Vải lụa Tencel là gì? Top 3 loại lụa Tencel được yêu thích nhất hiện nay

Trong tương lai, con người sẽ hướng tới thời trang bền vững với các loại vải, chất liệu thay thế thân thiện với môi trường. Trong đó, vải lụa tencel đang là tâm điểm với những đặc tính thú vị.

Ngày đăng: 25.05.2022, lúc 22:40 16.180 lượt xem

Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao những chiếc ga giường hay áo quần lụa Tencel lại mang đến cảm giác mát mẻ, mềm mại đến vậy, dù giữa ngày hè nóng bức? Bí mật nằm trong từng sợi vải đặc biệt này! Vải lụa Tencel, được làm từ bột gỗ tự nhiên, nổi bật với khả năng thấm hút, kháng khuẩn và thân thiện với môi trường. 

Vượt qua hàng loạt thử nghiệm từ độ mềm mại đến khả năng kháng khuẩn, lụa Tencel đang dần chinh phục những khách hàng khó tính nhất và trở thành một lựa chọn nổi bật trong thế giới thời trang và nội thất. Cùng Coolmate tìm hiểu về loại vải này nhé!

Khái niệm vải lụa tencel

Tencel hay còn gọi là Lyocell, là một loại vải sinh học làm từ bột gỗ. Nó bắt đầu phát triển phổ biến trong những năm 1990, và ngày nay có nhiều loại quần áo chăn ga gối làm bằng loại vải này. (theo Wikipedia)

Khái niệm vải lụa tencel

Tencel hay còn được gọi là Lyocell 

Bởi tencel chủ yếu được làm từ các thành phần hữu cơ nên nó được coi là sự thay thế bền vững cho các loại sợi tổng hợp hoàn toàn như polyester. Tencel cho khả năng thấm hút hơn 50% so với bông, cần ít nước và năng lượng để sản xuất. 

Tencel là sự thay thế bền vững cho polyester hay cotton

Tencel là sự thay thế bền vững cho polyester hay cotton 

Nguồn tham khảo: Wikipedia

 Nguồn gốc của vải lụa tencel

Ban đầu, lụa tencel có tên là lyocell, được tạo ra vào năm 1972 bởi một cơ sở sợi (hiện không còn tồn tại) ở Enka, Bắc Carolina. Lyocell lúc này chỉ mới trong giai đoạn phát triển thử nghiệm thì dự án bị bỏ dở.

Sau khi đóng cửa cơ sở Enka, một công ty của Anh - Courtaulds Fibers đã thu thập các mảnh vải lyocell và đẩy mạnh sự phát triển trong suốt những năm 1980. Tencel chính thức ra đời sau đó dựa trên nghiên cứu lyocell. Bởi tencel và lyocell giống hệt nhau về mặt hóa học nên chúng có thể “đảo” với nhau.

 Nguồn gốc của vải lụa tencel

Tencel được tạo ra lần đầu tiên vào năm 1972

Năm 1990, nhà máy sản xuất sợi rayon Courtaulds ở Mobile, Alabama, là nơi diễn ra quá trình thương mại hóa đầu tiên của vải lụa Tencel. Công ty – và bộ phận Tencel – đã đổi chủ một vài lần cho đến khi được Lenzing AG mua lại vào năm 2000. Lenzing kết hợp Tencel với “Lenzing Lyocell” hiện có của họ, nhưng vẫn giữ tên thương hiệu Tencel.

vải tencel thuộc sở hữu của Lenzing AG

Giờ đây, vải tencel thuộc sở hữu của Lenzing AG

Ngày nay, lụa tencel đang dần trở nên phổ biến hơn, đặc biệt là ở các thị trường cao cấp. Nhiều thương hiệu thời trang và nhà thiết kế đã ứng dụng lụa tencel vào các sản phẩm của họ như áo dài, khăn choàng, váy và các phụ kiện thời trang cao cấp.

Các thị trường như Nhật Bản, châu Âu và Mỹ cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến loại vải này, tạo điều kiện cho lụa tơ sen dần có chỗ đứng trong ngành công nghiệp thời trang quốc tế.

Quy trình sản xuất vải lụa tencel

Bước 1: Chuẩn bị bột gỗ

Các mảnh gỗ cứng như sồi hoặc bạch dương sau khi đến cơ sở sản xuất Tencel sẽ được chia nhỏ và nghiền thành bột giấy. Tiếp theo, người ta đưa bột giấy này rửa sạch trong nước và (có thể) dùng thuốc tẩy để khử trùng. Sau đó, nó được làm khô và cuộn lại, mỗi cuộn nặng khoảng 500 pounds.

Chuẩn bị bột gỗ

Bột gỗ tự nhiên là một phần của Tencel 

Bước 2: Hòa tan cellulose (bột gỗ)

Những tấm vừa được làm khô sẽ được chia thành các phần hình vuông khoảng 1 inch và chúng được đặt trong thùng có áp suất và nung nóng của oxit amine. Oxit amine là dung môi chính để sản xuất lụa tencel. Khi cellulose hòa tan thành chất lỏng trong suốt, người ta sẽ lọc sợi.

Hòa tan cellulose (bột gỗ)

Quy trình sản xuất lụa tencel hoàn chỉnh tại TENCEL

Bước 3: Thu sợi

Cenlulose bị ép qua các ống tơ và biến thành sợi dài và mỏng. Sợi thu được được ngâm trong một thùng oxit amine pha loãng để đông kết và sau đó chúng được rửa sạch bằng nước khử khoáng.

Bước 4: Thành phẩm

Bước cuối cùng là rửa sạch sợi và áp dụng phương pháp sấy khô, rồi cuộn thành các cuộn lớn và dệt thành vải hoàn chỉnh.

Quy trình sản xuất vải tencel đơn giản

Quy trình sản xuất vải tencel đơn giản 

Đặc điểm nổi bật của vải lụa Tencel

1. Ưu điểm

Khả năng thấm hút vượt trội

Lụa Tencel sở hữu khả năng hấp thụ độ ẩm cực kỳ tuyệt vời. Nhờ vậy mà mồ hôi tiết ra từ cơ thể hay không khí ẩm đều được thấm hút nhanh vào trong sợi, rồi lại nhanh chóng tỏa ra ngoài không khí xung quanh để ngăn ngừa độ ẩm vượt mức cho phép.

Độ đàn hồi tốt và chịu được sự mài mòn

Bên cạnh cấu tạo và đặc tính gần giống như vải cotton, thì sợi vải Tencel còn mang trong mình những ưu điểm như độ co giãn rất thấp, không bị co rút sợi cũng như không gây nhăn nhúm vải trong quá trình sử dụng và giặt giũ. 

Hơn thế, lụa Tencel có khả năng thấm hút, và thông thoáng khí tốt, không có bụi vải như sợi cotton, chịu được sự bài mòn cao nên đây là loại chất liệu rất được ưu ái để sản xuất các bộ chăn ga gối đệm cao cấp.

Ưu điểm của vải lụa Tencel

Ưu điểm của vải lụa Tencel

Thân thiện với môi trường

Như Coolmate đã chia sẻ ở trên, tencel là loại vải thân thiện với môi trường so với các loại vải khác. Không chỉ tự phân huỷ mà trong quá trình sản xuất lụa Tencel, các dung môi được dùng để tạo vải cũng hoàn toàn vô hại đối với con người, có thể tái sử dụng và không gây ảnh hưởng nào với người sử dụng.

Không ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng

Khi sử dụng lụa Tencel, người dùng sẽ không phải lo lắng về các vấn đề dị ứng da. Bởi loại vải này có thể tự kiểm soát được độ ẩm hiệu quả, từ đó giúp giảm sự sinh trưởng của vi khuẩn, diệt nấm mốc và chống nhiễm khuẩn trên da một cách tối ưu.

Đặc biệt, đối với gia đình có trẻ nhỏ hay những người có làn da nhạy cảm, dễ bị tổn thương thì không nên bỏ qua vải tencel nhé!

2. Nhược điểm

Chi phí cao

Quá trình sản xuất vải lụa Tencel đòi hỏi công nghệ hiện đại và khép kín, sử dụng dung môi đặc biệt để chiết xuất cellulose từ bột gỗ, nên giá thành của sợi vải Tencel thường cao hơn so với các loại vải thông dụng khác như cotton hay polyester.

 Việc sản xuất này yêu cầu nguồn nguyên liệu gỗ có chứng nhận FSC (Chứng nhận bảo vệ rừng) và tiêu chuẩn nghiêm ngặt về môi trường, góp phần làm tăng chi phí. Do đó, vải lụa Tencel thường xuất hiện ở phân khúc trung đến cao cấp.

Yêu cầu chăm sóc đặc biệt 

Sợi vải Tencel có kết cấu mềm mại nhưng lại dễ bị xước hoặc biến dạng nếu không được giặt và bảo quản đúng cách. Khi giặt, cần chọn chế độ nhẹ nhàng, hạn chế việc giặt bằng máy ở tốc độ cao hoặc vắt mạnh vì sợi Tencel dễ bị kéo giãn.

Ngoài ra, việc phơi vải lụa Tencel cũng nên tránh ánh nắng trực tiếp để tránh phai màu và làm cứng sợi vải. Vì vậy, so với những loại vải khác như polyester hay cotton, lụa Tencel đòi hỏi thời gian và công sức hơn để giữ được vẻ đẹp ban đầu. 

Nhược điểm của vải Tencel

Nhược điểm của vải Tencel

Khả năng giữ dáng kém

Do đặc tính mềm mại và ít đàn hồi, vải lụa Tencel không giữ dáng tốt như một số loại vải khác. Vải dễ bị rũ, tạo cảm giác thoải mái nhưng thiếu đi độ đứng form, đặc biệt khi so sánh với các loại vải có độ cứng và cấu trúc tốt như cotton hoặc linen dày.

Điều này có nghĩa là trang phục từ sợi vải Tencel sẽ mang đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại nhưng có thể không tạo được phom dáng mạnh mẽ và có độ bền nếp như mong muốn trong các kiểu dáng thời trang cố định.

Tác động đến môi trường nếu không được xử lý đúng cách

Sợi vải Tencel khi pha với các sợi tổng hợp có thể làm giảm khả năng phân hủy tự nhiên, gây hại cho môi trường khi sản phẩm bị thải bỏ.

3. Bảng so sánh ưu nhược điểm của vải lụa tơ sen với 1 số loại lụa khác

Đặc điểm Tencel Cotton Polyester
Ưu điểm Mềm mại, thoáng khí, kháng khuẩn tự nhiên, thân thiện môi trường Thấm hút tốt, thoáng khí, mềm mại Bền, giá rẻ, giữ form tốt
Nhược điểm Giá cao, cần chăm sóc đặc biệt, giữ form kém Dễ nhăn, co rút khi giặt, tiêu tốn nhiều nước khi sản xuất Không thấm hút, kém thoáng khí, có cảm giác nhân tạo

Phân biệt các loại lụa tencel hiện nay

Trên thị trường hiện nay, người ta chia lụa Tencel thành hai loại chính là Tencel Lyocell và Tencel Modal. Vậy chúng có gì khác biệt?

2.1 Tencel Lyocell

Tencel Lyocell kết hợp sợi cellulose với các loại sợi dệt khác, phổ biến như cotton, polyester, sink (lụa), nylon, rayon và wool (len). Sự pha trộn này nhằm nâng cao đặc tính của vải. Vậy nên, Tencel Lyocell sẽ bền, thoáng khí và thoải mái hơn, được ứng dụng trong sản xuất chăn ga gối đệm, quần áo, …

Tencel Lyocell

Tencel Lyocell là sự kết hợp của tencel và các loại chất liệu khác

2.2 Tencel Modal

Tencel Modal cũng có quy trình sản xuất giống như Tencel Lyocell. Tuy nhiên, so với Tencel Lyocell, Tencel Modal sở hữu sợi mỏng hơn nên mềm mại hơn khi chạm vào. Bạn có thể tìm thấy Tencel Modal trên các sản phẩm thời trang nam nữ hiện nay.

Tencel Modal

Tencel Modal ngày càng được ưa chuộng trong giới thời trang

Ngoài ra, tại Việt Nam, lụa tencel có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau như tencel 40s, tencel 60s, tencel 100s. Vải tencel 40s là loại vải có số lượng sợi là 40s, mật độ sợi là 133x72 - nghĩa là có 133 sợi vải dọc đan xen với 72 sợi vải ngang/1 inch vuông.

Tương tự, vải tencel 60s có mật độ T300 với 300 sợi vải dọc và 300 sợi vải ngang thiết kế đan xen nhau. Tencel 60s có thiết kế bền và đẹp hơn tencel 30s, giá thành cũng nhỉnh hơn một chút. Còn vải Tencel 100s được đánh giá là loại vải vô cùng cao cấp với mật độ vải T500 tức là 500 sợi vải dọc và 500 sợi vải ngang tạo nên.

Tencel cũng có thể được chia thành 3 loại phổ biến

Tencel cũng có thể được chia thành 3 loại phổ biến: tencel 30s, tencel 60s và tencel 100s (Ảnh: theplanetvoice.com)

Cách nhận biết vải lụa tencel

Quan sát bằng mắt thường: Vải lụa Tencel thường có độ bóng mờ tự nhiên và mềm mịn, không quá bóng như lụa tơ tằm nhưng cũng không nhám như cotton. Đặc biệt, bề mặt vải trông đều và khá mịn, tạo cảm giác sang trọng, thích hợp với các thiết kế thời trang cao cấp.

Sờ và cảm nhận: Khi chạm vào vải lụa Tencel, bạn sẽ cảm nhận được độ mát tay, mềm mại và mịn màng. Chất liệu này không thô ráp mà rất êm ái, thường mang lại cảm giác dễ chịu ngay khi chạm vào, giúp dễ dàng phân biệt với các loại vải tổng hợp hoặc vải có chất liệu cứng hơn.

Cách nhận biết vải lụa tencel

Cách nhận biết vải lụa tencel

Thử nghiệm: Một cách thử nghiệm nhanh là kéo nhẹ một góc vải. Với vải Tencel, khi kéo nhẹ, vải sẽ có độ đàn hồi nhưng không quá co giãn, và sau khi thả sẽ trở về trạng thái ban đầu mà không bị biến dạng. Ngoài ra, khi đốt thử, vải lụa Tencel sẽ cháy nhanh, tàn tro mịn, không có mùi nhựa cháy khét như các sợi tổng hợp.

Đọc nhãn mác: Để chắc chắn, hãy đọc kỹ nhãn mác. Các sản phẩm từ vải lụa Tencel thường được ghi rõ “Tencel” hoặc “Lyocell” trên nhãn. Một số nhãn còn ghi thông tin về quy trình sản xuất bền vững của loại vải này. Đọc nhãn mác giúp người tiêu dùng nắm rõ thành phần và xuất xứ của vải, tránh mua nhầm sản phẩm.

Ứng dụng của lụa Tencel

5.1  Quần áo vải Tencel

Tencel thường được sử dụng để thay thế cho cotton hoặc lụa. Loại vải này có cảm giác giống như bông mềm, nên được ứng dụng trong thời trang may mặc như áo sơ mi, khăn tắm cho tới đồ lót. Nhờ những đặc tính thấm hút mồ hôi tốt, thoáng khí và ít bị co rút mà vải tencel ngày càng được ưa chuộng hơn.

Quần áo vải Tencel

Quần áo vải tencel cực kỳ đa dạng và phong cách

Thực ra, các sản phẩm quần áo thường là sự pha trộn giữa lyocell và cotton hoặc polyester chứ không hoàn toàn là 100% tencel. Vì lụa tencel rất bền nên khi nó được kết hợp với các loại chất liệu khác, vải tổng hợp tạo ra sẽ chắc chắn hơn so với cotton hoặc polyester.

5.2  Chăn đệm gối đệm vải tencel

Ngoài ứng dụng trong thời trang, lụa tencel còn dùng để sản xuất bộ chăn ga gối. Nhờ các tính năng ưu việt, loại vải này giúp cho người nằm cảm thấy thoái mái và êm ái. Đồng thời cũng không gây hiện tượng kích ứng da thích hợp cho những người có làn da nhạy cảm, nhất là trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Chăn đệm gối đệm vải tencel

Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của vải tencel 

Với độ thông thoáng vượt trội, nhiệt độ của cơ thể trong khi ngủ sẽ được cân bằng và hút ẩm nhanh chóng. Do đó sẽ ngăn chặn sự tấn công, xâm nhập của các vi khuẩn, côn trùng có hại với người sử dụng. 

5.3  Băng y tế

Hơn nữa, vải lụa Tencel nhanh chóng trở thành loại chất liệu được yêu thích cho các loại băng y tế. Trong các tình huống sinh tử, việc có một loại vải có độ bền cao là rất quan trọng. Và Tencel đã chứng tỏ mình bền hơn các loại vải được sử dụng cho băng y tế trong quá khứ. Tính chất hấp thụ cao của tencel cũng là một ưu điểm cho các ứng dụng y tế.

 Băng y tế

Rất nhiều công dụng của tencel sẽ được khám phá trong thời gian tới (Ảnh: fabricgodmother.com)

Vì tencel là loại vải linh hoạt nên nó cũng có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng đặc biệt. Nhiều nghiên cứu về loại vải này đang được tiến hành, điều đó có nghĩa là trong tương lai chúng ta có thể khám phá ra nhiều công dụng hơn của tencel.

Lưu ý khi sử dụng sản phẩm từ lụa tencel

- Chỉ nên giặt với nước ở nhiệt độ trung bình dưới 30 độ C để cấu trúc sợi vải giữ nguyên bản không bị nhăn hoặc bị mủn do tác động cao của nhiệt.

- Đối với chất tẩy, hãy sử dụng những loại trung tính, độ kiềm trung bình. Tránh dùng các chất tẩy quá mạnh sẽ phá hủy độ bền tự nhiên của sợi Tencel và gây màu sắc loang lổ sau khi giặt, làm mất vẻ đẹp và tính thẩm mỹ của chúng.

Lưu ý khi sử dụng vải tencel

Vệ sinh vải tencel đúng cách các bạn nhé!

- Trong lần giặt đầu tiên chỉ nên giặt bằng nước lạnh và không nên dùng một loại bột giặt hay chất tẩy rửa nào. Không ngâm chất liệu vải lụa Tencel trong nước giặt quá 30 phút.

- Sau khi giặt, bạn hãy chọn nơi có nhiều gió tự nhiên và râm mát để phơi. Không nên phơi sản phẩm dưới ánh nắng trực tiếp vì nguồn nhiệt từ ánh nắng mặt trời có thể khiến sợi vải bị co lại. Những ngày trời mưa nồm ẩm, bạn nên sử dụng quạt để hong khô tự nhiên, không dùng máy sấy có nguồn nhiệt quá cao để tránhlàm ảnh hưởng tới chất liệu vải.

Bảo quản vải lụa Tencel ở những nơi khô ráo thoáng mát

Bảo quản vải lụa Tencel ở những nơi khô ráo thoáng mát

- Bảo quản vải lụa Tencel ở những nơi khô ráo thoáng mát để không bị ẩm mốc cũng như ngăn chặn sự xâm nhập của nấm mốc, vi khuẩn và các loại bụi bẩn khác.

Một số câu hỏi thường gặp

Lụa Tencel có gây kích ứng da không?

Không, vải lụa Tencel nổi tiếng là chất liệu thân thiện với da nhờ cấu trúc sợi mịn màng và kháng khuẩn tự nhiên. Lụa Tencel được làm từ cellulose chiết xuất từ bột gỗ, không chứa hóa chất độc hại, nên rất an toàn và hầu như không gây kích ứng da, đặc biệt thích hợp cho những ai có làn da nhạy cảm hoặc dễ bị dị ứng.

Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi thường gặp

Lụa Tencel có giá thành cao không?

Có, vải lụa Tencel thường có giá cao hơn các loại vải phổ thông khác do quy trình sản xuất yêu cầu công nghệ khép kín và sử dụng dung môi sinh học. Điều này giúp vải Tencel bền vững và an toàn với môi trường, nhưng đồng thời cũng làm tăng chi phí sản xuất, khiến giá thành sản phẩm từ lụa Tencel thuộc phân khúc trung và cao cấp.

Lời kết

Vải lụa Tencel là chất liệu vải thân thiện với môi trường, được ưa chuộng nhờ độ mềm mại, khả năng thấm hút tốt, và đặc biệt là tính kháng khuẩn tự nhiên. Với những ưu điểm nổi bật, vải Tencel ngày càng được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm thời trang và gia dụng cao cấp.

Đừng quên ghé thăm Coolmate để tham khảo những sản phẩm vải lụa Tencel chất lượng nhất hiện nay, từ đó chọn cho mình những trang phục thoải mái và bền vững.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn