Superiority complex là một khái niệm được sử dụng nhiều ở giới trẻ nhưng vẫn là điều mới lạ với nhiều người. Để giúp mọi người có cái nhìn toàn diện và khách quan hơn về thuật ngữ này, Coolmate sẽ chia sẻ với bạn mọi thứ liên quan đến đến superiority complex. Cùng nhau đọc bài viết để tìm hiểu và khám phá những điều thú vị bạn nhé!
1. Superiority complex là gì?
Superiority complex là gì
Bạn có biết superiority complex có nghĩa là gì không? Giải thích một cách đơn giản, ngắn gọn và dễ hiểu nhất thì superiority complex còn có tên gọi khác là phức cảm thượng đẳng. Đây là một cơ chế phòng thủ, được hình thành khi bất kỳ ai trong chúng ta có cảm giác tự ti, tự nhận diện thấp kém về một khía cạnh nào đó.
Chúng ta có thể nhận dạng phức cảm này thông qua những biểu hiện đặc trưng như: sự kiêu ngạo, xem nhẹ sự xuất thân, quan điểm hoặc sở thích, thói quen của người khác. Song song với đó là sự tự đề cao bản thân đến mức thái quá. Ví dụ cụ thể như việc có nhiều người vì yêu thích các nhóm ca sĩ Kpop hoặc đam mê bóng đá - môn thể thao vua mà sẵn sàng chi một số tiền lớn, thậm chí dành nhiều thời gian, công sức để mua vé vào sân.
Và chứng kiến cảnh này nhiều người đã tỏ ý chê bai, mỉa mai và chủ quan đánh giá rằng đó là việc làm của “fan cuồng”, những việc làm vô bổ. Superiority complex xảy ra ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống, từ văn học, điện ảnh đến hội họa. Ngoài ra, chứng phức cảm còn thể hiện bằng những biểu hiện khác như: hay có xu hướng viện cớ, đổ lỗi cho người khác. Hoặc liên tục lo âu, phủ nhận sự việc, tự tách biệt mình với mọi người. Thậm chí, có nhiều lúc khẳng định bản thân đúng đắn một cách độc đoán, và tự ý hợp lý hóa mọi suy nghĩ, áp đặt quan điểm của mình lên người khác, bắt buộc họ phải công nhận theo ý mình.
2. Superiority complex được bắt nguồn từ đâu?
Superiority complex được bắt nguồn từ đâu
Vậy superiority complex bắt nguồn từ đâu? Bạn có thể trả lời được câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc không?
Theo thông tin của nhiều tài liệu uy tín, superiority complex là một thuật ngữ được chuyên gia tâm lý kiêm bác sĩ có tên là Alfred Adler phát minh vào đầu thế kỷ 20. Theo ông, mỗi con người vào một thời điểm cụ thể nào đó đều sẽ có xu hướng tự ti. Nên phức cảm thượng đẳng được hoạt động với một cơ chế tự phòng vệ giúp họ che giấu đi những cảm xúc tự ti của mình.
Nếu nhìn nhận một cách khách quan thì điều này là một việc tốt vì khi cảm giác tự ti có thể trở thành động lực để giúp chúng ta nỗ lực hơn để thành công và trở thành một người thành công ở một lĩnh vực nào đó. Nó được so sánh giống như đòn bẩy, giúp bạn tiến xa hơn để đạt được mục tiêu của mình.
Trên thực tế đã có nhiều lúc phức cảm này bị nhầm lẫn với phấn đấu và tự kỷ luật bản thân. Nhưng sự thật là nó hoàn toàn khác nhau. Nếu như việc phấn đấu sẽ giúp bạn dễ dàng chinh phục thành công mong muốn, đam mê của mình thì phức cảm thượng đẳng chủ yếu dẫn bạn đi vào con đường ảo tượng, khó để bạn xác định được cụ thể hành động và mục đích nên chẳng mang đến cho bạn sự tốt đẹp nào.
Ví dụ nhé, nếu bạn có suy nghĩ tích cực rằng ăn uống khoa học, chăm chỉ tập thể dục sẽ tốt cho sức khỏe và bạn thành công sau một thời gian kiên trì áp dụng. Nhưng nếu có phức cảm thượng đẳng, bạn dễ coi thường những người hạn chế với các loại thức uống có cồn, ăn uống kiêng khem và cho rằng họ đang làm quá mọi chuyện lên.
Và kiểu suy nghĩ, kẻ tổn thương lại muốn tổn thương người khác cũng là điển hình của phức cảm thượng đẳng.
3. Vì sao superiority complex lại được sử dụng phổ biến trong xã hội?
Vì sao superiority complex lại được sử dụng phổ biến trong xã hội (Ảnh: Vietcetera)
Hiện nay, superiority complex đang xuất hiện khá phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội cũng như ở các diễn đàn của giới trẻ. Đặc biệt là những nơi mà mọi người thể hiện quan điểm, cách nhìn của mình về phim ảnh, âm nhạc hay các bộ môn nghệ thuật trong cuộc sống, superiority complex đã trở thành một xu hướng quen thuộc. Lý do là bởi, ở môi trường này người ta có thể thoải mái nói mà không cần e ngại bất cứ điều gì vì họ không tiếp xúc trực tiếp, sẽ không ai biết được thân phận thật sự của ai.
Có thể bạn chưa biết điều này, trong cộng đồng fan Kpop ở Việt Nam, superiority complex có một lịch sử khá phức tạp. Bởi sự phát triển mạnh mẽ của Kpop vào những năm giữa thập niên 2000 đã trở thành một dấu mốc ấn tượng, thu hút một lượng lớn khán thính giả chủ yếu trong độ tuổi thanh thiếu niên.
Và với những người trong độ tuổi từ 20 trở đi, gu âm nhạc của họ có thể nói đã bị “khóa” lại, mặc định một giới hạn nhất định nên rất khó để có thể yêu thích và tiếp nhận một thể loại nào mới, có sự khác biệt so với những thể loại trước đây.
Điều này cũng là tiền đề cho hiện tượng “fan cuồng” ngày càng trở nên phổ biến hơn trong cuộc sống. Vấn đề này cũng đã nhiều lần được đưa vào trong các đề thi Văn tuyển sinh đại học với mục đích nâng cao nhận thức, giúp thay đổi quan điểm, cái nhìn không tích cực về Kpop. Ngoài ra, “vấn nạn” fan cuồng còn tồn tại ở nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống mà mọi người vẫn đang không ngừng nỗ lực để thay đổi chúng.
Chính vì sự bất đồng quan điểm, nhìn vấn đề từ nhiều khía cạnh khác nhau nên mới làm xuất hiện nhiều vấn đề trái chiều dẫn đến việc hình thành superiority complex. Ví dụ như, cùng là những người yêu thích dòng nhạc rap nhưng thế hệ 9x đời đầu đồ về trước sẽ có những góc nhìn khác so với gen Z, sự yêu thích của người này lại là sự khó chịu của người kia, cứ như thế mà hình thành một khoảng cách to lớn.
Trong giới tâm lý học, người ta đặt tên cho hiện tượng này là “người bị tổn thương lại muốn tổn thương người khác. Phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề này là phải tìm cách đập tan được tâm lý bị xúc phạm sở thích, mỗi người phải đặt mình vào vị trí của người khác để có thể hiểu nhau hơn.
4. Cách giải quyết superiority complex
Cách giải quyết superiority complex
Làm sao để thoát được khỏi phức cảm thượng đẳng, làm sao để có thể thoải mái đặt mình vào vị trí người khác để cảm thông, thấu hiểu và sẻ chia? Một số cách giải quyết được đưa ra như sau:
-
Hãy đi trị liệu tâm lý để được các bác sĩ, chuyên gia tâm lý can thiệp và giúp bạn thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn.
-
Hãy khuyến khích họ bày tỏ cảm xúc của mình.
-
Có thể dùng tên của họ một cách có chủ ý để giúp họ nhận ra trách nhiệm của bản thân với những ngôn từ và hành động họ đang có.
-
Trực tiếp nói chuyện với nhau, điều này có vẻ hơi khó nhưng lại mang lại hiệu quả cao.
Vì đại đa số chúng ta đều có những lúc nhìn nhận sai vấn đề vậy nên cũng đừng quá khắt khe với người khác. Ai cũng xứng đáng có sở thích riêng và tất cả chúng ta đều xứng đáng được tôn trọng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến superiority complex mà chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp để chia sẻ với mọi người. Rất hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn toàn diện, khách quan về vấn đề. Đồng thời mong rằng chúng ta sẽ có nhận thức đúng đắn, biết cách tôn trọng mọi người, không dùng những lời nói để làm tổn thương người khác.
“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”
>>> Xem thêm:
-
Vivid dream là gì? Sự thật về vivid dream
-
Deja vu là gì? Những điều thú vị về hiện tượng Deja vu