Thuốc nhuộm tóc dính trên da là tình trạng phổ biến khi tự nhuộm tóc tại nhà hoặc khi làm tóc tại salon. Nếu không xử lí kịp thời, các vết thuốc nhuộm này có thể khiến da bị xỉn màu, kích ứng hoặc mất thời gian để phai màu. Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm ra cách rửa thuốc nhuộm tóc dính trên da cực nhanh chóng, hiệu quả và an toàn cho da. Cùng Coolmate khám phá ngay nhé.
Nguyên nhân khiến thuốc nhuộm bám chặt trên da
Cấu tạo hóa học của thuốc nhuộm tóc khiến nó dễ bám vào da
Thuốc nhuộm thường có 2 dạng: thuốc nhuộm oxy hóa và thuốc nhuộm trực tiếp. Với loại thuốc nhuộm oxy, trong thành phần có chứa các chất hóa học như amoniac và thuốc nhuộm màu. Khi tiếp xúc với da, các chất này sẽ mở lớp biểu bì trên cùng của da và xâm nhập vào lớp hạ bì sâu bên trong. Tại đây, chúng sẽ phản ứng với protein và keratin của da, tạo thành các liên kết hóa học bền vững, khiến thuốc nhuộm bám chặt vào da.
Đối với loại thuốc nhuộm trực tiếp thì không cần chất oxy hóa để hoạt động. Các phân tử màu trong thuốc nhuộm trực tiếp có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng xâm nhập vào da và bám vào các tế bào da và để lại màu.
Hoạt động của thuốc nhuộm trên tóc
Da khô, da chết nhiều khiến thuốc nhuộm thấm sâu hơn
Tính chất da cũng là nguyên nhân khiến thuốc nhuộm bám vào sau mỗi lần nhuộm tóc. Tính trạng da khô ráp, có các vết thương hở hoặc da nhạy cảm sẽ dễ bị thuốc nhuộm bám màu hơn da thường.
Ngoài ra, các vùng da có nhiều nếp gấp hoặc tuyến mồ hôi như trán, gáy, tai cũng thường dễ bị thuốc nhuộm bám màu hơn so với các vùng da khác trên cơ thể.
Da khô, có nhiều tế bào chết dễ dính thuốc nhuộm
Không xử lý kịp thời ngay sau khi thuốc nhuộm dính lên da
Thời gian thuốc nhuộm tiếp xúc với da càng lâu thì độ bám màu càng cao. Khi đó, màu nhuộm khô lại, bám chặt vào da hơn và làm cho việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn.
Cách tẩy thuốc nhuộm dính trên da theo từng loại da
Da thường
Có 2 cách tẩy thuốc nhuộm với da thường là sử dụng dầu tẩy trang hoặc dùng xà phòng dịu nhẹ.
-
Sử dụng dầu tẩy trang hoặc dầu dừa
Ưu điểm của phương pháp này là an toàn và dịu nhẹ cho da, không gây kích ứng và phù hợp với các vết thuốc nhuộm mới. Nhược điểm khi dùng dầu tẩy trang là không hiệu quả với các vết nhuộm khô và đậm màu. Hơn nữa, cũng mất thời gian để thực hiện hơn so với các phương pháp khác.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ
- Bước 2: Lấy một lượng dầu tẩy trang hoặc dầu dừa vừa đủ ra bông tẩy trang hoặc đầu ngón tay. Nhẹ nhàng thoa đều lên vùng da bị dính thuốc nhuộm
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng vùng da theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút để dầu hòa tan thuốc nhuộm
- Bước 4: Sau đó, dùng bông tẩy trang hoặc khăn mềm lau sạch dầu và thuốc nhuộm đã bong ra
- Bước 5: Rửa sạch lại với nước ấm và sữa rửa mặt để loại bỏ dầu thừa sót lại trên da.
