Thương hiệu phụ là gì? Tại sao lại lần lượt xuất hiện các thương hiệu phụ?

Thương hiệu phụ là gì? Vì sao thương hiệu phụ lại lần lượt xuất hiện? Thách thức gì cho các nhãn hàng có thương hiệu phụ? Hãy cùng tìm hiểu với Coolmate nhé.

Ngày đăng: 18.08.2022, lúc 10:05 1.363 lượt xem

Thương hiệu phụ là gì? Đây được hiểu cơ bản là những thương hiệu được sinh ra từ thương hiệu chính để tạo ra một dòng sản phẩm khác. Mục đích của việc này là hướng đến thế hệ khách hàng trẻ hơn. Hoặc đó là mong muốn tạo ra sự độc đáo, cao cấp của thương hiệu chính.

Ngành thời trang hiện đang khai sinh ra rất nhiều các thương hiệu phụ khác nhau. Hãy cùng tim hiểu cụ thể hơn với Coolmate nhé.

Khái niệm thương hiệu phụ là gì?

Khái niệm thương hiệu phụ là gì? Có thể bạn chưa biết, thương hiệu phụ là những thương hiệu được sinh ra từ thương hiệu chính và kinh doanh một dòng sản phẩm khác. 

Thương hiệu phụ là gì?

Thương hiệu phụ là gì?

Các thương hiệu này đến một lúc nào đó cũng có thể sẽ mạnh ngang bằng với thương hiệu mẹ (thương hiệu song song). Một điển hình của việc này chính là Pentium hay Duo Core là những thương hiệu con của Intel.

Ban đầu, khi mới được tung ra thị trường thì rất ít người biết đến thương hiệu này. Nhưng sau đó, Pentium, Duo Core đã phát triển thành một dòng sản phẩm riêng của Tập đoàn Intel.

Trào lưu mở thương hiệu phụ bắt nguồn từ đâu?

Vậy trào lưu mở thương hiệu phụ của các nhãn hàng bắt đầu từ đâu? Các dòng sản phẩm thương hiệu phụ được ra đời vào cuối những năm 1980, đầu năm 1990. Với các thương hiệu áp dụng như: Moschino Cheap & Chic, D&G, Miu Miu…

Trào lưu thương hiệu phụ bắt nguồn từ đâu?

Trào lưu thương hiệu phụ bắt nguồn từ đâu?

Việc phát triển thương hiệu chỉ thật sự bùng nổ trên thị trường vào năm 1981 bởi nhà thiết kế Giorgio Armani quyết định cho ra đời dòng sản phẩm Emporio Armani.

Nhiều người cho rằng, việc cho ra thương hiệu phụ là một bước thụt lùi của thương hiệu lớn, với Emporio Armani cũng vậy. Nhưng thực tế thì thương hiệu này lại nhanh chóng trở thành một hiện tượng.

Dưới nhãn hiệu lớn là Armani hùng mạnh, rất nhiều nhãn hiệu phụ khác đã được sinh ra như: Armani Colleczioni, Armani Jeans, Armani Exchange (A/X), Armani Junior… với sự khác biệt về giá cả và đối tượng khách hàng.

Ví dụ điển hình cho sự thành công của thương hiệu phụ

Ví dụ điển hình cho sự thành công của thương hiệu phụ

Đó là một ví dụ điển hình cho việc bắt nguồn một thương hiệu phụ. Còn điều quan trọng để tạo sự thành công cho thương hiệu phụ là gì? Đó là ở sự trung thành, khả năng nhận diện với thương hiệu chính.

Một điểm khác quyết định thắng lợi của thương hiệu phụ là ở việc đặt tên. Tên thương hiệu chứa tên tuổi của nhà thời trang lớn sẽ được đón nhận ngay tức thì bởi được thơm lây từ tiếng tăm sẵn có.

Các sản phẩm của thương hiệu phụ thường có giá mềm hơn so với các nhãn hiệu mẹ và hướng đến đối tượng khách trẻ hơn. Với mức giá rẻ hơn nên có thể làm thỏa mãn những khách hàng tiềm năng này trong tương lai.

Ưu và nhược điểm của thương hiệu phụ

Khi tìm hiểu về thương hiệu phụ là gì, bạn cũng cần nắm rõ những ưu, nhược điểm mà thương hiệu phụ mang lại. Cụ thể như:

Ưu điểm

  • Với sự thành công của thương hiệu phụ, nhãn hàng có thể quảng cáo và tăng cường cho thương hiệu mẹ.
  • Thiết lập lòng trung thành và niềm tin thương hiệu của người tiêu dùng.
  • Người tiêu dùng có lòng tin hơn vào thương hiệu chính, khi muốn thử một sản phẩm thì có thể mua sản phẩm dưới thương hiệu chính.

Thương hiệu phụ mang lại lợi ích gì?

Thương hiệu phụ mang lại lợi ích gì?

Nhược điểm

Tuy nhiên, thương hiệu phụ cũng tồn tại một số nhược điểm như:

  • Tốn thêm nhiều chi phí để tiếp thị, quảng cáo và duy trì thương hiệu mới
  • Đôi lúc các thương hiệu phụ có thể không thành công, việc này có thể tác động tiêu cực đến thương hiệu mẹ. Thậm chí điều này cũng ảnh hưởng đến lòng trung thành, niềm tin của khách hàng cũng như doanh nghiệp. 
  • Trải nghiệm khách hàng không tốt cũng có thể dẫn đến sự mờ nhạt của hình ảnh thương hiệu phụ và thương hiệu mẹ.
  • Thương hiệu phụ cũng có thể tái cấu trúc doanh nghiệp để phù hợp với thương hiệu mới và bản sắc của nó. 
  • Người dùng có thể sẽ bị nhẫm lẫn giữa thương hiệu chính và nhận diện thương hiệu phụ. Chính sự nhầm lẫn này sẽ làm loãng sức mạnh và bản sắc của thương hiệu chính.

Những cái “bẫy” từ thương hiệu phụ

Chắc hẳn bạn đã hiểu một chút về thương hiệu phụ là gì? Nhưng thực tế thì các thương hiệu phụ cũng có những mặt trái với ngành thời trang nói chung. Bởi sự tôn sùng của các fashionista dành cho các hãng thời trang danh tiếng chính là con dao hai lưỡi.

Thương hiệu phụ nhiều ưu điểm nhưng cũng có mặt trái

Thương hiệu phụ nhiều ưu điểm nhưng cũng có mặt trái

Ví dụ như, nếu bạn nghe đến tên Sui by Anna Sui thì bạn sẽ biết rằng đây là thương hiệu phụ của nhãn hiệu Anna Sui nổi tiếng. Thế nhưng, thực tế thì Anna Sui không có thương hiệu phụ này.

Việc lợi dụng cách đặt tên dòng phụ theo tên nhà thiết kế và danh tiếng có sẵn của các nhãn hiệu quốc tế, những kẻ làm hàng nhái đã bẫy được rất nhiều người. Bởi vậy, dù nhiều hãng vẫn tiếp tục ra thương hiệu phụ nhưng Dolce & Gabbana lại lựa chọn chấm dứt hoạt động của D&G từ năm 2012.

Không phải là do thương hiệu D&G không được nhiều người ưa chuộng trên thị trường thời trang nữa mà là hai nhà sáng lập muốn được dành nhiều tâm sức hơn cho thương hiệu chính của họ. Việc tâp trung vào một thương hiệu duy nhất cũng giúp nhãn hàng có nhiều sản phẩm chất lượng hơn.

Louis Vuitton nói không với thương hiệu phụ

Louis Vuitton nói không với thương hiệu phụ

Cũng có nhiều thương hiệu thời trang khác từ khi thành lập đến nay thì không mở thêm bất cứ một thương hiệu phụ nào. Ví dụ như: Hermès, Louis Vuitton, BVLGARI hay Chanel.

Họ muốn dành cho khách hàng những trải nghiệm độc quyền trọn vẹn trong các sản phẩm độc nhất vô nhị. Nếu có thương hiệu phụ, khách hàng của họ sẽ không còn thấy độc nhất nữa vì sản phẩm quá dễ để có. Nhiều khách hàng lại không thích việc chia sẻ không gian đẳng cấp với nhiều người.

Việc chờ đợi cả năm mới dành được mẫu áo, túi thời trang hay ghi tên trước để order một mẫu sản phẩn hạn chế là điều nhiều người yêu thích.

Đó là những thông tin mà Coolmate muốn chia sẻ với bạn về thương hiệu phụ là gì và những gì mà nó mang lại cho ngành thời trang. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích cho mình.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn