìn qua sẽ rất khó để nhận biết được vải dệt thoi và dệt kim. Khi ngành công nghiệp may mặc phát triển, áp dụng kỹ thuật may công nghiệp hiện đại sẽ rất khó nhìn thấy hoa văn bên trong từng thớ vải. Vậy hãy thử cách test độ co giãn giữa hai loại vải để có thể nhận biết được chúng nhé. 

 Độ co giãn của vải dệt kim tốt hơn so với vải dệt thoi

Vải dệt thoi khi kéo căng lên thì phần méo vải luôn dễ bị lỏng hơn so với vải dệt kim. Bạn kéo hai chiều ngang và dọc, vải dệt thoi sẽ thường bị nhão và tuột ra ở phần mép. 

Còn đối với vải dệt kim sợi ngang khi bị kéo theo chiều ngang thì sẽ dễ dàng khôi phục lại nguyên trạng ban đầu theo chiều ngang. Tương tự, vải dệt kim sợi dọc thì sẽ hồi phục lại theo chiều dọc. Chỉ với một thao tác đơn giản là bạn có thể nhận biết được hai loại vải này rồi phải không nào. 

4. Phân biệt vải dệt kim và dệt thoi bằng biên vải 

Quan sát phần biên vải cũng là một cách để bạn có thể phân biệt được vải dệt kim hay vải dệt thoi. Đối với vải dệt kim thường được bán trên thị trường dưới dạng cắt khổ hoặc cuộn, thước. 

Phần biên vải sẽ có thêm hồ để giảm thiểu tình trạng bị quăn mép hoặc bai nhão, giảm thất thoát khi vận chuyển và khi bán hàng. Đây cũng là cách chống quăn mép phổ biến đang được áp dụng nhiều trên thị trường hiện nay. 

 Vải dệt thoi có phần biên vải rất mềm, chắc chắn và không cần hồ để cố định

Vải dệt thoi thì phần biên vải thường rất mềm, chắc chắn và không cần sử dụng thêm hồ để cố định vải. Nếu được bạn có thể áp dụng thêm cách xét một phần vải theo khổ ngang hoặc khổ dọc. Đối với vải dệt kim dọc thì nó sẽ tách theo hàng dọc, còn nếu dệt ngang thì nó sẽ tách theo kết cấu sợi ngang một cách dễ dàng. 

So sánh vải dệt kim và vải dệt thoi 

Dù có những đặc tính đặc biệt khác nhau nhưng vải dệt kim và dệt thoi đều được sử dụng rất phổ biến trên thị trường trong ngành công nghiệp may mặc. Chúng ta có thể so sánh một số đặc điểm dưới đây để lựa chọn loại vải phù hợp với mục đích của mình như:

Về kết cấu: 

  • Vải dệt kim: Theo hình lưới tennis 

  • Vải dệt thoi: Hình chữ V hoặc theo hình thớ dọc 

Về độ co giãn:

  • Vải dệt kim: Tốt, có thể hồi phục lại nguyên trạng ban đầu 

  • Vải dệt thoi: Không tốt, hầu như không thể khôi phục về nguyên trạng 

Về biên vải:

  • Vải dệt kim: Biên vải dễ bị quăn nên có thêm hồ để bảo quản 

  • Vải dệt thoi: Thường không có hồ cố định, biên vải mềm mịn

Số lượng loại vải:

  • Vải dệt kim: 2 loại gồm: Vải dệt kim đan ngang (hàng vòng), vải dệt kim đan dọc (cột vòng)

  • Vải dệt thoi: 3 loại gồm: Vải dệt thoi trơn (plain), vải dệt thoi chéo go (twill) và vải dệt thoi satin (satin weaven).

Về mục đích sử dụng:

  • Vải dệt kim: Thường được sử dụng để may các trang phục thể thao, quần áo sơ sinh, áo phông, áo mayo,... các loại trang phục có tính khả năng thấm hút và giữ nhiệt tốt 

  • Vải dệt thoi: Thường được sử dụng để may mặc các trang phục sinh hoạt hàng ngày, đồ bảo hộ công nghiệp, kỹ thuật, y tế, đồ lót, đồ ngủ,.. Ngoài ra chúng cũng có thể sử dụng để may túi xách, giày,... 

 Vải dệt thoi và dệt kim đều có tính ứng dụng cao trong thực tế

Tuỳ theo mục đích sử dụng mà vải dệt kim và dệt thoi sẽ được sử dụng phù hợp. Hai loại vải này đều có tính ứng dụng cao, sử dụng phổ biến và dễ thấy nhiều trong thực tế. 

Trên đây là tất cả dấu hiệu nhận biết giữa hai loại vải dệt kim và dệt thoi, hi vọng quý bạn đọc đã giải đáp được câu hỏi: So sánh giữa vải dệt kim và dệt thoi như thế nào và lựa chọn đúng loại theo mục đích sử dụng. Hãy thường xuyên theo dõi Cool Blog mỗi ngày để biết thêm nhiều mẹo hay và tips Mặc đẹp sống chất nữa nhé.

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới”

>>> Xem thêm: 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn