OEM là một thuật ngữ đã không còn quá xa lạ với những người làm về ngành may mặc hay thời trang. Trong thời trang, thuật ngữ OEM được nhắc đến nhiều ở các shop bán hàng thời trang online, trên các trang mạng xã hội hay là trên các trang thương mại điện tử,… Vậy OEM là gì, thương hiệu OEM là gì? Cùng Coolmate tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
OEM là gì, thương hiệu OEM là gì?
1. Thương hiệu OEM là gì?
Thuật ngữ OEM là từ viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer“ trong tiếng anh, khi dịch sang tiếng Việt thì cụm từ này có ý nghĩa là “nhà sản xuất phụ tùng gốc“, “nhà sản xuất thương hiệu gốc“ hay “nhà sản xuất thiết bị gốc”.
Nói một cách dễ hiểu thì một sản phẩm nào đó được doanh nghiệp, thương hiệu hoặc cá nhân đưa ra những yêu cầu về sản phẩm và lên đơn cho công ty gia công, công ty gia công này sẽ dựa vào những yêu cầu về số lượng, chất lượng, mẫu mã sản phẩm để thực hiện sản xuất ra sản phẩm giống với những yêu cầu trong đơn đặt hàng của những đối tác của họ.
OEM là từ viết tắt của cụm từ “Original Equipment Manufacturer“ dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “nhà sản xuất phụ tùng gốc“, “nhà sản xuất thương hiệu gốc“ hay “nhà sản xuất thiết bị gốc”
Thuật ngữ OEM (Original Equipment Manufacturer) được sử dụng ở đa dạng ngành nghề, hay lĩnh vực khác nhau, có thể lấy ví dụ như: đồ công nghệ, phần mềm, thời trang, phụ kiện, hàng điện tử, nội thất, thiết bị công nghiệp,…
1.1. Thương hiệu OEM là của nước nào?
Thương hiệu OEM thường chỉ là một mô hình kinh doanh, không phải là thương hiệu của một quốc gia nào. Để xác định xuất xứ của thương hiệu OEM, bạn cần tìm hiểu về công ty sản xuất sản phẩm đó, xem chúng có trụ sở ở đâu, có chi nhánh nào, và nguồn gốc cụ thể của sản xuất.
1.2. Yêu cầu về hàng hóa OEM
Yêu cầu về hàng hóa OEM là một quy trình cần phải tuân theo cả từ bên đặt hàng và công ty OEM:
- Bên đặt hàng: Phải thông báo trước cho nhà sản xuất với đơn đặt hàng hoặc hợp đồng sản xuất, chỉ rõ số lượng hàng hoá cần sản xuất và đưa ra các yêu cầu cụ thể về sản phẩm như màu sắc, thông số kỹ thuật, và các yêu cầu khác.
- Công ty OEM: Phải sản xuất và cung cấp chính xác số lượng và yêu cầu về sản phẩm mà bên đặt hàng đã yêu cầu. Công ty OEM không được tự ý bán lẻ hàng ra thị trường dưới bất kỳ hình thức nào ngoài việc lắp ráp, phân phối và tiêu thụ sản phẩm khi sản phẩm đã được hoàn thiện về tổng thể.
OEM không phải là thương hiệu của một quốc gia nào
2. Phân biệt giữa thương hiệu OEM và kinh doanh truyền thống
Thương hiệu OEM và hình thức kinh doanh truyền thống không giống nhau
Nhiều người thường nghĩ rằng thương hiệu OEM và hình thức kinh doanh truyền thống là giống nhau. Tuy nhiên chúng ta cần phân biệt rõ 2 khái niệm này.
Hình thức kinh doanh truyền thống sẽ bao gồm các hoạt động nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh sản phẩm. Các hoạt động này được quản lý trực tiếp bởi các phòng ban trực thuộc công ty. Kinh doanh truyền thống, công ty sẽ cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để đầu tư về dây chuyền sản xuất, đầu tư về nhân lực và hệ thống quản lý.
Kinh doanh thương hiệu OEM lại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hơn khi rút gọn được quy trình sản xuất và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cho máy móc
Trong khi đó kinh doanh thương hiệu OEM lại giúp doanh nghiệp tối ưu hóa chi phí hơn khi rút gọn được quy trình sản xuất và tiết kiệm nguồn vốn đầu tư cho máy móc. Vì chủ thương hiệu OEM chỉ cần thuê một công ty bên ngoài để thực hiện các công việc gia công, lắp ráp và sản xuất sản phẩm. Không chỉ có vậy, chúng ta còn có thể tận dụng mô hình sản xuất OEM để sản xuất hàng hóa cho những đối tác khác nhau. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ tối ưu hóa được chi phí, thời gian và nguồn lực cho cả khách hàng và công ty OEM.
>>> Xem Thêm:
Top 13 việc làm online tại nhà đơn giản, dễ kiếm tiền giữa mùa dịch
Mách bạn bí quyết tiết kiệm tiền hiệu quả mà vẫn có cuộc sống thoải mái
3. Thương hiệu OEM trên Lazada/Tiki là gì?
Cùng tìm hiểu kỹ hơn Thương hiệu OEM trên các sàn thương mại điện tử phổ biến hiện nay:
3.1. Thương hiệu OEM trên Lazada
Thương hiệu OEM trên Lazada thường ám chỉ các sản phẩm được bán trên nền tảng này mà không được xác định rõ ràng về thương hiệu cụ thể. Việc này cho phép người bán cạnh tranh trên Lazada mà không cần phải có quyền sở hữu trí tuệ hay thương hiệu đăng ký. Tuy nhiên, điều quan trọng là sản phẩm vẫn cần phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến chất lượng, an toàn và các yêu cầu khác của Lazada.
Sản phẩm thương hiệu OEM trên Lazada không cần phải có quyền sở hữu trí tuệ
3.2. Thương hiệu OEM trên Tiki
Tương tự Lazada, thương hiệu OEM trên Tiki cũng là những mặt hàng thường không yêu cầu người bán cung cấp bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký thương hiệu cụ thể.
4. Có nên mua hàng thương hiệu OEM không?
Quyết định mua và sử dụng hàng OEM hay hàng thương hiệu phụ thuộc vào nhu cầu và ưu tiên cá nhân của từng người. Nếu ưu tiên của bạn là tiết kiệm chi phí và bạn chấp nhận một số hạn chế về chất lượng và hỗ trợ, việc mua hàng OEM có thể là lựa chọn phù hợp.
Ưu điểm chính của hàng thương hiệu OEM là giá cả thường rẻ hơn so với hàng chính hãng, giúp bạn tiết kiệm chi phí. Thêm vào đó, hàng OEM thường được sản xuất từ các nhà sản xuất gốc, vì vậy chất lượng chung cũng ổn định. Việc mua bán hàng OEM đã được hợp pháp hóa tại nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam, cho phép bạn tự do mua và sử dụng hàng này.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, trong một số trường hợp, mặc dù hàng thương hiệu OEM có giá rẻ hơn, nhưng việc hỗ trợ sau bán hàng có thể không được tốt như hàng chính hãng. Điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn sau khi mua sản phẩm.
Để tiết kiệm chi phí thì việc mua hàng OEM là lựa chọn phù hợp
5. Những lưu ý khi mua hàng OEM
Hàng OEM hiện nay cũng rất dễ bị Fake (làm giả, làm nhái), khi mua hàng có một số điểm cần lưu ý quan trọng:
-
Xem xét chất lượng: Hàng thương hiệu OEM thường có giá rẻ hơn, nhưng chất lượng có thể không được đảm bảo như hàng chính hãng. Trước khi mua, hãy kiểm tra kỹ về chất lượng và tin cậy của sản phẩm.
-
Đánh giá giá cả: Hàng OEM không nên có giá quá thấp so với hàng chính hãng. Nếu giá cả quá rẻ, có thể là dấu hiệu của sản phẩm kém chất lượng hoặc hàng giả.
-
Xem xét hỗ trợ sau bán hàng: Hỗ trợ kỹ thuật và chế độ bảo hành cho hàng OEM thường không được tốt như hàng chính hãng. Trước khi mua, hãy xem xét khả năng sửa chữa, đổi trả và cung cấp linh kiện thay thế.
-
Chọn nhà cung cấp đáng tin cậy: Chọn các nhà cung cấp uy tín để tránh mua phải hàng nhái hoặc sản phẩm kém chất lượng. Đánh giá thông tin, đánh giá từ người dùng trước đó về nhà cung cấp.
-
Nắm rõ về sản phẩm: Trước khi mua, nên nắm rõ thông số kỹ thuật, tính năng sản phẩm, và đánh giá từ người dùng khác. Điều này giúp đảm bảo bạn chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mình.
Hàng thương hiệu OEM thường có giá rẻ hơn hàng chính hãng
Như vậy là Coolmate đã chia sẻ đến bạn tất tần tật những thông tin về thương hiệu OEM là gì? Có nên mua hàng thương hiệu OEM không? Hy vọng rằng với những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu hơn về OEM là gì và có thể khởi nghiệp theo hình thức này. Đừng quên theo dõi Cool Blog để biết thêm thật nhiều tin thức thú vị hơn nữa nha!
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!