Sử dụng dầu tẩy trang để làm sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm tóc
-
Dùng xà phòng dịu nhẹ và khăn ấm
Bạn cũng có thể sử dụng xà phòng dịu nhẹ hoặc khăn ấm để tẩy vết nhuộm. Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, nhanh chóng và nguyên liệu có sẵn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng có thể làm khô da nếu sử dụng nhiều hoặc chà xát quá mạnh.
Để thực hiện theo phương pháp này, bạn tiến hành theo các bước như sau:
- Bước 1: Làm ướt một chiếc khăn mềm với nước ấm
- Bước 2: Thoa một lượng nhỏ xà phòng dịu nhẹ lên khăn ướt
- Bước 3: Nhẹ nhàng lau vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng khăn ướt theo chuyển động tròn
- Bước 4: Rửa sạch lại với nước ấm để loại bỏ xà phòng và thuốc nhuộm đã bong ra.
Sử dụng một chiếc khăn mềm có xà phòng để lau nhẹ vùng da dính thuốc nhuộm
Da nhạy cảm
Da nhạy cảm là loại da dễ kích ứng, mỏng và cần được chăm sóc cẩn thận hơn. Bạn có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp như sau:
-
Dùng sữa tươi hoặc sữa chua
Sữa tươi và sữa chua có chứa các dưỡng chất giúp làm dịu và phục hồi da. Hai thành phần này dễ tìm và cực nhẹ nhàng, không gây kích ứng đối với da nhạy cảm. Tuy nhiên, cách này cũng hiệu quả với các vết nhuộm mới và cần thời gian thực hiện lâu hơn so với các phương pháp khác.
Cách tẩy thuốc nhuộm dính trên da bằng sữa chua/ sữa tươi như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da nhạy cảm
- Bước 2: Lấy một lượng sữa tươi hoặc sữa chua không đường vừa đủ ra bông tẩy trang hoặc đầu ngón tay. Nhẹ nhàng thoa đều lên vùng da bị dính thuốc nhuộm
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng vùng da theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút để sữa thấm vào da và làm mềm thuốc nhuộm
- Bước 4: Đắp bông tẩy trang đã thấm sữa lên vùng da bị dính thuốc nhuộm trong khoảng 10-15 phút
- Bước 5: Dùng bông tẩy trang hoặc khăn mềm lau sạch sữa và thuốc nhuộm đã bong ra
- Bước 6: Rửa sạch lại bằng nước ấm hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ để loại bỏ sữa thừa còn sót lại trên da.
Sử dụng sữa chua để tẩy vết thuốc nhuộm trên da
-
Sử dụng gel nha đam
Nha đam có tính kháng viêm, làm dịu và phục hồi da, đặc biệt phù hợp với da nhạy cảm. Tuy nhiên, khi sử dụng có thể gây nên cảm giác hơi bết dính trên da.
Để làm sạch vết thuốc nhuộm, bạn hãy áp dụng theo các bước như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ cho da nhạy cảm
- Bước 2: Lấy một lượng gel nha đam vừa đủ thoa đều lên vùng da bị dính thuốc nhuộm
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng vùng da theo chuyển động tròn trong khoảng 2-3 phút để gel nha đam thẩm thấu vào da
- Bước 4: Để gel nha đam trên da trong khoảng 15-20 phút để nó phát huy tác dụng
- Bước 5: Dùng bông tẩy trang hoặc khăn mềm lau sạch gel nha đam và thuốc nhuộm đã bong ra
- Bước 6: Rửa sạch lại vùng da vừa thực hiện bằng nước ấm để loại bỏ gel thừa còn sót lại.
Dùng gel nha đam để tẩy vết thuốc nhuộm trên da nhạy cảm
Da dầu
Cách rửa thuốc nhuộm tóc dính trên da dầu hiệu quả nhất là với 2 cách như sau:
-
Dùng baking soda + nước tẩy trang gốc dầu
Baking soda có khả năng làm sạch và tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, giúp loại bỏ vết thuốc nhuộm hiệu quả. Khi kết hợp cùng nước tẩy trang gốc dầu có khả năng hòa tan thuốc nhuộm, giúp làm sạch sâu mà không gây khô da.
Các bước thực hiện với phương pháp này như sau:
- Bước 1: Rửa sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da dầu
- Bước 2: Trộn đều baking soda và nước tẩy trang gốc dầu theo tỷ lệ 1:1
- Bước 3: Thoa đều hỗn hợp lên vùng da cần làm sạch và massage đều trong trong 1-2 phút
- Bước 4: Rửa lại bằng nước ấm để làm sạch và loại bỏ thuốc nhuộm đã bong ra.
Sử dụng hỗn hợp baking soda và dầu tẩy trang
-
Sử dụng giấm táo
Giấm táo có tính axit tự nhiên, giúp làm mềm và loại bỏ vết thuốc nhuộm hiệu quả. Giấm táo còn có khả năng kháng khuẩn, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá trên da dầu. Tuy nhiên, mùi giấm táo có hơi khó chịu, bạn nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Để thực hiện, bạn cần làm theo các bước như sau:
- Bước 1: Pha loãng giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1
- Bước 2: Thấm bông tẩy trang vào dung dịch giấm táo đã pha loãng và nhẹ nhàng thoa lên vùng da bị dính thuốc nhuộm
- Bước 3: Chờ trong khoảng 5-10 phút để giấm phát huy tác dụng
- Bước 4: Rửa sạch lại với nước.
Dùng giấm táo để làm sạch vết mực thuốc nhuộm dính trên da
Da khô
Với làn da khô, bạn có thể sử dụng kem đánh răng hoặc dầu oliu/vaseline để làm sạch các vết thuốc nhuộm. Các bước thực hiện theo từng phương pháp như sau:
-
Dùng kem đánh răng
Kem đánh răng là một sản phẩm có sẵn tại nhà. Trong kem đánh răng có chứa các thành phần giúp làm sạch và tẩy tế bào chết nhẹ nhàng, có thể giúp loại bỏ vết thuốc nhuộm.
Bạn có thể dùng kem đánh răng để loại bỏ các vết thuốc nhuộm theo các bước như sau:
- Bước 1: Làm sạch vùng da bị dính thuốc nhuộm bằng nước ấm và sữa rửa mặt dịu nhẹ, phù hợp với da khô
- Bước 2: Lấy một lượng nhỏ kem đánh răng thông thường, loại không có hạt và thoa đều lên vùng da bị dính thuốc nhuộm
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 1-2 phút để làm sạch vết thuốc nhuộm
- Bước 4: Rửa sạch lại với nước ấm.
Dùng kem đánh răng để tẩy vết thuốc nhuộm dính trên da
-
Sử dụng dầu oliu/vaseline
Bên cạnh đó, da khô cũng có thể sử dụng dầu oliu hoặc vaseline để làm sạch vết bẩn nhẹ nhàng mà không làm khô da, giúp da mềm mại và mịn màng hơn. Tuy nhiên, bạn cần làm sạch kĩ sau khi thực hiện để không gây bít tắc lỗ chân lông.
Các bước thực hiện đơn giản và tiết kiệm thời gian như sau:
- Bước 1: Rửa sạch da với nước ấm và sữa rửa mặt cho da khô
- Bước 2: Thoa dầu oliu hoặc vaseline lên vùng da cần làm sạch
- Bước 3: Massage nhẹ nhàng trong khoảng 10 phút
- Bước 4: Rửa sạch lại với nước ấm và sữa rửa mặt để loại bỏ dầu thừa, giúp da sạch sẽ và thông thoáng hơn.
Dùng vaseline tẩy thuốc nhuộm dính trên da dành cho da khô
Những sai lầm thường gặp khi tẩy thuốc nhuộm trên da
Dùng cồn hoặc acetone mạnh có thể làm tổn thương da
Nhiều người cho rằng dùng các chất tẩy rửa mạnh như cồn, axeton, hoặc thuốc tẩy sẽ giúp loại bỏ vết thuốc nhuộm nhanh chóng.Tuy nhiên, các chất này lại có thể làm khô da, gây kích ứng hoặc thậm chí gây bỏng da, đặc biệt là với làn da nhạy cảm.
Thay vào đó, bạn nên sử dụng các nguyên liệu dịu nhẹ như dầu tẩy trang, dầu dừa, sữa chua, gel nha đam,... với thành phần lành tính và an toàn hơn.
Dùng cồn hoặc axeton mạnh có thể làm tổn thương da
Chà xát quá mạnh khiến da bị đỏ rát
Việc chà xát mạnh không khiến vết bẩn biến mất nhanh chóng, mà ngược lại còn có thể làm trầy da, gây đỏ rát hoặc thậm chỉ chảy máu. Thay vào đó, bạn nên thao tác nhẹ nhàng trên da, tránh chà xát quá mạnh, đặc biệt là ở các vùng da nhạy cảm.
Không dưỡng da sau khi làm sạch, khiến da bị khô
Sau khi làm sạch, bạn không nên bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da, đặc biệt là đối với da khô. Hãy thoa kem dưỡng ẩm phù hợp sau khi tẩy rửa. Lưu ý sử dụng các sản phẩm dịu nhẹ, không gây kích ứng và phù hợp với từng loại da nhé.
Dưỡng ẩm da sau khi tẩy vết thuốc nhuộm để da không bị khô
Mẹo ngăn ngừa thuốc nhuộm dính trên da ngay từ đầu
Thoa một lớp vaseline hoặc dầu oliu quanh chân tóc trước khi nhuộm
Trước khi nhuộm, bạn hãy thoa một lớp vaseline hoặc kem dưỡng ẩm dày lên vùng da xung quanh chân tóc, trán, tai và gáy. Lớp kem này sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ, ngăn thuốc nhuộm tiếp xúc trực tiếp với da.
Dùng găng tay và khăn giấy ẩm để lau ngay khi thuốc nhuộm bị dính
Khi nhuộm, hãy nhớ luôn đeo găng tay để bảo vệ da tay khỏi thuốc nhuộm. Nếu lỡ bị dính vào bất kì vùng da nào, hãy dùng khăn giấy ẩm để lau sạch ngay lập tức. Như vậy, vết bẩn sẽ không bị khô, bám vào da dẫn đến khó vệ sinh sau đó.
Sử dụng bông gòn hoặc tăm bông để bôi thuốc nhuộm chính xác hơn
Sử dụng bông gòn, tăm bông hoặc cọ nhuộm chuyên dụng để trộn và thoa thuốc nhuộm, giúp kiểm soát lượng thuốc và tránh để thuốc nhuộm tiếp xúc với da.
Sử dụng găng tay khi nhuộm và dụng cụ chuyên dụng để tránh thuốc nhuộm dính vào da
Lời kết
Như vậy, nếu lỡ không may bị dính thuốc nhuộm khi đi nhuộm tóc tại salon hoặc tự thực hiện tại nhà, bạn có thể áp dụng các cách rửa thuốc nhuộm tóc dính trên da mà Coolmate đã chia sẻ phía trên. Nhớ áp dụng các biện pháp phù hợp với từng loại da của mình nhé. Tuy nhiên, để tránh mất thời gian và phiền phức sau đó, bạn đừng quên sử dụng các mẹo ngăn ngừa để tránh tình trạng này xảy ra trong lần nhuộm tóc tiếp theo nhé.
>>> Xem thêm
Cách chăm sóc da mỏng, yếu, nhạy cảm giúp da phục hồi nhanh chóng
Hướng dẫn cách trị nấm da đầu bằng chanh hiệu quả nhất 2025
Gợi ý nhuộm tóc nâu tây nam CỰC ĐẸP, THU HÚT, HOT TREND 2024