Trị nấm da đầu bằng lá trầu không giúp giảm ngứa, ngăn gãy rụng tóc

Chữa nấm da đầu an toàn và hiệu quả bằng mẹo dân gian với lá trầu không - Cùng Coolmate khám phá ngay cách thực hiện nhé!

Ngày đăng: 17.02.2025, lúc 07:23 16 lượt xem

Nấm da đầu là một tình trạng thường gặp, gây ra nhiều phiền toái cho người mắc phải với các biểu hiện như ngứa, bong tróc da đầu và rụng tóc. Trong dân gian, có một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để làm giảm triệu chứng và ngăn ngừa nấm da đầu. Trong số đó, cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không có thể khiến bạn bất ngờ. Nếu bạn chưa biết đến cách làm này, hãy cùng Coolmate khám phá chi tiết qua bài viết sau nhé!

Nguyên nhân gây nấm da đầu

Nấm da đầu hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng phổ biến nhất là do các yếu tố dưới đây:

  • Nhiễm vi khuẩn, nấm men: Nấm da đầu chủ yếu xuất phát từ sự xâm nhập của các loại nấm sợi thuộc nhóm Trichophyton và Microsporum vào sợi tóc. Chúng thường phát triển mạnh ở những khu vực da đầu có độ ẩm cao. Bên cạnh đó, Nấm da đầu còn được gây ra bởi các loài Dermatophytes, chúng có khả năng tấn công và lây nhiễm vào các mô chứa keratin, bao gồm cả sợi tóc.

  • Môi trường ẩm ướt, Vệ sinh kém: Nấm da đầu thường phát triển mạnh trong điều kiện ấm và ẩm. Do đó, nếu không duy trì vệ sinh cá nhân tốt hoặc ít gội đầu, nguy cơ bị nấm da đầu sẽ tăng lên. Sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn trên da đầu có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm và các bệnh da liễu khác phát triển. 

  • Sử dụng chung vật dụng cá nhân: Việc dùng chung đồ dùng cá nhân như mũ, lược, khăn với người mắc bệnh có thể làm lây lan vi nấm và dẫn đến viêm da đầu. Nấm da đầu có thể lây nhiễm từ người khác, từ động vật hoặc từ môi trường ẩm ướt, chẳng hạn như khi tiếp xúc với hồ bơi công cộng. 

Nấm da đầu có thể lây nhiễm từ người khác

Nấm da đầu có thể lây nhiễm từ người khác

Các dấu hiệu nhiễm nấm da đầu bao gồm:

  • Xuất hiện một hoặc nhiều mảng tròn có vảy hoặc bị viêm trên da đầu.

  • Các mảng này có xu hướng lan rộng và có thể xuất hiện các chấm đen nhỏ tại vị trí tóc gãy.

  • Tóc trở nên giòn, dễ gãy và dễ bị rụng khi chải.

  • Da đầu trở nên nhạy cảm hoặc đau khi chạm vào.

  • Vảy trắng bong tróc trên da đầu.

  • Mảng nhờn dày màu trắng hoặc vàng.

  • Vùng da đầu bị mềm, ẩm và có màu trắng.

  • Xuất hiện mụn mủ màu trắng hoặc đỏ.

Các dấu hiệu nhiễm nấm da đầu

Các dấu hiệu nhiễm nấm da đầu

Công dụng của lá trầu không trong việc trị nấm da đầu

Trầu không là loại cây thân leo, lá có hình dáng trái tim, bề mặt bóng loáng và mọc so le dọc theo thân. Cây trầu không chứa tinh dầu có mùi thơm đặc trưng. Tinh dầu trong lá trầu không bao gồm các hợp chất phenolic như betel-phenol, eugenol và chavicol. Những hợp chất này có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm mạnh mẽ, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và nấm gây bệnh trên da đầu.

Công dụng của lá trầu không trong việc trị nấm da đầu

Công dụng của lá trầu không trong việc trị nấm da đầu

Bên cạnh đó, lá trầu không còn cung cấp các khoáng chất như kẽm, canxi cùng với các vitamin C và A, hỗ trợ phục hồi và phòng ngừa nhiễm trùng. Trong y học cổ truyền, lá trầu không thường được kết hợp với các nguyên liệu khác như muối, bồ kết hoặc vỏ bưởi để tăng cường hiệu quả trong việc điều trị nấm da đầu.

Các cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không

1. Gội đầu với nước lá trầu không

Việc gội đầu bằng nước lá trầu không có thể giảm ngứa, làm sạch da đầu và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da đầu như nấm.

Gội đầu với nước lá trầu không

Gội đầu với nước lá trầu không

Nguyên liệu:

  • 5-20 lá trầu không
  • Muối tinh
  • Nước sạch

Cách thực hiện chi tiết:

  • Ngâm lá trầu không trong nước muối pha loãng khoảng 10-15 phút để diệt khuẩn.

  • Cho lá trầu không cùng 1 thìa muối tinh vào nồi chứa 1 lít nước sạch.

  • Đun sôi hỗn hợp trong khoảng 10 phút với lửa vừa.

  • Sau khi sôi, tắt bếp và để nước nguội đến nhiệt độ ấm vừa phải.

  • Sau khi gội đầu sạch bằng dầu gội thông thường, dùng nước lá trầu không đã chuẩn bị để gội lại đầu.

  • Massage nhẹ nhàng da đầu trong 5-10 phút để các dưỡng chất thấm sâu.

  • Xả lại bằng nước sạch và để tóc khô tự nhiên.

Thực hiện gội đầu bằng nước lá trầu không 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất. Phương pháp này thích hợp cho những người bị nấm da đầu ở mức độ nhẹ đến trung bình. Tuy nhiên, nếu bạn không bị nấm da đầu, thì việc gội đầu bằng nước trầu không thường xuyên cũng rất tốt, giúp mái tóc được bóng khoẻ và ngăn ngừa nấm.

2. Ủ tóc với nước cốt lá trầu không

Sử dụng nước cốt từ lá trầu không là cách đơn giản nhất để trị nấm da đầu. Phương pháp này có thể dùng như thuốc bôi ngoài da giúp diệt nấm và hỗ trợ quá trình lành vết thương. Tuy nhiên, nó phù hợp hơn với tóc ngắn của nam giới vì khi thoa lên tóc dài có thể gây bết dính.

Ủ tóc với nước cốt lá trầu không

Ủ tóc với nước cốt lá trầu không

Nguyên liệu:

20 lá trầu không

  • Dụng cụ lọc bã
  • Muối tinh

Cách thực hiện trị nấm da đầu bằng lá trầu không:

  • Ngâm lá trầu không trong nước muối loãng khoảng 10 phút để làm sạch vi khuẩn và bụi bẩn.

  • Giã nhuyễn lá trầu và vắt lấy nước cốt.

  • Bảo quản nước cốt trong tủ lạnh để dùng dần.

  • Sau khi gội sạch đầu, thoa nước cốt lên vùng da bị nấm và để tóc khô tự nhiên.

Có thể áp dụng phương pháp này từ 2 - 4 lần mỗi ngày. Kiên trì thực hiện trong khoảng 8 - 9 tuần sẽ thấy tình trạng ngứa giảm đáng kể. Các mảng gàu cũng mỏng dần rồi biến mất hoàn toàn.

3. Lá trầu không + muối

 Muối có khả năng kiểm soát bã nhờn và loại bỏ dầu thừa trên tóc, giúp làm sạch gàu và mang lại cảm giác dễ chịu cho da đầu. Ngoài ra, muối còn có tác dụng kháng khuẩn, loại bỏ tế bào chết và rửa trôi vi khuẩn cùng bụi bẩn.

Lá trầu không + muối trị nấm da đầu

Lá trầu không + muối trị nấm da đầu

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 1 nắm lá trầu không

  • Một ít muối tinh

Cách trị nấm da đầu bằng muối và lá trầu không:

  • Bước 1: Rửa sạch lá trầu không, sau đó đun sôi cùng 1 lít nước và 1 muỗng muối trong khoảng 10 phút với lửa vừa. Khi nước đã sôi, đổ ra chậu, bỏ lá và để nguội.

  • Bước 2: Xay nhuyễn lá trầu rồi lọc bỏ phần bã trước khi đun sôi.

  • Bước 3: Gội sạch đầu bằng nước thường, sau đó dùng nước lá trầu không đã chuẩn bị để gội lại, đồng thời massage nhẹ nhàng để dưỡng chất thấm sâu vào da đầu.

Áp dụng phương pháp trị nấm da đầu bằng lá trầu không này từ 2 - 3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Lá trầu không + chanh 

Sự kết hợp giữa lá trầu không và chanh giúp làm sạch da đầu, loại bỏ vi khuẩn, nấm và bã nhờn dư thừa. Chanh chứa axit citric có khả năng kháng khuẩn và cân bằng độ pH cho da đầu, hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của nấm.

kết hợp Lá trầu không + chanh để trị nấm da đầu

kết hợp Lá trầu không + chanh để trị nấm da đầu

Nguyên liệu:

  • 20 lá trầu không tươi

  • 1 quả chanh

  • 1 lít nước

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, sau đó đun sôi với 1 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Vắt lấy nước cốt chanh và thêm vào nước lá trầu không đã đun sôi, khuấy đều.
  • Để hỗn hợp nguội đến nhiệt độ ấm.
  • Gội đầu sạch bằng dầu gội thông thường, sau đó dùng hỗn hợp trên để xả lại tóc, massage nhẹ nhàng da đầu trong 5-10 phút.
  • Xả lại bằng nước ấm và lau khô tóc.

Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả tốt nhất.  Cách thực hiện này thích hợp cho những người có da đầu dầu, nhiều gàu và bị nấm da đầu.

5. Lá trầu không + dầu dừa 

Lá trầu không có tính kháng khuẩn và kháng nấm mạnh mẽ, trong khi dầu dừa nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm và cung cấp dưỡng chất cho tóc. Sự kết hợp này giúp loại bỏ nấm, đồng thời dưỡng tóc mềm mượt và giảm khô xơ.

Trị nấm da đầu bằng Lá trầu không + dầu dừa

Trị nấm da đầu bằng Lá trầu không + dầu dừa

Nguyên liệu:

  • 5 lá trầu không tươi

  • 2 thìa canh dầu dừa nguyên chất

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch lá trầu không, giã nhuyễn hoặc xay nhuyễn để lấy nước cốt.

  • Trộn nước cốt lá trầu không với dầu dừa, khuấy đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

  • Gội đầu sạch bằng dầu gội, sau đó thoa hỗn hợp lên da đầu và tóc.

  • Massage nhẹ nhàng da đầu trong 5-10 phút để hỗn hợp thấm sâu.

  • Ủ tóc bằng khăn ấm hoặc mũ ủ trong 30 phút.

  • Xả lại bằng nước ấm và gội đầu nhẹ nhàng nếu cần để loại bỏ dầu thừa.

Áp dụng 1-2 lần mỗi tuần để đạt hiệu quả dưỡng tóc và trị nấm.

Những sai lầm khi trị nấm da đầu bằng lá trầu không

Sử dụng lá trầu không để trị nấm da đầu là phương pháp dân gian phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người mắc phải những sai lầm sau:

  • Sử dụng quá thường xuyên: Việc áp dụng lá trầu không quá nhiều có thể làm mất độ ẩm tự nhiên của tóc, dẫn đến khô và xơ rối.

  • Thiếu kiên trì: Nhiều người bỏ dở điều trị khi chưa thấy hiệu quả ngay lập tức. Phương pháp tự nhiên đòi hỏi thời gian và sự kiên nhẫn để đạt kết quả mong muốn.

  • Bảo quản nước lá không đúng cách: Nước lá trầu không nếu không được bảo quản đúng cách có thể bị nhiễm khuẩn, giảm hiệu quả hoặc gây kích ứng da đầu.

Lưu ý khi trị nấm da đầu bằng lá trầu không

Lưu ý khi trị nấm da đầu bằng lá trầu không

Để đạt hiệu quả tốt nhất, nên sử dụng lá trầu không với tần suất hợp lý, kiên trì thực hiện và đảm bảo vệ sinh trong quá trình chuẩn bị cũng như bảo quản.

Cách phòng ngừa nấm da đầu tái phát

Để phòng tránh nấm da đầu tái phát, cần lưu ý các điều sau:

  • Giữ vệ sinh da đầu đúng cách: Nên gội đầu 3-4 lần mỗi tuần để duy trì da đầu sạch sẽ. Tránh ngủ khi tóc còn ẩm ướt, vì độ ẩm cao dễ tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.

  • Không dùng chung vật dụng cá nhân: Tránh sử dụng chung mũ, lược, hay khăn tắm với người khác để giảm nguy cơ lây nhiễm vi nấm. Bên cạnh đó, Nên thường xuyên giặt sạch chăn gối, mũ bảo hiểm và phơi nắng kỹ lưỡng để loại bỏ vi nấm còn sót lại.

  • Chọn dầu gội phù hợp: Sử dụng dầu gội có thành phần chống nấm hoặc loại phù hợp với da đầu để ngăn ngừa vi nấm phát triển.

  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân: Thường xuyên giặt sạch chăn gối, mũ bảo hiểm và phơi nắng kỹ lưỡng để loại bỏ vi nấm còn sót lại.

Cách phòng ngừa nấm da đầu tái phát

Cách phòng ngừa nấm da đầu tái phát

Thực hiện đều đặn các biện pháp trên sẽ giúp giảm nguy cơ tái phát nấm da đầu, đồng thời duy trì da đầu khỏe mạnh.

Kết luận

Hy vọng rằng bài viết này từ Coolmate đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về cách trị nấm da đầu bằng lá trầu không. Việc áp dụng phương pháp này tại nhà mang lại nhiều lợi ích như tiết kiệm chi phí, tiện lợi và dễ thực hiện. Thường xuyên gội đầu bằng lá trầu không có thể giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt, mang lại cảm giác thoải mái và ngăn ngừa các vấn đề về da đầu. Tuy nhiên, Nếu bạn gặp phải tình trạng nấm da đầu nặng hoặc rụng tóc nhiều, hãy đến cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Tiếp tục theo dõi CoolBlog để cập nhật những thông tin hay và hữu ích nhé

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn