Tia UV là gì? 7 cách chống tia UV để bảo vệ da

Tia UV là gì? Đây là một câu hỏi được nhiều quan tâm bởi tia UV có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làn da của chúng ta. Tia UV là viết tắt của bức xạ tia cực tím, là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Tia UV có thể gây ra nhiều vấn đề cho da như nám, sạm, lão hóa, ung thư da,… Vậy làm thế nào để chống tia UV hiệu quả? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Coolmate tìm hiểu về tia UV là gì cũng như 7 cách chống tia UV để bảo vệ da một cách tốt nhất.

Ngày đăng: 21.05.2023, lúc 11:40 1.470 lượt xem

Tia UV là gì? Đây là một câu hỏi được nhiều quan tâm bởi tia UV có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và làn da của chúng ta. Tia UV là viết tắt của bức xạ tia cực tím, là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn ánh sáng nhìn thấy. Tia UV có thể gây ra nhiều vấn đề cho da như nám, sạm, lão hóa, ung thư da,… Vậy làm thế nào để chống tia UV hiệu quả? Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Coolmate tìm hiểu về tia UV là gì cũng như 7 cách chống tia UV để bảo vệ da một cách tốt nhất.

7 cách chống tia UV để bảo vệ da một cách tốt nhất

7 cách chống tia UV để bảo vệ da một cách tốt nhất

1. Tia UV là gì?

1.1. Tia UV là gì?

Tia UV hay còn được gọi là bức xạ tia cực tím (ultraviolet) hoặc tia tử ngoại, là một dạng bức xạ điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến thông thường nhưng dài hơn bước sóng của tia X. Phổ của bức xạ tia cực tím hay tia UV có thể chia ra thành 2 vùng tia gồm vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 - 200nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 - 10nm). Hiểu một cách đơn giản, tia UV chính là các tia bức xạ cực tím có bước sóng ngắn, được phát ra từ các nguồn ánh sáng như mặt trời.

Bức xạ tia cực tím thường có trong ánh sáng mặt trời và chiếm khoảng 10% tổng lượng bức xạ điện từ từ mặt trời. Tuy vậy, tia UV cũng có thể được tạo ra bởi hồ quang điện, bức xạ Cherenkov hoặc các đèn chuyên dụng, chẳng hạn như đèn hơi thủy ngân, đèn ống huỳnh quang và đèn ánh sáng tối màu. Điều này lý giải cho việc nếu bạn ngồi trực tiếp quá gần dưới ánh sáng đèn trong nhà và liên tục trong lâu dài cũng sẽ khiến bạn bị đen da như khi đi dưới ánh nắng mặt trời.

Tia UV hay còn được gọi là bức xạ tia cực tím

Tia UV hay còn được gọi là bức xạ tia cực tím

1.2. Phân loại tia UV theo bước sóng

Khi quan tâm đến tác hại của tia cực tím đến sức khỏe con người và môi trường, phổ của tia cực tím chia ra làm các phần gồm tia cực tím A (UVA), tia cực tím B (UVB) và tia cực tím C (UVC), cách phân loại khác biệt giữa 3 tia trên sẽ dựa trên bước sóng của tia cực tím. Tia UVA (bước sóng từ 380 - 315nm) còn được gọi là sóng dài hay ánh sáng đen, tia UVB (bước sóng 315 - 280nm) còn được gọi là sóng trung và tia UVC (bước sóng ngắn hơn 280nm) gọi là sóng ngắn hay sóng có tính tiệt trùng.

Bức xạ UVC hầu hết sẽ được hấp thụ bởi tầng ozone trong bầu khí quyển của Trái đất và không đến được bề mặt Trái đất, trong khi bức xạ UVA và UVB có bước sóng lớn hơn sẽ xuyên qua tầng khí quyển và tiếp xúc với mặt đất. Các tia UVA và UVB đều gây nên ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tia UVA có khả năng thâm nhập sâu hơn vào da. Các tia UVA, UVB và UVC phần lớn đều đến từ mặt trời. Theo lý thuyết bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone mà 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA (một số rất ít có thể là UVB). Tuy vậy, với việc môi trường đang ngày càng ô nhiễm là tác nhân khiến tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động và theo ghi nhận cho thấy các tia UVB, UVC ngày càng trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng.

Tia UV gồm UVA, UVB và UVC

Tia UV gồm UVA, UVB và UVC

1.3. Một số tác hại từ tia UV

Về tác hại của tia UV (tia cực tím), nhìn chung tia UV sẽ khiến làn da bạn bị tổn thương, gây nám da, sạm da, tăng các nguy cơ ung thư da, gây lão hóa sớm, kích ứng da, nếu tia UV đi vào mắt có thể gây nên hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm. Cụ thể hơn, với tia UVA, có thể gây lão hóa da, hình thành nếp nhăn, gây sạm da và các đốm đồi mồi, nguyên nhân ban đầu với ung thư da. Tia UVB gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da. Tia UVC có khả năng tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào và phá hủy ADN.

Tia UVA xuyên qua bề mặt da, lớp biểu bì và chạm tới lớp hạ bì. Tia UVB chạm đến bề mặt da trong khi tia UVC bị chặn lại bởi tầng ozone. Theo ghi nhận mỗi ngày lượng tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều và đạt đỉnh vào lúc giữa trưa từ 12 giờ đến 1 giờ 30 khi mặt trời lên cao nhất trên bầu trời. Do vậy đây cũng là thời điểm mà bạn nên che chắn và bảo vệ da thật tốt và hạn chế di chuyển ra bên ngoài nhằm hạn chế tác động từ tia UV.

Tia UVA xuyên qua bề mặt da, lớp biểu bì và chạm tới lớp hạ bì

Tia UVA xuyên qua bề mặt da, lớp biểu bì và chạm tới lớp hạ bì

1.4. Lợi ích mà tia UV mang lại

Bên cạnh các tác hại, tia UV cũng mang đến những lợi ích nhất định đối với Trái Đất và sự sống. Tia UV đóng vai trò giúp tổng hợp vitamin D cho cơ thể, kích thích miễn dịch và điều tiết sinh lý. Nếu bạn tận dụng thời gian phơi nắng vào sáng sớm từ 6 giờ đến 8 giờ khi mặt trời mới lên sẽ giúp tăng cường canxi và phospho, làm cho xương chắc khỏe. Các tia sáng vào thời điểm trên là tia sáng tốt, hỗ trợ phát triển miễn dịch và sức khỏe.

Ngoài ra, tia UV cũng có khả năng khử khuẩn và tiệt trùng hiệu quả. Tia UV có thể tiêu diệt các vi sinh vật như virus và vi khuẩn, ứng dụng trong khử khuẩn nước và không khí bằng phương pháp chiếu xạ trực tiếp hoặc gián tiếp. Tia UV cũng sở hữu khả năng sinh nhiệt nên được ứng dụng trong làm khô và giảm hơi nước của vật dụng. Một ứng dụng phổ biến nhất chính là phơi khô quần áo, nhờ tác dụng nhiệt cực tốt cùng khả năng khử khuẩn nên quần áo khi phơi ngoài trời nắng sẽ khô tự nhiên, nhanh chóng, sạch sẽ và tiện dụng.

Tia UV có khả năng khử khuẩn và tiệt trùng hiệu quả

Tia UV có khả năng khử khuẩn và tiệt trùng hiệu quả

2. Ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người

2.1. Mức độ ảnh hưởng của tia UV theo các yếu tố

Mức độ ảnh hưởng của tia UV thay đổi khác nhau tùy theo từng các yếu tố tác động từ môi trường và thời điểm trong ngày. Dưới đây là một số yếu tố phổ biến bạn có thể tham khảo

+ Thời gian trong ngày. Theo ghi nhận mỗi ngày lượng tia UV trong ánh nắng mặt trời sẽ hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều và đạt đỉnh vào lúc giữa trưa từ 12 giờ đến 1 giờ 30 khi mặt trời lên cao nhất trên bầu trời. Tia UV thường tập trung cao vào buổi trưa, khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, hướng chiếu gần như vuông góc với mặt đất (mặt trời trên đỉnh đầu, đứng bóng).

Ngoài ra, vào các mùa như mùa hè hoặc mùa xuân, đây cũng là những mùa có khí hậu nóng hơn so với 2 mùa còn lại được ghi nhận trong năm, đặc biệt nóng nhất là vào mùa hè. Thời điểm mùa hè thường được ghi nhận có nhiệt độ cao nhất trong năm. Do vậy ánh nắng mặt trời vào mùa hè và xuân cũng có cường độ lớn hơn so với bình thường.

+ Vị trí địa lý khu vực. Tại các khu vực gần đường xích đạo, những vùng có khí hậu nhiệt đới thường sẽ có cường độ của tia UV lớn hơn so với các khu vực xa xích đạo như những vùng khí hậu ôn đới. Chẳng hạn nếu có cơ hội trải nghiệm, bạn có thể thấy rằng ánh nắng tại Việt Nam hoặc một số quốc gia gần đây như Indonesia hay Thái Lan thường nắng nóng và gay gắt hơn so với các quốc gia như Pháp, Anh hoặc Nga vốn rất xa đường xích đạo.

Tia UV hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều

Tia UV hoạt động mạnh nhất từ 10 giờ 30 sáng đến 4 giờ chiều

+ Độ cao so với mực nước biển. Cường độ của các tia UV thường sẽ tỉ lệ thuận với độ cao cao hơn của mực nước biển. Điều này có nghĩa rằng nếu bạn ở khu vực có có độ cao lớn so với mực nước biển hoặc khi bạn càng lên cao, cường độ các tia UV sẽ càng lớn. Theo nghiên cứu cho thấy, những khu vực có độ cao từ 1500 - 2.000 mét so với mực nước biển thì cường độ tia UV có thể tăng lên đến 10 - 12%. Do vậy khi bạn leo lên núi, đến những khu vực núi cao hay bay trên máy bay, bạn sẽ tiếp xúc với nhiều tia UV hơn khi bạn ở dưới mặt đất.

+ Độ che phủ của mây (thời tiết). Độ che phủ của mây hoặc thời tiết là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của tia UV. Cường độ của tia UV theo ghi nhận cũng tỉ lệ nghịch với độ che phủ của mây hoặc dưới thời tiết mát mẻ. Các tia UV khi đến mặt đất sẽ đi qua nhiều tầng không khí khác nhau, càng đi qua nhiều lớp không khí, càng có nhiều ánh sáng bị hấp thụ và phản xạ, đồng thời càng có nhiều mây che phủ ánh sáng mặt trời sẽ có ít ánh sáng đi qua, do đó cường độ của ánh sáng sẽ giảm dần. Bầu trời nhiều mây và trong ngày thời tiết mát mẻ có thể giảm 50% lượng tia UV xuống trái đất, đặc biệt khi trời có mây dày và thấp, bạn sẽ tiếp xúc với ít tia UV hơn khi trời quang đãng.

+ Không gian xung quanh. Cường độ của tia UV cũng sẽ có sự chênh lệch tùy theo không gian xung quanh của bạn. Cường độ các tia UV được cho là sẽ lớn hơn ở những nơi có không gian rộng, thoáng đãng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao như bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Điều này lý giải nguyên nhân ánh nắng tại các vùng biển thường mạnh hơn. Trong các khu vực thành phố, trung tâm đông đúc thường có cường độ tia UV thấp hơn do nơi đây tập trung rất nhiều các tòa nhà cao tầng, bóng râm và cây cối có khả năng giảm tác động từ tia UV.

Cường độ tia UV lớn hơn ở những nơi có không gian rộng

Cường độ tia UV lớn hơn ở những nơi có không gian rộng

2.2. Ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người

Nếu bạn tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với tia UV, điều này sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bản thân bạn. Tia UV không những tác động lên làn da của bạn, làm da cháy nắng, nhanh lão hóa, có nguy cơ ung thư da, mà còn mang lại những tác hại cho mắt và ức chế hệ miễn dịch của cơ thể dựa vào khả năng bức xạ ion hóa.

Tác hại đến làn da – Gây ung thư da

Qua một số nghiên cứu, có thể thấy rằng 90% nguyên nhân của ung thư da là do tác hại của tia UV gây nên. Khi bạn tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp và vào các khung thời gian có cường độ tia UV cao trong ngày, làn da sẽ chịu nhiều ảnh hưởng từ tia UV, về lâu dài gây nên tình trạng ung thư da. Một số hiện tượng ung thư da mà con người có thể gặp phải phổ biến như xuất hiện các vết đốm màu đỏ hoặc tím trên da, có mụn cứng ở mí mắt, một số nốt ruồi xuất hiện bất thường trên da,… những hiện tượng trên sẽ dẫn đến ung thư da hắc tố, ung thư da tế bào đáy hoặc ung thư da tế bào vảy.

Tác hại đến làn da – Gây cháy nắng

Một tác hại rất phổ biến với làn da khi tiếp xúc với ánh nắng chính là hiện tượng cháy nắng da. Cháy nắng da nhìn chung nhẹ hơn ung thư da nhưng đây là dấu hiệu bạn cần nhận biết nhằm tránh tình trạng diễn tiến lâu hơn có thể dẫn đến ung thư da. Khi bạn tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng có cường độ cao như khi đi ra biển vào mùa hè, khi này da của bạn sẽ chuyển sang màu đỏ, có cảm giác rát nhẹ, thậm chí với làn da mỏng còn có hiện tượng da bị lột và rộp lên.

Đây là tình trạng cháy nắng da. Da cháy nắng thường xuyên và lâu ngày sẽ hình thành các vết nám, da thâm sạm, thô ráp hơn. Ngoài ra, cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư da hắc tố và gây tổn thương da, khiến da chuyển màu vĩnh viễn.

Tác hại đến làn da – Gây ung thư da, lão hóa và cháy nắng

Tác hại đến làn da – Gây ung thư da, lão hóa và cháy nắng

Tác hại đến làn da – Gây lão hóa sớm

Một tác hại khác mà tia UV có thể gây nên với làn da của bạn chính là thúc đẩy quá trình lão hóa sớm trên da. Tia UV có khả năng phá hủy collagen ở lớp trên cùng của da. Nếu như tia UVB là nguyên nhân làm da bị cháy nắng thì tia UVA lại là tác nhân khiến da lão hóa nhanh hơn. Tia UVA đi xuyên qua bề mặt da, lớp biểu bì và chạm tới lớp hạ bì, gây xáo trộn hoạt động cơ chế tài sản sinh collagen. Tác động từ tia UVA khiến da được tái tạo lại không đúng cách, hình thành các vết nhăn, vết thâm và gây suy giảm sức sống trên làn da của bạn. Tia UVA là tia UV phổ biến nhất do vậy nếu tiếp xúc trực tiếp quá nhiều với ánh nắng sẽ khiến tốc độ lão hóa tăng nhanh hơn.

Tác hại đến mắt và vùng da quanh mắt

Vùng da quanh mắt được biết đến là vùng da mỏng và dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể của bạn. Khi bạn tiếp xúc quá lâu với tia UV ở cường độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các bộ phận và gây bỏng lên các bề mặt của mắt. Cũng tương tự như với da, vùng da quanh mắt sẽ bị đẩy nhanh tốc độ lão hóa khiến da nhăn và thâm hơn.

Bên cạnh đó, các bức xạ từ tia UV khi chiếu trực tiếp vào vùng mắt như võng mạc và giác mạc mắt cũng sẽ gây nên các vấn đề tổn thương mắt như đục thủy tinh thể, suy hoại đến võng mạc, mù tuyết, cườm mắt, thậm chí về lâu dài có thể gây ra tình trạng lòa hay mù mắt. Các bệnh này đều làm suy giảm thị lực trầm trọng.

Tác hại đến hệ miễn dịch

Tác hại đến hệ miễn dịch

Tác hại đến hệ miễn dịch

Một số nghiên cứu cho thấy các tia UV có khả năng tác động và gây suy giảm hệ miễn dịch trong cơ thể. Các tia UV, đặc biệt là tia UVA khi xâm nhập vào da có khả năng thay đổi và phá hủy DNA, kích thích giải phóng cytokine, gây nên ức chế kháng nguyên, ức chế miễn dịch và tạo nên các tế bào lympho. Quá trình trên khiến hệ miễn dịch bị tác động và làm thay đổi cách thức hoạt động. Khi hệ miễn dịch không làm đúng chức năng sẽ gây suy giảm sức đề kháng, giảm khả năng chống lại virus, ngay cả khi tiêm phòng cũng khiến vaccine kém hiệu quả hơn.

Màu sắc:
Kích thước:

2.3. Chỉ số tia UV bao nhiêu là không tốt?

Chỉ số tia UV (UV Index) hay còn gọi là chỉ số tia cực tím, là mức chỉ số được đưa ra nhằm đánh giá độ mạnh cũng như cường độ của bức xạ cực tím từ ánh sáng mặt trời. Chỉ số tia UV được tính toán và công bố công khai theo từng khu vực khác nhau. Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo chỉ số UV theo từng tỉnh, thành dựa trên số liệu từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, thông qua các trang tin tức trực tuyến uy tín hoặc bằng công cụ đo lường thời tiết dự báo hằng ngày.

Chỉ số tia UV được đánh giá theo bậc thang

Chỉ số tia UV được đánh giá theo bậc thang

Chỉ số tia UV được đánh giá theo bậc thang tăng dần từ 1 đến 11 với bốn nhóm chính. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) chỉ số tia UV được phân loại như sau:

+ Nhóm 1 với UV index từ 0 đến 2: Chỉ số tia UV có cường độ thấp, lượng bức xạ không cao, an toàn để bạn có thể hoạt động ngoài trời. Thông thường vào sáng sớm (trước 8 giờ) hoặc vào những ngày nhiều mây và thời tiết mát mẻ, chỉ số tia UV sẽ thuộc nhóm này.

+ Nhóm 2 với UV index từ 3 đến 7: Chỉ số tia UV có cường độ tương đối cao, lượng bức xạ ở mức trung bình, khi ra ngoài bạn cần có các biện pháp nhằm bảo vệ cơ thể, đặc biệt tránh ánh nắng lúc giữa trưa. Nhóm 2 cũng là nhóm phổ biến của chỉ số tia UV hằng ngày tại phần lớn các quốc gia.

+ Nhóm 3 với UV index từ 8 đến 10: Chỉ số tia UV có cường độ cao, lượng bức xạ lớn, bạn nên tránh ở ngoài trời nắng vào thời điểm này, khi có ra ngoài bạn cần sử dụng kem chống nắng và áo khoác là bắt buộc. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng, thời gian gây bỏng da là 25 phút, bạn cũng có thể bị say nắng dẫn đến chóng mặt, ngất xỉu, đau đầu.

+ Nhóm 4 với UV index trên 10: Chỉ số tia UV có cường độ cực cao, lượng bức xạ vô cùng lớn, đây là nhóm chỉ số UV rất nguy hiểm, nguy cơ làm tổn thương da, mắt bị bỏng nếu tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời trong khoảng 15 phút mà không được bảo vệ. Bạn không nên ra ngoài vào lúc giữa trưa nếu không có việc quá gấp.

Khuyến cáo từ Bộ Y tế về chỉ số tia UV

Khuyến cáo từ Bộ Y tế về chỉ số tia UV

Tại Việt Nam, theo khuyến cáo từ Bộ Y tế, chỉ số tia UV ở mức an toàn là dưới 3, còn trên ngưỡng 3 là không an toàn, có thể gây ra nhiều tác hại khôn lường đến sức khỏe, trong đó mức trên 10 là mức đáng báo động, hiện tượng nắng nóng gay gắt, mọi người nên hạn chế ra ngoài. Để phòng tránh bệnh về da nói chung và ung thư da, khi ra đường vào thời điểm chỉ số UV đạt đỉnh trong ngày là từ 11 giờ - 15 giờ, bạn cần có các biện pháp chống tia UV để bảo vệ da hiệu quả.

2.4. Màu nào có chỉ số chống tia UV cao nhất

Màu sắc của trang phục là một trong những yếu tố được quan tâm khi chọn mua áo khoác mặc trong những ngày trời nắng nóng. Phần lớn người dùng đều nhận định rằng quần áo có màu càng sáng chống nắng sẽ càng tốt và vải càng dày sẽ có khả năng bảo vệ da tốt hơn. Theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, quần áo sáng màu có khả năng phản chiếu ánh sáng tốt, khả năng phản xạ lại tia cực tím từ ánh nắng mặt trời cũng như các loại tia sáng khác tốt hơn, vì vậy quần áo sáng màu khó hấp thụ nhiệt hơn. Trong khi đó, quần áo tối màu có khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn, vì vậy bạn thường sẽ cảm thấy nóng hơn khi mặc đồ tối màu và mát hơn khi mặc đồ sáng màu.

Tuy vậy cũng chính vì khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn mà quần áo màu tối sẽ hấp thụ các tia UV tiếp xúc với quần áo của bạn và chuyển thành nhiệt lượng, từ đó ngăn cản tia UV tiếp xúc với da. Do vậy có thể khẳng định rằng, quần áo tối màu có khả năng chống tia UV tốt hơn rất nhiều so với quần áo sáng màu, tuy vậy bạn sẽ cảm thấy nóng hơn khi mặc. Với quần áo sáng màu, do đặc tính phản xạ nhiệt cao nên chúng sẽ không hấp thụ nhiệt từ tia UV mà sẽ chuyển thẳng vào làn da của bạn, khả năng kháng tia UV thấp, tuy vậy khi mặc trong nhà bạn sẽ cảm thấy mát hơn.

Màu sắc có khả năng kháng tia UV theo mức độ tăng dần

Màu sắc có khả năng kháng tia UV theo mức độ tăng dần

Từ hình trên có thể thấy rằng, các gam màu tối như đen, xanh đen hoặc đỏ sẫm có khả năng chống tia UV tốt hơn so với các gam màu sáng như trắng, vàng, hồng. Khi mua trang phục, bạn có thể tham khảo về chỉ số UPF (Ultraviolet Protection Factor), chỉ số này càng cao quần áo sẽ có khả năng kháng tia UV càng tốt. Các quần áo màu tối thường có chỉ số UPF lớn hơn 30, trong khi màu sáng chỉ khoảng 10 – 20. Bạn nên chọn quần áo chống nắng màu đen hoặc xanh đen, đây là các nhóm màu phổ biến, khả năng chống tia UV cao nhưng đổi lại bạn sẽ cảm thấy nóng hơn khi mặc.

Bên cạnh màu sắc, khi chọn mua trang phục chống nắng bạn cũng cần lưu ý thêm các thông tin về kiểu dáng, chất liệu và cấu trúc của vải. Bạn nên chọn quần áo có kiểu dáng rộng rãi, thoáng mát, khả năng che phủ tốt, cấu trúc vải dày dặn, có lớp phủ chống tia UV (chỉ số UPF >30) để bảo vệ da khi ra ngoài trời nắng. Về chất liệu vải, bạn có thể tham khảo các trang phục sử dụng vải cotton hoặc vải linen, các sợi vải trên là sợi tự nhiên, khả năng hấp thụ nhiệt tốt và tạo cảm giác thoải mái khi mặc.

Bạn nên chọn quần áo có kiểu dáng rộng rãi, che phủ tốt

Bạn nên chọn quần áo có kiểu dáng rộng rãi, che phủ tốt

3. Một số cách chống tia UV để bảo vệ da hiệu quả

3.1. Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

Kem chống nắng là sản phẩm hỗ trợ bảo vệ làn da bạn tốt hơn, sử dụng kem chống nắng thường xuyên là biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn các tia UV xâm nhập vào làn da. Kem chống nắng hiện nay gồm 2 loại là kem sunscreen và kem sunblock. Sự khác nhau giữa 2 loại kem chống nắng trên chính là kem chống nắng sunscreen hấp thụ bức xạ UV trước khi chúng tiếp xúc với da của bạn, trong khi kem chống nắng sunblock tạo ra một hàng rào ngăn chặn và làm chệch hướng các tia nắng mặt trời. Tùy theo nhu cầu của bạn để chọn loại phù hợp, hoặc nếu phân vân bạn có thể chọn loại kem gồm cả 2 chức năng sunscreen và sunblock.

Một lưu ý khác khi chọn mua kem chống nắng chính là khả năng bảo vệ da của sản phẩm. Bạn nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF (Sun Protection Factor) cao, ít nhất là 30+, để bảo vệ da khỏi tia UVB. Bạn cũng nên chọn sản phẩm có chỉ số PA (Protection Grade of UVA) cao, ít nhất là PA+++, để bảo vệ da khỏi tia UVA.

Về hướng dẫn sử dụng, bạn hãy thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 20 - 30 phút và thoa lại sau mỗi 2 - 3 giờ hoặc sau khi ra mồ hôi hoặc tiếp xúc với nước. Lượng kem trung bình mà một người bình thường cần sử dụng để thoa toàn thân là 36g, tương đương khoảng hai muỗng canh.

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

Sử dụng kem chống nắng thường xuyên

3.2. Che phủ cơ thể bằng trang phục chống nắng

Khi bạn ra ngoài vào thời điểm trời nắng nóng và trong khung giờ có cường độ tia UV cao, bạn nên che phủ cơ thể bằng trang phục chống nắng, biện pháp này là bắt buộc nhằm giúp cho làn da của bạn không tiếp xúc trực tiếp với tia UV. Bạn nên mặc quần áo rộng, áo dài tay và quần dài chân để che chắn da khỏi ánh sáng mặt trời. Ngoài ra, trang phục bạn mặc cũng cần sử dụng loại vải có kết cấu sợi vải dày và chắc chắn, khả năng che phủ tốt, có lớp phủ chống tia UV (chỉ số UPF >30) để bảo vệ da khi ra ngoài trời nắng .

Về chất liệu vải, bạn có thể tham khảo các trang phục sử dụng vải cotton hoặc vải linen, các sợi vải trên là sợi tự nhiên, khả năng hấp thụ nhiệt tốt và tạo cảm giác thoải mái khi mặc, không gây kích ứng. Bên cạnh quần áo, bạn cũng có thể sử dụng thêm các trang bị chống nắng hỗ trợ khác như áo khoác, bao tay, mũ trùm hoặc mắt kính. Bạn có thể đội mũ rộng vành để bảo vệ khuôn mặt, cổ và vai. Mắt kính sử dụng nên là loại kính có khả năng bảo vệ mắt khỏi tia UV, được chứng nhận CE ở loại 3 hoặc 4, tròng kính tối màu nhằm giảm bớt tác động từ ánh nắng mặt trời.

Che phủ cơ thể bằng trang phục chống nắng

Che phủ cơ thể bằng trang phục chống nắng

Bạn có thể sử dụng kèm theo bao tay nhằm bảo vệ bàn tay tốt hơn, bao tay được lựa chọn cần có chất liệu vải dày, khả năng chống nắng, bao trùm trọn lấy cả bàn tay. Về áo khoác, bạn có thể tham khảo thêm một số mẫu áo khoác chống nắng với chỉ số UPF > 30, khả năng cản tia UV lên đến 97%, sử dụng loại vải nhẹ, mặc thoáng mát, chống thấm hút cao.

Cách chống tia UV và bảo vệ da bằng cách mặc áo chống nắng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm áo khoác thể thao chống nắng từ Coolmate tại đây.

Áo Khoác Nam HeiQ ViroBlock

-70% 499.000đ 150.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước Áo:

3.3. Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Một trong những cách thức đơn giản nhất nhằm bảo vệ da hiệu quả khỏi tia UV chính là hãy hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bằng cách không nên ra ngoài vào những thời điểm trời nắng nóng và trong khung giờ có cường độ tia UV cao. Bạn nên tránh ra ngoài vào khoảng thời gian từ 10 giờ đến 16 giờ, khi cường độ tia UV đạt mức cao nhất trong ngày. Bạn cũng không nên tiếp xúc với các nguồn ánh sáng nhân tạo có chứa tia UV như đèn UV, đèn tắm nắng hoặc mỏ hàn.

Nếu chẳng may có việc cần ra ngoài, bạn nên sử dụng kem chống nắng và che phủ cơ thể bằng trang phục chống nắng nhằm hạn chế các tác động từ tia UV đến làn da. Bạn cũng có thể tìm kiếm các nơi có bóng râm để dừng chân hoặc nghỉ ngơi thay vì đi dưới nắng liên tục. Một lưu ý khác cho bạn chính là không nên ngồi quá gần với ánh đèn trong nhà, các ánh đèn này cũng có khả năng sinh ra lượng tia UV, dù rất nhỏ nhưng cũng ảnh hưởng đến làn da của bạn.

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

3.4. Mặc các trang phục sẫm màu

Như đã đề cập tại phần trên, các trang phục tối màu hoặc sẫm màu có khả năng chống tia UV tốt hơn rất nhiều so với quần áo sáng màu. Do vậy khi ra ngoài vào thời điểm có cường độ tia UV cao, bạn nên lựa chọn mặc áo khoác và quần áo có màu tối như màu đen, xanh đen, đỏ sẫm hoặc xám đậm. Các gam màu tối có khả năng hấp thụ nhiệt cao hơn, chúng sẽ hấp thụ các tia UV tiếp xúc với quần áo của bạn, từ đó ngăn cản tia UV tiếp xúc với da.

3.5. Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng

Một nghiên cứu của các nhà khoa học châu Âu cho thấy rằng cơ thể với nồng độ vitamin C cao trong máu có thể vô hiệu hóa được bức xạ HEV. Do đó, hoa quả tươi trong khẩu phần dinh dưỡng đóng vai trò cực kỳ quan trọng nhằm bảo vệ cơ thể bạn khỏi bức xạ có hại từ mặt trời. Bạn nên ăn uống đủ chất để cung cấp dinh dưỡng cho da và hỗ trợ hệ miễn dịch. Các thực phẩm rau xanh, trái cây như cam, chanh, dưa hấu, cà rốt hoặc rau cải giàu vitamin C, E và beta-carotene có khả năng chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tổn thương da do tia UV gây ra.

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng

Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng

3.6. Uống đủ nước mỗi ngày

Nước đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận chuyển và trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày không những tốt cho làn da của bạn mà còn giúp ích rất nhiều cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể. Một ngày một người trung bình nên uống ít nhất là 2 – 2,5 lít nước. Nước sẽ hỗ trợ cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, giải độc cho cơ thể, đồng thời giúp mang lại khả năng phục hồi tốt hơn, cung cấp các khoáng chất cần thiết, tăng cường các tế bào nuôi dưỡng, mang lại làn da căng tràn sức sống và tươi mới.

3.7. Chăm sóc và kiểm tra các vấn đề về da

Nếu bạn đã tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài hoặc bị cháy nắng, bạn nên dành thời gian chăm sóc và kiểm tra các vấn đề về da. Với làn da cháy nắng hoặc đã chuyển màu do tác động từ tia UV, bạn có thể đến các cơ sở điều trị da liễu chuyên sâu có uy tín nhằm được tư vấn giải pháp phù hợp để điều trị tốt hơn.

Ngoài ra, với tất cả chúng ta, mỗi người đều nên dành thời gian quan tâm và chăm sóc làn da của bản thân thường xuyên hơn. Bạn hãy sử dụng sữa rửa mặt có khả năng làm mềm, làm sạch dịu nhẹ nhằm loại bỏ bụi bẩn và mang lại làn da tươi sáng. Bạn cũng nên dùng thêm kem dưỡng ẩm hoặc gel lô hội để làm dịu và phục hồi da. Các sản phẩm như serum, toner, mineral spray hoặc lotion có thể được sử dụng kèm theo nhằm chăm sóc da tốt hơn. Ngoài ra, các sản phẩm chăm sóc da khác như sữa tắm, sữa dưỡng cũng nên trang bị khả năng cấp ẩm nhằm làm dịu làn da. Nếu da bị bỏng rát hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường, bạn nên đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Uống đủ nước mỗi ngày

Uống đủ nước mỗi ngày

Bài viết đã giới thiệu đến bạn thông tin về tia UV là gì? Một số cách chống tia UV để bảo vệ da. Hy vọng bạn đã nắm được các nội dung bổ ích từ bài viết. Hãy theo dõi CoolBlog để cập nhật thường xuyên những chia sẻ cũng như các thông tin bổ ích về thời trang hằng tuần nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn