Giải Đáp: Tập Gym Có Nên Đeo Tai Nghe Không?

Tập gym có nên đeo tai nghe không là câu hỏi được rất nhiều gymer thắc mắc? Trong bài viết này, Coolmate sẽ cùng bạn phân tích kỹ lưỡng các mặt lợi và hại, lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia

Ngày đăng: 22.04.2025, lúc 11:20 98 lượt xem

Đeo tai nghe khi tập gym đã trở thành thói quen phổ biến, giúp nhiều người duy trì cảm hứng và động lực. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích, thói quen này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro về hiệu quả và an toàn. Trong bài viết này, Coolmate sẽ cùng bạn phân tích rằng tập gym có nên đeo tai không cùng những lợi và tác hại, để có cái nhìn toàn diện và đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân.

Giải đáp nhanh: Tập gym có nên đeo tai nghe hay không? 

Đeo tai nghe khi đi tập gym đã trở thành thói quen và sở thích của nhiều người, vì nó giúp vừa thư giãn, vừa tăng cường động lực cho buổi tập. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng thói quen này có thể gây ra một số tác hại không mong muốn khác.

Theo nghiên cứu, việc đeo tai nghe trong khi tập luyện hoặc vận động có thể khiến bạn mất tập trung, ngăn cản quá trình suy nghĩ và hoạt động của não bộ. Điều này làm giảm khả năng xử lý thông tin nhanh chóng, dẫn đến hiệu quả luyện tập không cao.

Tóm lại: Đeo tai nghe khi tập gym là tốt, nhưng bạn cần sử dụng đúng cách đeo tai nghe khi tập gym. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn qua thông tin bên dưới nhé!

Tập gym có nên đeo tai nghe không?

Tập gym có nên đeo tai nghe không?

Khám phá ngay BST đồ thể thao nam của Coolmate

[DEAL HOT] Áo Thun Nam Cotton Trơn

-65% 269.000đ 94.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Lợi ích nổi bật khi kết hợp âm nhạc trong quá trình luyện tập

1. Tạo động lực, xua tan mệt mỏi

Đối với nhiều người, âm nhạc là yếu tố giúp nâng cao hiệu suất và kéo dài thời gian luyện tập

Đối với nhiều người, âm nhạc là yếu tố giúp nâng cao hiệu suất và kéo dài thời gian luyện tập

Âm nhạc có khả năng kích thích tinh thần hiệu quả, giúp người tập cảm thấy hứng khởi, giảm cảm giác mệt mỏi và duy trì năng lượng tích cực xuyên suốt buổi tập. 

2. Giảm cảm giác đơn điệu trong các bài tập lặp lại

Với những bài tập mang tính lặp đi lặp lại như chạy bộ trên máy hoặc đạp xe tại chỗ, âm nhạc đóng vai trò như một “gia vị tinh thần”, giúp xua tan cảm giác nhàm chán và khiến buổi tập trở nên thú vị hơn. Nhờ đó, bạn sẽ dễ dàng duy trì thói quen tập luyện đều đặn và lâu dài.

Âm nhạc là gia vị giúp buổi tập thú vị hơn

Âm nhạc là gia vị giúp buổi tập thú vị hơn

3. Tạo không gian cá nhân, giảm tiếng ồn

Đeo tai nghe giúp bạn tạm thời tách biệt khỏi những yếu tố gây xao nhãng trong môi trường phòng gym, chẳng hạn như tiếng ồn, tiếng máy móc hay các cuộc trò chuyện không mong muốn. Nhờ đó, bạn có thể tập trung hơn vào bài tập và cảm nhận cơ thể một cách rõ ràng hơn.

Tạo không gian cá nhân, tăng cường sự tập trung

Âm nhạc tạo điều kiện thuận lợi để tập trung cao độ vào kỹ thuật, cảm nhận vận động và gắn kết tốt hơn với mục tiêu luyện tập cá nhân

>>> Xem thêm:  Tham khảo ngay BST đồ thể thao nữ đến từ Coolmate

Những tác hại của việc đeo tai nghe khi tập gym

1. Giảm sự tập trung và gây phân tâm trong lúc tập

Đây là một trong những rủi ro đáng lưu ý nhất khi sử dụng tai nghe tại phòng gym. Âm nhạc, đặc biệt là những bản nhạc sôi động, đôi khi có thể khiến bạn mất kết nối với nhịp chuyển động tự nhiên của cơ thể.

Khi não bộ phải phân chia sự chú ý giữa việc tiếp nhận âm thanh và điều khiển kỹ thuật, khả năng phản xạ, cảm nhận cơ bắp cũng như quan sát xung quanh sẽ bị suy giảm rõ rệt, làm tăng nguy cơ chấn thương và giảm hiệu quả tập luyện.

Giảm sự tập trung & Tăng nguy cơ chấn thương

Một khoảnh khắc mất tập trung cũng có thể tạo ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt trong các bài tập yêu cầu cường độ và sự kiểm soát cao

Hệ quả có thể là:

  • Mất kiểm soát kỹ thuật khi thực hiện động tác nặng, như không gồng chặt cơ lõi khi deadlift, gây chấn thương cột sống.
  • Thiếu quan sát khi thực hiện các bài plyometric (box jump, jump squat), làm tăng nguy cơ tiếp đất sai cách, trật khớp hoặc ngã.
  • Không nhận ra các tín hiệu cảnh báo xung quanh như tiếng thiết bị gặp sự cố, người tập khác di chuyển gần, hoặc PT đang nhắc nhở kỹ thuật.

2. Ảnh hưởng đến sự cân bằng thính giác

Việc nghe nhạc với âm lượng cao thường là điều phổ biến trong môi trường ồn ào như phòng tập có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến hệ thống thính giác.

Khi tai phải tiếp xúc liên tục với âm thanh lớn trong thời gian dài, các tế bào lông trong ốc tai bị mài mòn và phá hủy. Điều đáng lo ngại là những tế bào này không có khả năng tái tạo, dẫn đến các vấn đề như suy giảm thính lực, ù tai kéo dài, thậm chí là mất thính giác vĩnh viễn.

Báo động đỏ cho sức khỏe thính giác và hệ thống cân bằng

Tai trong là nơi chứa hệ thống tiền đình, bộ phận giữ vai trò then chốt trong việc điều khiển sự cân bằng và định hướng cơ thể

Âm thanh mạnh, rung động từ tai nghe có thể làm rối loạn hoạt động của hệ tiền đình, dẫn đến tình trạng chóng mặt, mất thăng bằng – ảnh hưởng trực tiếp đến độ ổn định khi thực hiện các bài tập nặng hoặc động tác cần độ chính xác cao.

3. Nguy cơ nhiễm trùng tai do vệ sinh tai nghe kém

Tai nghe, đặc biệt là loại nhét tai (in-ear) trong môi trường nóng, ẩm và nhiều mồ hôi như phòng gym rất dễ trở thành ổ vi khuẩn. Mồ hôi kết hợp với vi khuẩn từ tay, thiết bị tập và môi trường bên ngoài dễ tích tụ trên bề mặt tai nghe, tạo điều kiện lý tưởng cho viêm tai ngoài, nấm tai và các vấn đề tai mũi họng thường gặp.

Một số biểu hiện thường bị bỏ qua bao gồm: ngứa tai, chảy dịch, đau rát nhẹ khi ấn vào và cảm giác đầy tai. 

Nguy cơ nhiễm trùng tai do vệ sinh tai nghe kém

Những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến thính giác và khiến bạn phải tạm dừng tập luyện để điều trị

4. Hạn chế chuyển động cơ thể

Tập luyện với tai nghe có dây, dù dây quá dài hay quá ngắn, đều có thể ảnh hưởng đến sự linh hoạt trong vận động. Dây dài dễ bị vướng víu vào thiết bị hoặc cơ thể, gây mất tập trung và tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Ngược lại, dây quá ngắn khiến người tập có xu hướng rướn cổ hoặc giữ đầu ở tư thế không tự nhiên để tai nghe không bị rơi ra.

Các chuyên gia khuyên rằng bạn nên lựa chọn tai nghe có độ dài dây phù hợp hoặc ưu tiên sử dụng tai nghe không dây để thoải mái hơn khi di chuyển và tập luyện.

Hạn chế tương tác xã hội, giảm trải nghiệm tại phòng gym

Nên chọn tai nghe không dây để dễ di chuyển và tập luyên

Cách sử dụng tai nghe an toàn và hiệu quả khi tập gym?

Nếu âm nhạc là nguồn động lực không thể thiếu trong mỗi buổi tập của bạn, hãy áp dụng những nguyên tắc sau để hạn chế rủi ro và tối ưu trải nghiệm luyện tập:

1. Chọn đúng loại tai nghe

Đầu tiên, hãy chọn tai nghe có khả năng chống nước và mồ hôi, với chỉ số IPX tối thiểu là IPX4, lý tưởng là từ IPX5–IPX7 để tránh hư hỏng. Về độ bám và cảm giác thoải mái, tai nghe in-ear đi kèm nhiều kích cỡ tips, có móc vành tai hoặc thiết kế vòng cổ sẽ giúp giữ chắc khi vận động mạnh. 

Chọn đúng loại tai nghe

Không phải tai nghe nào cũng phù hợp với môi trường tập luyện

Kết nối Bluetooth của tai nghe cũng cần ổn định, vì vậy bạn nên chọn phiên bản 5.0 trở lên để tránh gián đoạn âm thanh. Ngoài ra, thời lượng pin nên đủ dùng cho một buổi tập, tối thiểu từ 1–2 giờ. Nếu bạn ưu tiên khả năng nhận biết âm thanh xung quanh, tai nghe dẫn truyền qua xương (bone conduction) là một lựa chọn đáng cân nhắc. 

2. Điều chỉnh âm lượng hợp lý

Bảo vệ thính giác khi tập luyện là ưu tiên hàng đầu mà bạn không nên bỏ qua. Hãy tuân thủ nguyên tắc an toàn bằng cách giữ âm lượng ở mức bạn vẫn có thể nghe thấy tiếng nói từ người bên cạnh – đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả để tránh gây tổn hại đến tai. 

Mức âm lượng lớn không chỉ gây hại tai mà còn khiến bạn không nghe được các cảnh báo xung quanh

Mức âm lượng lớn không chỉ gây hại tai mà còn khiến bạn không nghe được các cảnh báo xung quanh

Áp dụng quy tắc 60/60: không nghe quá 60% âm lượng tối đa và không liên tục quá 60 phút để tránh gây mệt mỏi cho tai trong thời gian dài. Bên cạnh đó, bạn nên chọn tai nghe có công nghệ hỗ trợ như chế độ xuyên âm hoặc giới hạn âm lượng thông minh, giúp bạn vừa thưởng thức âm nhạc, vừa duy trì sự kết nối an toàn với môi trường xung quanh.

3. Lựa chọn bài tập phù hợp để sử dụng tai nghe

Việc đeo tai nghe khi tập gym nên được cân nhắc tùy theo loại bài tập và môi trường tập luyện. Bạn nên đeo tai nghe trong các hoạt động nhẹ nhàng như khởi động, giãn cơ hoặc thực hiện cardio ổn định trên máy chạy bộ, xe đạp, elliptical. Ngoài ra, các bài tập isolation đơn giản, ít yêu cầu kỹ thuật hoặc thăng bằng cũng phù hợp để nghe nhạc nhằm tăng hứng thú. 

Sự tập trung là chìa khóa cho hiệu quả tập luyện và an toàn

Sự tập trung là chìa khóa cho hiệu quả tập luyện và an toàn

Tuy nhiên, không nên đeo tai nghe khi tập các bài compound nặng như Squat, Deadlift, Bench Press, hoặc những bài đòi hỏi kỹ thuật mới và độ ổn định cao. Hạn chế sử dụng tai nghe khi đang làm việc cùng huấn luyện viên cá nhân, tham gia lớp nhóm, hoặc ở khu vực đông người, có nguy cơ va chạm – để đảm bảo an toàn và khả năng giao tiếp hiệu quả.

4. Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Vệ sinh tai nghe thường xuyên

Để tránh nguy cơ nhiễm trùng tai từ vi khuẩn và mồ hôi tích tụ, việc vệ sinh tai nghe thường xuyên là bắt buộc

Tần suất: Lau khô tai nghe bằng khăn sạch sau mỗi buổi tập ở phòng tập gym. Khử khuẩn kỹ hơn bằng cồn y tế khoảng 1-2 lần/tuần.

Dụng cụ: Khăn vải mềm, sạch; tăm bông; cồn y tế (isopropyl alcohol 70%).

Cách làm: Trước tiên, dùng khăn mềm lau sạch bụi bẩn và mồ hôi bám trên thân tai nghe cũng như hộp sạc. Nếu tai nghe có nút đệm, hãy tháo rời ra và lau sạch cả mặt trong lẫn ngoài. Tiếp theo, thấm một ít cồn vào tăm bông và nhẹ nhàng lau phần lưới loa, các kẽ hở và cổng sạc – lưu ý thao tác cẩn thận để cồn không thấm vào bên trong thiết bị. Sau đó, lau sạch tips bằng cồn để khử khuẩn. Cuối cùng, để tất cả khô hoàn toàn trong không khí trước khi lắp lại và cất vào hộp hoặc sử dụng.

Tai nghe sạch sẽ an toàn cho tai và đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất

Tai nghe sạch sẽ an toàn cho tai và đảm bảo chất lượng âm thanh tốt nhất

Lưu ý, sau mỗi buổi tập, bạn nên lau sạch tai nghe bằng khăn khô, mềm để loại bỏ mồ hôi và bụi bẩn bám trên bề mặt và định kỳ 1–2 lần mỗi tuần vệ sinh kỹ hơn tai nghe bằng cồn y tế (70%) và tăm bông nhé. 

Các câu hỏi thường gặp

Đeo tai nghe chống ồn khi tập gym có an toàn không?

Không nên. Tai nghe chống ồn chủ động chặn gần như toàn bộ âm thanh bên ngoài, bao gồm cả những cảnh báo an toàn quan trọng (tiếng xe cộ nếu tập ngoài trời, tiếng dụng cụ rơi, tiếng người gọi...). 

Đeo tai nghe chống ồn khi tập gym có an toàn không?

Nếu muốn giảm tiếng ồn, hãy chọn tai nghe có khả năng cách âm thụ động tốt hoặc loại có chế độ xuyên âm để nghe được môi trường xung quanh khi cần

Tai nghe Bluetooth có dễ bị rớt khi chạy bộ không?

Điều này còn phụ thuộc vào thiết kế. Tai nghe bluetooth thông thường có thể bị rớt. Nên chọn tai nghe tập gym loại thể thao chuyên dụng, thường có thêm móc vành tai , thiết kế wingtips hoặc nút tai bám chặt hơn để đảm bảo không bị rơi ngay cả khi vận động mạnh.

Làm sao để biết tai nghe có chống mồ hôi tốt?

Làm sao để biết tai nghe có chống mồ hôi tốt?

Để biết tai nghe có chống mồ hôi tốt hay không, bạn cần kiểm tra chỉ số IPX - tiêu chuẩn quốc tế đánh giá khả năng chống thấm nước và bụi của thiết bị điện tử

Với tai nghe thể thao, chỉ số IPX4 là mức tối thiểu, cho phép chống nước bắn tóe từ mọi hướng, đủ để bảo vệ tai nghe khỏi mồ hôi trong quá trình tập luyện. Nếu bạn thường tập nặng hoặc ra nhiều mồ hôi, nên ưu tiên các mẫu có chỉ số cao hơn như IPX5, IPX6 hoặc IPX7 để đảm bảo độ bền và hiệu suất lâu dài. Chỉ số càng cao, tai nghe càng “trâu” khi đối mặt với môi trường ẩm ướt.

Có nên mua tai nghe siêu rẻ để tập gym không?

Thường là không nên. Tai nghe quá rẻ thường có chất lượng âm thanh kém, độ bền không cao, dễ hỏng do mồ hôi, độ bám không tốt dễ rơi rớt, và kết nối thiếu ổn định. Đầu tư một chiếc tai nghe thể thao phù hợp sẽ mang lại trải nghiệm tốt hơn, an toàn hơn và sử dụng được lâu dài hơn, tránh được nhiều rủi ro.

Kết luận

Cuối cùng, việc tập gym có nên đeo tai nghe hay không là quyết định cá nhân của bạn. Âm nhạc chắc chắn mang lại lợi ích về tinh thần, nhưng đừng bao giờ xem nhẹ những rủi ro về an toàn và sức khỏe. Hãy luôn đặt an toàn và hiệu quả tập luyện lên hàng đầu. Và đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và các xu hướng giới trẻ update mới mỗi ngày bạn nhé!

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn