Bóng đá được xem là môn thể thao vua, dành được rất nhiều tình cảm từ người ngâm mộ. Thế nhưng không phải ai cũng tìm hiểu về luật bóng đá . Vậy hãy theo chân Coolmate tìm hiểu về 17 luật bóng đá cơ bản dành cho người hâm mộ trong và ngoài nước nhé!
1. Luật bóng đá là gì?
Luật bóng đá là một hệ thống bao gồm các quy định thống nhất được áp dụng trong tất cả các trận đấu trong và ngoài nước. Luật được ban hành bởi IFAB (International Football Association Board) - Ủy ban Bóng đá Quốc Tế.
Các luật thi đấu này được áp dụng tại tất cả các quốc gia có tổ chức giải bóng đá. Các huấn luyện viên, cầu thủ, trọng tài đều phải nắm thật kĩ các điều luật này nếu muốn trở thành những huấn luyện viên, cầu thủ xuất sắc.
Tất cả các điều luật được đưa ra chính là cơ sở để các trận đấu được diễn ra một cách công bằng. Hay đây còn được gọi là một “ngôn ngữ chung” của tất cả những người có niềm đam mê với thể thao này.
2. Các luật bóng đá cơ bản
Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu về 17 luật cơ bản của bóng đá ( lưu ý 17 luật này chỉ được áp dụng cho môn bóng đá tiêu chuẩn có 11 cầu thủ mỗi đội).
2.1. Luật sân bóng
Sân bóng đá là khoảng không gian có hình chữ nhật với chiều dài 105m và rộng 68m. Đường biên dọc là hai đường giới hạn dài hơn theo chiều dọc của sân thi đấu. Hai đường còn lại được gọi là đường biên ngang.
Đường thẳng nằm giữa sân chia sân thành hai nửa bằng nhau được gọi là đường giữa sân.
Các cầu thủ sẽ bảo vệ phần nửa sân của đội mình và tấn công lên nửa còn lại. Hình tròn với bán kính 9m15 nằm giữa sân được gọi là vòng trung tâm. Tâm của hình tròn này là điểm phát bóng đầu trận và mỗi khi có đội ghi được bàn.
Khu cầu môn được nằm ở giữa hai đường biên ngang đầu và cuối sân. Tại đây sẽ được đặt khung thành với chiều cao 2.44m và rộng 7.32m. Vùng bao quanh khung thành được gọi là vùng cấm địa 16m50. Cầu thủ có thể dùng tay bắt bóng tại khu vực này.
Tất cả các cầu thủ phạm lỗi trong khu vực này sẽ bị thổi phạt Penalty. Quả phạt này sẽ được thực hiện trên chấm tròn Penalty cách khung thành 11m.
Cách khung thành có một khung nhỏ hơn được gọi là khu vực 5m50, là nơi thực hiện những cú sút bóng lên của thủ môn. Xung quanh sân có 4 góc và tương đương với 4 chấm phạt góc. Sân bóng đá dành cho thi đấu buộc phải có màu xanh lá cây thường được làm bằng cỏ nhân tạo.
2.2. Quy luật về quả bóng
Quả bóng được sử dụng trong trận đấu phải là bóng được làm bằng da hoặc một chất liệu tương đương. Size bóng được đánh dấu theo các số từ 1 cho đến 5. Cỡ to nhất là cỡ số 5 được áp dụng vào các trận đấu chuyên nghiệp.
Bóng size lớn này được áp dụng cho các cầu thủ từ 15 tuổi trở lên và có trọng lượng từ 410 đến 450 g. Chu vi quả bóng ước tính từ 68 đến 70cm và được nén dưới áp suất 0.6 đến 1.1. Tùy vào số tuổi của cầu thủ mà ta sử dụng các kích thước bóng phù hợp cho trận đấu.
2.3. Luật về số lượng người thi đấu
Tất cả các trận đấu bóng đá tiêu chuẩn sẽ có 22 người thi đấu trên sân. Mỗi đội sẽ bao gồm 10 cầu thủ và 1 thủ môn. Nếu như một đội phải nhận từ 3 thẻ đỏ trở lên, sẽ bị xử thua và trận đấu ngừng diễn ra.
Theo liên đoàn bóng đá Thế giới (FIFA) những trận đấu chính thức, mỗi đội chỉ được phép thay tối đa 3 cầu thủ. Vì thế ngoài những cầu thủ có tên trong danh sách thi đấu, mỗi đội sẽ có những cầu thủ ngồi ghế dự bị.
Mặt khác, nếu như trận đấu chỉ là giải giao hữu, thì số cầu thủ được thay là không giới hạn. Mỗi đội có thể thay số lượng cầu thủ tùy thích tuy nhiên cầu thủ đã được thay ra thì không được phép trở lại sân.
2.4. Luật về các trang bị của cầu thủ
Trang phục đầu tiên mà các cầu thủ buộc phải có chính là giày. Loại giày được các cầu thủ sử dụng là giày đá bóng chuyên dụng. Cùng với giày là tất chân. Các cầu thủ cũng cần phải có tất chân để bảo vệ ống chân.
Tất cả các cầu thủ của mỗi đội sẽ mặc đồng phục giống nhau bao gồm quần ngắn, áo cộc hoặc dài tay. Riêng thủ môn sẽ được trang bị đồng phục riêng để có thể phân biệt với các cầu thủ khác trong đội.
Ngoài ra, thủ môn sẽ được trang bị thêm đôi găng tay để bắt bóng. Hai đội cùng thi đấu buộc phải có trang phục khác nhau về hình dáng và màu sắc. Nếu như cầu thủ nào không đạt yêu cầu về trang phục trên thì sẽ không được ra sân thi đấu.
2.5. Quy luật về trọng tài chính
Trong mỗi trận đấu sẽ có một vị trọng tài chính. Ông sẽ có nhiệm vụ di chuyển trên sân để có thể giám sát được tất cả các cầu thủ. Ông cũng chính là người có thẩm quyền lớn nhất trên sân bóng đá.
Trọng tài chính cần phải đảm bảo trận đấu được diễn ra thật công bằng và đúng với các quy định được đề ra. Bởi vậy, mỗi hành động cũng như lời nói của trọng tài chính được xem là Luật. Bạn có thể bị phạt nếu như tranh cãi hoặc là tỏ thái độ với những quyết định của trọng tài.
Trọng tài cũng sẽ có trang phục riêng gồm quần, áo, giày và tất. Trang phục này phải có màu sắc khác với hai đội đang thi đấu để tránh gây nhầm lẫn. Ông sẽ được trang bị 1 chiếc còi riêng để điều khiển cả trận đấu,
Ngoài ra, trọng tài còn được trang bị các thẻ phạt để sử dụng trong trận đấu. Tùy vào lỗi mà ông sẽ rút thẻ, nếu lỗi nhẹ sẽ rút thẻ vàng còn nếu lỗi nặng sẽ rút thẻ đỏ và buộc cầu thủ ấy phải rời khỏi sân.
2.6. Luật về các trợ lý của trọng tài
Tất cả các trợ lý của trọng tài sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ trọng tài chính để điều khiển trận đấu. Thường sẽ có hai trợ lý trọng tài đứng ở hai đường biên của phần sân mỗi đội. Họ được gọi là trọng tài biên với trang phục giống như trọng tài chính nhưng không được sử dụng còi.
Nhưng thay vào đó họ sẽ được trang bị một chiếc cờ hình tam giác. Khi các cầu thủ trong sân phạm luật, họ sẽ dùng lá cờ này phất lên để thông báo với trọng tài chính. Ngoài ra họ cũng có nhiệm vụ kiểm tra xem bóng có đi ra khỏi đường biên hay vào khung thành của cả hai đội hay không.
2.7. Luật bảo đảm về thời gian của mỗi trận đấu
Trận bóng đá tiêu chuẩn sẽ có 90 phút thi đấu chia làm hai hiệp thi đấu chính. Mỗi hiệp 45 phút. Hết hiệp thứ nhất, hai đội sẽ đổi cầu gôn để tiếp tục thi đấu.
Sau khi hết hiệp thứ nhất, các cầu thủ sẽ được nghỉ giải lao 15 phút. Thời gian này được quy định là khoảng thời gian nghỉ ngơi của các cầu thủ và lắng nghe chỉ đạo của vị huấn luyện viên. Ngoài ra, mỗi hiệp đấu sẽ có thêm một khoảng thời gian bù giờ do các cầu thủ bị chấn thương hoặc là bóng ra ngoài biên.
Trong những trận đấu thuộc vòng loại trực tiếp sẽ không ghi nhận kết quả hòa. Nếu như trong 90 phút thi đấu chính thức không tìm ra đội chiến thắng, hai đội buộc phải bước vào hiệp phụ. Mỗi hiệp kéo dài 15 phút, và khi hết mỗi hiệp, các đội sẽ lập tức chuyển sân thi đấu chứ không được nghỉ giải lao như hiệp chính.
2.8. Luật quy định về việc bắt đầu hoặc tái khởi động một trận bóng
Trước khi mỗi hiệp đấu bắt đầu, hai đội thi đấu sẽ lần lượt phát bóng để bắt đầu. Nếu hiệp 1 là đội A phát bóng thì hiệp 2 sẽ là đội B. Để quyết định đội nào phát bóng trước, trọng tài chính sẽ dùng đồng xu.
Quả phát bóng sẽ được cầu thủ thực hiện tại chấm phát bóng ở giữa sân. Đội nào xuất sắc ghi bàn thì đội còn lại sẽ được quyền phát bóng lại.
2.9. Luật quy định về bóng trong và ngoài cuộc
Bóng trong cuộc là bóng ở trạng thái bình thường. Quả bóng này sẽ được các cầu thủ điều khiển trên sân. Bóng ngoài cuộc là bóng nằm trong ba trường hợp sau đây
Trường hợp 1: bóng đi vào khung thành của 1 trong 2 đội
Trường hợp 2: bóng đi ra ngoài đường biên dọc và biên ngang
Trường hợp 3: trọng tài chính thổi còi tạm dừng trận đấu vì một lý do bất kì
Sau đó, trọng tài chính sẽ sử dụng còi để ra hiệu bóng được đưa lại vào sân để cuộc thi đấu được diễn ra bình thường.
2.10. Luật về cách tính bàn thắng
Điều mà tất cả các cầu thủ mong muốn là ghi bàn vào lưới đối thủ và ngăn chặn đối thủ ghi bàn. Một bàn thắng được công nhận sẽ là quả bóng đi hoàn toàn vào lưới của khung thành của đối phương. Khi kết thúc trận đấu, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn sẽ giành được chiến thắng.
2.11. Luật việt vị
Việt vị là lỗi thường gặp khi trận đấu đang diễn ra. Lỗi việt vị sẽ xảy ra khi cầu thủ này nằm ở phía phần sân của đối phương và vạch cầu môn khung thành đối phương hơn cả bóng và cầu thủ phòng ngự cuối cùng của đội đối phương.
Cầu thủ đứng ở vị trí nêu trên nhưng không tham gia vào tấn công thì sẽ không bị vi phạm lỗi việt vị.
2.12. Luật về các hành vi vi phạm luật trong bóng đá
A. Các cầu thủ vi phạm những lỗi khi thi đấu dưới đây sẽ bị trọng tài thổi phạt. Đội nào bị phạm lỗi sẽ được hưởng một quả đá phạt.
- Va chạm vào người đối phương không đúng luật
- Xô đẩy đối phương
- Cố tình đá vào người đối phương
- Chèn người vào các cầu thủ của đội đối phương
- Cố tình đánh hoặc tìm cách đánh vào người đối thủ
- Ngáng chân đối thủ
- Xoạc chân không đúng luật
- Nhổ nước bọt vào đối phương
- Cố tình dùng tay chơi bóng
- Tạo ra các tình huống gây nguy hiểm cho các cầu thủ đội bạn
- Giành lại bóng khi thủ môn của đối phương đã kiểm soát bóng bằng tay
- Ngăn cản đối phương trái phép
- Cản trở các tình huống phát bóng của thủ môn đối phương
B. Luật về thẻ vàng và thẻ đỏ
Các trường hợp sẽ nhận thẻ vàng
- Hành vi phi thể thao nhẹ
- Không tôn trọng quyết định của trọng tài
- Liên tục mắc lỗi khi thi đấu
- Làm gián đoạn, câu giờ đưa bóng về sân
- Không tuân thủ khoảng cách khi ném biên hay đá phạt
- Tự ý vào sân thi đấu
- Tự ý rời sân thi đấu
- Cố tình chơi bóng bằng tay
Các trường hợp sẽ nhận thẻ đỏ
- Cố tình chơi xấu một cách nghiêm trọng
- Có hành vi bạo lực đối với các cầu thủ khác trên sân
- Nhổ nước bọt vào đối thủ
- Cố tình ngăn cản đối phương không đúng luật
- Cố tình dùng tay chơi bóng trong khu vực cấm
- Sử dụng các lời nói, hành vi làm ảnh hưởng đến đối phương.
2.13. Luật quy định đá phạt
Khi một cầu thủ nào phạm lỗi được nhắc như ở mục trên, đội còn lại sẽ được quyền hưởng quả đá phạt. Bóng sẽ được đặt nằm yên trên sân và các thầu thủ của đội phạm lỗi sẽ phải giữ một khoảng cách nhất định. Trọng tài chính sẽ là người thổi còi ra hiệu cho bạn thực hiện quả đá phạt đó.
Thông thường sẽ có hai loại đá phạt là đá phạt trực tiếp và đá phạt gian tiếp. Đá phạt trực tiếp là bạn có thể đưa bóng vào cầu môn của đối thủ chỉ sau 1 cú chạm. Còn gián tiếp là có ít nhất 2 cầu thủ chạm vào trái bóng.
2.14. Luật về đá phạt penalty
Penalty là tình huống đội bạn sẽ được đá phạt trực tiếp, khi đối phương cố tình gây lỗi với bạn ở trong vòng cấm địa. Quả bóng sẽ được đặt ở chấm penalty. Cầu thủ nào thực hiện quả bóng này sẽ được chỉ định rõ ràng. Khi này chỉ có một mình cầu thủ đó đối đầu với thủ môn mà không có bất kì sự ngăn cản nào từ các cầu thủ khác.
Thủ môn lúc này sẽ phải đứng ở bên trên vạch cầu môn sao cho bóng được sút đi mới có quyền di chuyển. Nếu thủ môn cố tình di chuyển trước khi bóng được sút đi, cầu thủ thực hiện có quyền được sút lại quả Penalty vừa rồi.
2.15. Luật ném biên
Ném biên là tình huống bóng được đưa lại vào sân khi ra ngoài hai biên dọc. Nếu đội nào chạm bóng trước khi bóng chạy ra khỏi đường biên thì đội còn lại sẽ được quyền ném biên theo đúng tư thế được quy định. Nếu nhue quả ném biên rơi trực tiếp vào khung thành của đối thủ sẽ không được tính là bàn thắng.
2.16. Luật quy định về phát bóng
Nếu như bóng từ chân đội đang tấn công chạy ra đường biên ngang, đội còn lại sẽ được nhận 1 quả phát bóng. Người được thực hiện là hậu vệ hoặc thủ môn. Người phát bóng chỉ được chạm vào bóng 1 lần trước khi nó đến chân một cầu thủ khác trên sân.
2.17. Luật về phạt góc
Nếu như trái bóng chạm vào cầu thủ đang phòng ngự rồi đi ra ngoài biên ngang thì lúc này đội tấn công sẽ được hưởng đá phạt. Bạn có thể ghi bàn từ một tình huống phạt góc.
Trên đây là 17 quy định về luật bóng đá cơ bản mà bạn nên biết. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về bóng đá. Hãy theo dõi Coolmate để tìm hiểu thêm những thông tin hay ho và bổ ích nhé!
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới
Bóng đá là gì? Tại sao bóng đá lại được nhiều người yêu thích.
Lương Xuân Trường: Tiểu sử và sự nghiệp của chàng tiền vệ mắt híp của bóng đá Việt