Trầm cảm cười là gì? Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

Bạn đã nghe qua về căn bệnh tâm lí trầm cảm cười hay chưa? Cùng Coolmate tìm hiểu thêm về biểu hiện cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh này nhé.

Ngày đăng: 02.09.2023, lúc 20:57 1.432 lượt xem

Một chứng bệnh tâm lí phổ biến và được nhiều người biết đến là bệnh trầm cảm. Thế nhưng, vẫn có một kiểu bệnh tâm lí khác mà bệnh như không bệnh, vì biểu hiện ra bên ngoài lại vô cùng lạc quan và tích cực. Đó chính là bệnh trầm cảm cười. Đây cũng là một loại bệnh mà rất nhiều người mắc phải hiện nay. Trầm cảm cười là gì, biểu hiện của nó như thế nào, và mức độ nguy hiểm ra sao, cùng Coolmate tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Trầm cảm cười là gì? Trầm cảm cười có nguy hiểm không?

1. Trầm cảm cười là gì?

Trầm cảm là một chứng rối loạn tâm thần với những biểu hiện khá tiêu cực như buồn bã, âu lo, mất ngủ, sút cân,... Thế nhưng, một người khi có những biểu hiện ngược lại với trạng thái trên vẫn có thể đang mang trong mình một căn bệnh tâm lí phổ biến khác. Đó chính là bệnh trầm cảm cười

Trầm cảm cười, có tên tiếng Anh là smiling depression là một chứng rối loạn cảm xúc, hay trầm cảm chức năng cao. Bệnh lí này cũng được gọi là rối loạn trầm cảm kéo dài. Mặc dù vẫn chưa được chứng nhận là một tình trạng rối loạn tâm thần, nhưng đây sẽ được liệt kê vào chứng rối loạn cảm xúc không điển hình. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Trầm cảm cười là một chứng rối loạn cảm xúc không điển hình

Khi một người mắc phải hội chứng này, bạn sẽ không thể nào nhìn ra được những đợt sóng ngầm bên trong con người họ. Họ vẫn có thể vui vẻ, cười nói và sống một cách tích cực, nhưng sâu bên trong họ là những suy nghĩ, áp lực, giằng xé nội tâm, hay mặc cảm tội lỗi và bi quan về tương lai mà không thể nói ra hay chia sẻ được với ai. 

Thoạt nhìn mọi người đều cho rằng họ đang có một cuộc sống vô cùng hoàn hảo và vui vẻ, và cười nói suốt ngày. Chính vì thế nên mới có tên gọi hội chứng trầm cảm cười

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Những biểu hiện ra bên ngoài và cảm xúc bên trong không có sự thống nhất với nhau 

2. Biểu hiện của trầm cảm cười 

Tuy là một chứng bệnh ngầm, nhưng căn bệnh này vẫn có những dấu hiệu trầm cảm cười như sau: 

2.1. Thèm ăn hoặc chán ăn

Khi mắc căn bệnh rối loạn cảm xúc không điển hình này, họ thường có biểu hiện bằng việc thay đổi khẩu vị và lượng thức ăn hằng ngày. Họ có thể ăn ít hơn, hoặc thậm chí là bỏ bữa; hoặc thèm ăn và ăn nhiều hơn so với bình thường. 

Ở một số người còn thay đổi về khẩu vị ăn. Họ có thể ăn ngọt hơn so với bình thường, thích ăn đồ cay hơn. Họ cũng có thể bị mất cảm giác ăn ngon miệng. Chính vì thế mà cân nặng của họ trở nên thất thường hơn. Họ có thể tăng cân hoặc giảm cân khó kiểm soát. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Chán ăn là một trong những biểu hiện của hội chứng trầm cảm cười 

2.2. Mất ngủ hoặc rối loạn giấc ngủ 

Một biểu hiện phổ biến của các chứng bệnh tâm lí chính là rối loạn giấc ngủ. Khi bị trầm cảm, họ sẽ khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay giật mình giữa đêm và khó ngủ lại, thức dậy sớm hoặc đảo lộn giờ giấc sinh học thường ngày. Ở những người bị trầm cảm cười, họ có thể ngủ nhiều giờ hơn so với những người bình thường. 

2.3. Mang cảm giác tuyệt vọng và tội lỗi

Những người thuộc hội chứng này thường mang trong mình cảm giác tội lỗi. Họ thường hay tự vấn bản thân và dằn vặt về những tội lỗi đã gây ra trong quá khứ. Họ trở nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống và luôn cảm thấy tự ti, không nhìn ra được giá trị của bản thân mình. 

2.4. Không còn cảm giác hứng thú với những việc từng yêu thích 

Thêm một biểu hiện khác để giúp mọi người nhìn ra những người mắc phải căn bệnh này chính là việc mất cảm giác và hứng thú với những việc mà họ từng yêu thích. Hiệu quả công việc và năng suất bị giảm đi vì những mệt mỏi, chán nản hoặc suy nghĩ tiêu cực về những thứ từng làm họ rất thích. 

Những người thân cận có thể quan sát và để ý đến hành động này để kịp thời nhìn ra vấn đề và giúp người bệnh mau sớm phục hồi nhé. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Các dấu hiệu của bệnh trầm cảm cười

2.5. Các triệu chứng khác 

Ngoài ra, còn có nhiều biểu hiện khác giúp bạn nhận ra một người có mắc phải hội chứng tâm lí smiling depression này hay không chính là những biểu hiện chậm chạp, dễ cáu, hay lo lắng, tâm trạng buồn bã, chán nản kéo dài, thờ ơ với mọi thứ,... Những người này cũng mang trong mình những ý tưởng và suy nghĩ về việc tự hại và tự sát. 

3. Nguyên nhân của hội chứng trầm cảm cười 

Có nhiều nguyên nhân gây nên chứng rối loạn tâm lí này. Tuy nhiên, các nguyên nhân vẫn còn nhiều tranh cãi và vẫn là các giả thuyết đặt ra. Theo đó, với các chuyên gia tâm lí cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này là do thiếu hụt các chất dẫn thần kinh trên não bộ của con người, đặc biệt là do thiếu hụt serotonin.

Bên cạnh đó, còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến trầm cảm cười là do di truyền, gen, hoặc do ảnh hưởng của môi trường sống và do tâm lí xã hội,... 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Nguyên nhân của hội chứng trầm cảm cười 

4. Trầm cảm cười có nguy hiểm hay không?

Thoạt nhìn những người mắc bệnh trầm cảm cười có vẻ vô tư, không lo lắng nhưng chính điều này lại cực kì nguy hiểm và có thể giết chết người mắc bệnh một cách chậm rãi và từ từ nếu kịp phát hiện và có những biện pháp chữa trị thích hợp. Khi mắc bệnh, người bệnh phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như suy nhược cơ thể, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ, đau vai gáy, đau lưng, đau nửa đầu hoặc mắc các bệnh liên quan đến nội tiết tố. 

Người bệnh này thường cảm thấy cô đơn vì họ không bao giờ bộc lộ cảm xúc thật của mình và cũng khó có thể tâm sự và chia sẻ với ai. Họ tự mình chịu đựng và chống chọi với mọi áp lực của cuộc sống. Chính vì những bí bách không thể giải tỏa được nên những áp lực ngầm ấy dần trở thành những đợt sóng thôi thúc người bệnh gây nên những hành động tự hại và nặng hơn là tự sát. 

Theo nghiên cứu thì tỉ lệ người tự tử khi mắc bệnh trầm cảm cười thường lớn hơn so với những người mắc trầm cảm bình thường do họ không chịu thăm khám và được can thiệp, hỗ trợ tâm lí kịp thời. Do đó, nếu hỏi rằng trầm cảm cười có nguy hiểm không thì câu trả lời sẽ là có. Nếu bạn biết ai có những biểu hiện trên thì nên khuyên họ đi gặp bác sĩ tâm lí hoặc bác sĩ tâm thần để được chữa trị sớm và kịp thời nhé. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Bệnh trầm cảm cười có nguy hiểm hay không? Có cần những biện pháp can thiệp kịp thời hay không?

5. Vì sao người trầm cảm cố gắng vui vẻ và che giấu nỗi đau?

Không phải người bệnh muốn che giấu nỗi đau của mình, nhưng có nhiều lí do khiến họ phải làm điều đó. Một trong những lí do nổi bật phải kể đến như: 

  • Không muốn thành gánh nặng cho người khác: những người mắc chứng trầm cảm cười thường mang cảm giác tội lỗi, nên họ không muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Bên trong họ lúc nào cũng có những đấu tranh nội tâm và không biết làm thế nào để nhờ sự giúp đỡ từ những người xung quanh
  • Sợ người khác nghĩ rằng mình yếu đuối: họ không muốn thừa nhận rằng mình đang mắc chứng rối loạn tâm lí vì sợ điều đó sẽ trở thành điểm yếu và bị người khác cười cợt và lợi dụng đó để làm tổn thương và chống lại họ
  • Từ chối chấp nhận sự thật: cũng tương tự như việc những người say đồng ý rằng họ say, thì những mắc bệnh tâm lí cũng cho rằng họ ổn, và có thể vượt qua được. Trong khi sự thật thì lại hoàn toàn ngược lại. Họ cho rằng việc cười nói là biểu hiện của người bình thường, chứ không phải là dấu hiệu trầm cảm cười 
  • Cảm thấy tự ti và muốn xây dựng hình tượng hạnh phúc và hoàn hảo trong mắt người khác: chính vì áp lực về vấn đề “con nhà người ta”, nên vô hình chung tạo nên một bức màn khiến người bệnh càng phải che giấu những cảm xúc và suy nghĩ thật của mình. Họ càng cố giấu những biểu hiện tâm lí bất thường của mình để thay vào đó là sự lạc quan và hạnh phúc ảo để đánh lừa người khác, và cũng đánh lừa chính họ.

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Người bệnh trầm cảm cười luôn che giấu nỗi đau của mình vì nhiều lí do khác nhau

6. Cách chữa trầm cảm cười 

Bên cạnh các biện pháp thăm khám với bác sĩ tâm lí và chữa trị bằng y khoa kịp thời, bạn cũng có thể áp dụng những phương pháp như sau:

6.1. Thiền 

Thiền là một trong những phương pháp tĩnh tâm và hỗ trợ điều trị các vấn đề về tâm lí một cách hiệu quả và an toàn. Khi thiền, bạn sẽ tâm trung vào hơi thở để điều chỉnh các trạng thái tĩnh tâm cho cơ thể. Nhờ đó, có thể giúp bạn tập trung, điều hòa nhịp thở và dần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực bên trong. 

Bên cạnh đó, việc thiền cũng hỗ trợ giúp bạn giảm căng thẳng, mệt mỏi, lấy lại cân bằng, ổn định sức khỏe tinh thần. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp hạn chế sự tái phát của các bệnh tâm lí tâm thần của những người có tiền sử bệnh. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Thiền là một phương pháp chữa trị tâm lí an toàn và hiệu quả 

6.2. Tập yoga

Yoga cũng là một trong những bài tập tốt cho sức khỏe tâm thần, giảm suy nhược thần kinh, giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống. Không chỉ tăng sự dẻo dai, kéo giãn cơ, tập yoga cũng giúp giảm các triệu chứng suy nhược của hệ thần kinh trung ương, tăng lượng máu lên não, giúp sản sinh hormone serotonin giúp tinh thần được cải thiện tốt hơn. 

6.3. Luyện tập thể dục thể thao

Các hoạt động vận động không chỉ tốt cho cơ thể mà còn tốt cho hệ thần kinh, khi giúp sinh ra hoạt chất như endorphin, một loại hormone hạnh phúc cho não. Bên cạnh đó, luyện tập thể dục thể thao cũng giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi và áp lực trong cuộc sống. Người bệnh được khuyên nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện nhằm mang đến một sức khỏe và trạng thái tâm lí thoải mái nhất. 

tram-cam-cuoi-la-gi-2558

Yoga hay tập luyện thể thao để giúp đầu óc thư giãn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tâm lí

Lời kết 

Tuy những biểu hiện ra bên ngoài là vô cùng bình thường và tích cực, nhưng những người mắc phải hội chứng trầm cảm cười đã phải chịu đựng và trải qua những đấu tranh nội tâm và những cảm xúc tiêu cực bên trong cơ thể họ. Do đó, việc kịp thời phát hiện và chữa trị sẽ giúp được cuộc đời của rất nhiều người đấy. Hi vọng qua bài viết trên mọi người đã hiểu thêm về trầm cảm cười là gì và có những can thiệp phù hợp nhé. 

Và đừng quên theo dõi CoolBlog để có thêm những chia sẻ hữu ích về các mẹo trang phục cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé. 

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”

>>> Xem thêm

Trust issue là gì? Gợi ý 8 cách chữa hội chứng trust issue cho bạn

Love language là gì? Ngôn ngữ tình yêu: Bạn thuộc loại nào?

OCD là gì? 10 biểu hiện của bệnh OCD có thể bạn chưa biết

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn