Trước kia, Sneaker chủ yếu được dùng trong lĩnh vực thể thao. Tuy nhiên hiện nay, nó đã trở thành phụ kiện không thể thiếu trong tủ đồ của tín đồ thời trang. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu về thuật ngữ giày Sneaker qua bài viết này nhé.
Thuật ngữ Sneaker bạn nên biết.Nguồn: Internet
GIÀY SNEAKER LÀ GÌ ? XU HƯỚNG SNEAKER HIỆN NAY CỦA GIỚI TRẺ
Lâu nay, giày Sneaker luôn được biết đến là một thương hiệu giày chuyên phục vụ cho các hoạt động ngoài trời hay các hoạt động thể dục thể thao. Đặc biệt là ở mỗi nước, Sneaker sẽ có một cách gọi khác nhau. Giày Sneaker được cấu thành từ hai bộ phận chính là thân giày và đế giày. Đế giày được nhà sản xuất chọn những vật liệu khác nhau như chất liệu tổng hợp, cao su mềm,... Và phần thân giày thường được cấu tạo từ vải tổng hợp hoặc da. Sneaker có nghĩa là người lén lút bởi phần đế giày được làm bằng cao su nên khi hoạt động sẽ không gây ra tiếng động.
Nếu trước kia, giày Sneaker chỉ dùng cho dân thể thao thì hiện nay loại giày này đã được mở rộng khi trở thành một trong những món đồ thời trang không thể thiếu. Những đôi giày Sneaker ngày nay xuất hiện với nhiều màu sắc và hoa văn rực rỡ đã đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng. Nhìn chung, Sneaker hiện vẫn luôn là những lựa chọn thời trang không thể thiếu của giới trẻ.
Sneaker - sự lựa chọn số 1. Nguồn: Internet
TẤT TẦN TẬT VỀ CÁC THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER MÀ BẤT CỨ AI ĐAM MÊ GIÀY CŨNG NÊN BIẾT
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu Sneakerhead là gì? Sneakerhead chỉ những người sưu tầm, mua bán và có tình yêu dành cho Sneaker. Đối với họ, sneaker được coi là sở thích, họ không giới hạn mình với một nhãn hàng cụ thể. Sneakerhead khá tương tự với những nhà sưu tầm, có vốn kiến thức sâu rộng liên quan tới Sneaker. Vậy, trong giới Sneakerhead, có những thuật ngữ giày Sneaker nào?
1. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ A
ACG: Thuật ngữ này được viết đầy đủ là All Condition Gear, hàm ý chỉ những kiểu giày phù hợp với bốn mùa trong năm. Sở hữu chất liệu bền và khó hư hại.
ACG thường được sử dụng trong việc chạy bộ hoặc leo núi.
AM: Được viết đầy đủ là Air Max, đây là một trong số những dòng giày mà Nike sở hữu.
AF1: Viết đầy đủ là Air Force 1, là thuật ngữ được dùng để chỉ giày Nike, thuộc phiên bản Air Force 1 Downtown.
Aglet: Đây là phần kim loại hoặc nhựa giúp tránh hư hỏng và dễ dàng hơn trong việc luồn dây giày.
2. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ B
B-grades: Đây là thuật ngữ ám chỉ những đôi giày chính hãng nhưng bị mắc một số lỗi nhỏ.
Bin: Thuật ngữ giày Sneaker này chỉ giá mua chính thức của một đôi giày, người mua không được offer hay đấu giá.
BID: Thuật ngữ này cho phép người mua và người bán được quyền đấu giá.
Bespoke: Có hàm ý chỉ những đôi giày có một không hai, được thiết kế độc quyền cho một người hoặc một nhóm người giới hạn. Những đôi giày như vậy có giá thành rất cao.
Box Fresh: Đây là thuật ngữ giày Sneaker chỉ những đôi giày chưa được sử dụng và còn mới.
Bin 23 Premio: Những dòng giày của Jordan được làm bằng chất liệu da tốt, có hộp đựng và cây giữ form giày bằng gỗ. Đây là những đôi giày thuộc phiên bản giới hạn.
Thuật ngữ giày Sneaker với B. Nguồn: Internet
3. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ C
Colorway: Đây là thuật ngữ giày Sneaker chỉ cách phối màu trên giày. Thuộc cùng một dòng nhưng cách phối màu khác nhau với Colorway càng hiếm thì giá thành càng cao.
Cop: Thuật ngữ này mang nghĩa là mua.
Campout: Thuật ngữ ám chỉ đôi giày giới hạn mà bạn yêu thích, khiến bạn nguyện ý chờ đợi để được sở hữu.
CDP: Viết tắt của Cut Down Pack, tức hai hộp giày khi ghép lại với nhau sẽ ra số 23 của Jordan.
Clean: Thuật ngữ chỉ một đôi giày đẹp mắt, thẩm mỹ và sạch sẽ.
CIH: Hàm ý bạn đã đủ kinh tế để chi trả cho đôi giày bạn muốn sở hữu.
4. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ D
DS và NIB: hai thuật ngữ này đồng nghĩa với nhau, ám chỉ những đôi giày mới và chưa được ai sở hữu từ khi ra mắt.
Deal: Thuật ngữ giày Sneaker này chỉ những đôi giày được bán ra với mức giá phù hợp với người tiêu dùngDrop/Pass: Ám chỉ việc bỏ qua và không mua giày.
DB: Phiên bản thiết kế này được Nike tham khảo từ những ý tưởng của bệnh nhi ở Doernbecher. Sản phẩm này thuộc phiên bản giới hạn và tiền bán sẽ được ủng hộ đến bệnh viện nhằm làm từ thiện.
DMP: Gần giống với thuật ngữ CDP nhưng bao gồm hai đôi Jordan 13 và Jordan 14.
5. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ E
EP: Chỉ những họa tiết da voi xuất hiện ở đôi Air Jordan 3.
EXT: Viết đầy đủ là Extension, chỉ những đôi giày phiên bản mở rộng để mặc casual.
Thuật ngữ giày Sneaker bằng chữ E. Nguồn: Internet
6. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ F
Flaws: Thuật ngữ giày Sneaker này chỉ những chi tiết chưa hoàn thiện của giày.
FSR: Thuật ngữ này ám chỉ giày được phát hành với đầy đủ size.
Factory Variants: Chỉ những đôi giày fake, được làm bằng vật liệu còn dư và gia công.
Flex: Ám chỉ hành động khoe giày.Flake: Chỉ những người đặt hàng nhưng không nhận.
7. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ G
Grails: Thuật ngữ này ám chỉ việc sở hữu đôi giày mong ước là điều khó thực hiện.
GR và LE: Hai thuật ngữ này có ý nghĩa trái ngược nhau.
GR: ám chỉ đôi giày được bán trên thị trường lớn, dễ tìm kiếm.
LE ám chỉ những đôi giày giới hạn, được bán ở một số thời gian và địa điểm nhất định.
GS: Ám chỉ size giày nhỏ phù hợp với học sinh cấp 1 và cấp 2.
8. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ H
Hypebeast: Thuật ngữ giày Sneaker ám chỉ những người thích sở hữu đôi giày hot trên thị trường. Họ mua chỉ vì muốn gây ấn tượng với mọi người xung quanh.
Hype: Hàm ý chỉ những người chạy theo phong trào.
Heat: Chỉ những đôi giày lạ và hiếm.
Hyperstrike: Chỉ những đôi giày được nhà sản xuất phát hành ở điểm bán lẻ với số lượng ít và không được thông báo trước đó.
HMU: Viết đầy đủ là Hit me up, hàm ý muốn người mua chủ động liên lạc.
9. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ I
Instacop: Ý của thuật ngữ giày Sneaker này là nhanh tay lẹ mắt.
Thuật ngữ giày Sneaker bắt đầu bằng chữ I. Nguồn: Internet
10. THUẬT NGỮ SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ J
Jumpman: Là logo trên đôi giày Jordan của Nike.
J’s/Jays: Chỉ những đôi giày thương hiệu Jordan.
Jean lay: Nói về xu hướng những chiếc quần jeans có ống quần phủ trên Sneaker.
11. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ K
Kicks: Cách gọi khác của Sneaker.
KOTD: Viết đầy đủ là Kicks of the day, dịch sang tiếng Việt là những đôi giày của ngày hôm nay.
12. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ L
Legit: Ám chỉ mức độ uy tín và đảm bảo hàng chính hãng.
Legit check: Kiểm tra độ uy tín của nhà bán hàng.
Low-ball: Ám chỉ những người đưa ra mức giá thấp.
Low-top: Thuật ngữ giày Sneaker này ám chỉ đôi giày thấp hơn mắt cá chân.
LIT: Thuật ngữ ám chỉ hình ảnh xuất sắc
LS: Chỉ những đôi Sneaker phiên bản thời trang, không được dùng để chơi thể thao.
13. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ M
Murdered-out: Chỉ những người có đam mê với màu đen.
Thuật ngữ Sneaker bằng chữ M. Nguồn: Internet
14. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ N
NIB: Ám chỉ những đôi giày mới chưa được sử dụng.
NFS: viết đầy đủ là Not for sale, dùng cho những đôi giày không được bán ra thị trường.
NDS: Ám chỉ những đôi giày đã qua sử dụng.
NWT: Đây là thuật ngữ giày Sneaker ám chỉ những đôi giày thiếu hộp, tuy nhiên có phụ kiện đi kèm.
15. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ O
OG: Là phiên bản đầu tiên của giày được phát hành.
OG all/OG nothing: Ám chỉ những đôi giày đủ phụ kiện/ không đủ phụ kiện.
OBO: Ám chỉ sự thỏa thuận mà cả hai bên đều vui vẻ và đồng ý với nhau.
16. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ P
PE: Những đôi giày dành cho vận động viên, thường mang kí hiệu của đội nhóm hoặc thành viên.
PADS: Ám chỉ đôi giày còn nguyên phụ kiện nhưng đã được dùng thử.
Price Check: Chỉ sự kiểm tra giá sản phẩm.
PRM: Ám chỉ những đôi giày chất lượng cao.
PS: Chỉ những đôi giày dành cho em bé.
Thuật ngữ sneaker bắt đầu bằng P. Nguồn: Internet
17. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ R
Retro: chỉ phiên bản giày được phát hành sau bản OG được ủng hộ.
Reseller: Ám chỉ người săn được hàng hiếm và bán lại với giá cao.
Retailer: Thuật ngữ giày Sneaker chỉ những cửa hàng bán lẻ.
Restock: Ám chỉ đôi giày được ưa chuộng đã có hàng trở lại.
Remastered: ám chỉ những đôi giày từ năm 2015 có chất lượng cải thiện so với thời gian trước.
Receipt: Ý chỉ hóa đơn mua bán lẻ.
RR: Được viết đầy đủ là Roshe Run, là mẫu giày của Nike.
Raffle: Thuật ngữ giày Sneaker này nhắc đến hoạt động mua hàng qua hình thức bốc thăm.
18. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER ĐƯỢC BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ S
Sample: Ám chỉ những phiên bản được mang ra quảng bá, trưng bày.
Steal: Là thuật ngữ của Steal deal, ám chỉ đôi giày chất lượng tốt có mức giá thấp.
SO/HO: Cụm từ này chỉ mức giá ban đầu/ mức giá cao nhất.
SB: Là dòng giày trượt ván của Nike có tên Nike SkateBoarding.
SP: Special Play - Chỉ những đôi giày đặc biệt, chuyên dụng cho thể thao.
SPRM: Đây là tên một thương hiệu giày nổi tiếng.
SE: Thuật ngữ giày Sneaker ám chỉ đôi giày phiên bản đặc biệt được cải tiến.
Struggle: Chỉ sự đấu tranh với mong muốn có được món hàng hiệu nhưng không đủ kinh tế nên phải tìm một sản phẩm tương tự.
Size run: Thuật ngữ này ám chỉ giày có đủ size từ nhỏ đến lớn.
19. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ T
Tonal: Thuật ngữ giày Sneaker này ám chỉ những đôi giày có từ 1 đến 2 tone màu, gồm tone chính và tone phụ.
TB: Thuật ngữ chỉ những mẫu sneaker dùng cho các đội bóng NCAA.
20. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ U
Unauthorized: Thuật ngữ giày Sneaker này chỉ đôi giày chưa được kiểm định nhưng đã được bán trên thị trường.
Thuật ngữ giày Sneaker bằng chữ U. Nguồn Internet
21. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ W
WOMFT: Ý chỉ câu hỏi “Hôm nay tôi mang gì?”
WDYWT: Chỉ câu hỏi “Hôm nay bạn mặc gì?”
22. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ X
X-Collaboration: Thuật ngữ này nhắc đến Sneaker được hợp tác giữa nhiều thương hiệu.
23. THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER BẮT ĐẦU BẰNG CHỮ Y
Yeezy: Giày Sneaker do Kanye West thiết kế cùng Adidas.
MỘT SỐ THUẬT NGỮ GIÀY SNEAKER KHÁC
3M/3M Material: Thuật ngữ giày Sneaker này chỉ chất liệu phản quang trên Sneaker.
1-7Y size Youth: Giày chỉ dành cho đối tượng thanh thiếu niên, người trẻ tuổi.
Trên đây là tổng hợp tất tần tật những thuật ngữ giày Sneaker phổ biến. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm thông tin chính xác về những đôi giày mà mình yêu thích. Và đừng quên theo dõi Coolblog để cập nhật những kiến thức bổ ích mỗi ngày nhé.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới.