Triathlon là gì? Tìm hiểu tất tần tật về bộ môn thể thao này

Triathlon là gì? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu tất tần tật về triathlon trong bài viết dưới đây để xem bộ môn thể thao này có gì “ghê gớm".

Ngày đăng: 28.10.2023, lúc 11:01 1.295 lượt xem

Được mệnh danh là môn thể thao dành cho những người có “tinh thần thép", triathlon không chỉ thách thức giới hạn thể chất, mà còn là một bài kiểm tra sức mạnh tinh thần và ý chí của người tham gia. Vậy triathlon là gì? Hãy cùng Coolmate tìm hiểu tất tần tật về triathlon trong bài viết dưới đây để xem bộ môn thể thao này có gì “ghê gớm". 

1. Triathlon là gì? Lịch sử ra đời của Triathlon

Trialthlon là một môn thể thao ngoài trời gồm 3 môn phối hợp là bơi, đạp xe và chạy bộ. Khi tham gia Triathlon, các vận động viên sẽ tham gia bơi, sau đó ngây lập tức chuyển qua đạp xe và cuối cùng là chạy bộ về đích. Triathlon được xem là một bộ môn đòi hỏi vận động viên phải có sức bền và ý chí mạnh mẽ vì cuộc đua sẽ diễn ra liên tục trong vòng 10 tiếng không nghỉ. Bộ môn này có thể tổ chức dưới thể thức cá nhân hoặc đồng đội.

Triathlon là gì?

Triathlon là gì?

Trước khi được chính thức đưa vào các đấu trường thể thao quy mô lớn, Triathlon đã xuất hiện từ những năm 1970, xuất phát điểm là ở Câu lạc bộ San Diego Track. Ban đầu, triathlon là một phần của chương trình tập luyện được thiết kế riêng cho các thành viên của CLB này. Đến ngày 25/9/1974, sự kiện thi 3 môn phối hợp mới lần đầu tiên được tổ chức.

Triathlon mới chỉ được đưa vào chơi tại Thế Vận Hội từ năm 2000, sau đó là Á Vận Hội và Sea Games. Hiện nay, bộ môn thể thao đặc biệt này đang ngày càng trở nên phổ biến. Có không ít sự kiện triathlon thu hút sự tham gia của hàng ngàn vận động viên. Ngoài các vận động viên chuyên nghiệp, các vận động viên nghiệp dư từ doanh nhân, người nổi tiếng đến nhân viên văn phòng,... đều muốn thử thách chính mình với loại hình thể thao khó nhằn này.

Hiện nay, sự kiện triathlon lớn nhất thế giới chính là giải Ironman Triathlon được World Triathlon Corporation tổ chức. Giải sẽ diễn ra trong vòng 1 ngày, bắt đầu từ 7h sáng tới nửa đêm và không có thời gian nghỉ. Khi tham gia Ironman Triathlon, các vận động viên sẽ phải bơi 3,86km, sau đó đạp xe 180,25 km và cuối cùng là chạy bộ 42,2 km.

Đây là bộ môn thể thao dành cho những người có “tinh thần thép"

Đây là bộ môn thể thao dành cho những người có “tinh thần thép"

2. Phân loại Triathlon dựa trên cự ly thi đấu

Triathlon được chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên trình độ của thí sinh. Mỗi loại sẽ có quãng đường đua khác nhau, thích hợp với vận động viên tân bình và chuyên nghiệp. Dựa trên cự ly thi đấu, Triathlon được chia thành các loại dưới đây.

2.1. Sprint Triathlon

Đây là loại cự ly dễ nhất của bộ môn 3 môn phối hợp. Spint Triathlon phù hợp với người mới bắt đầu. Với Sprint, các vận động viên sẽ cần bởi 750m, đạp xe 20km và chạy marathon 5km. Tại Ironman 70.3 Việt Nam và Tri-Factor 2019 tổ chức tại Vũng Tàu cũng có nội dung thi này.

2.2. Olympic Triathlon

Đây là loại hình 3 môn phối hợp tại Đại hội thể thao mùa hè thế giới. Olympic Triathlon sẽ gồm bơi 1,5km, đạp xe 40km và chạy marathon 10km. Khác với các loại hình 3 môn phối hợp khác, Olympic Triathlon không được tổ chức rộng rãi cho tất cả mọi người. Chỉ có vận động viên đạt chuẩn mới được đại diện quốc gia để được tham dự Olympic Triathlon.

Chỉ các vận động viên đạt chuẩn đại diện quốc gia mới được tham gia Olympic Triathlon

Chỉ các vận động viên đạt chuẩn đại diện quốc gia mới được tham gia Olympic Triathlon

2.3. Half Ironman Triathlon

Đây là loại hình 3 môn phối hợp phổ biến nhất hiện nay. Với loại hình này, các vận động viên sẽ phải bơi 1,9km, đạp xe 90km và chạy marathon tới 21,1 km.

2.4. Full Ironman Triathlon

Full Ironman là loại hình khó nhất với cực ly “khủng" nhất trong các loại hình Triathlon. Để hoàn thành chặng đua Full Ironman, các vận động viên phải sử dụng hết sức lực và lý trí để vượt qua 3,8km bơi, 180km đạp xe và 42,195km chạy marathon.

3. Tập luyện như thế nào để chuẩn bị thi Triathlon?

Đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ hơn Triathlon là gì cũng như các loại cự ly chuẩn của bộ môn thể thao này. 3 môn phối hợp là bộ môn có độ khắc nghiệt cao, đòi hỏi vận động viên phải có sự rèn luyện khoa học và hợp lý để chuẩn bị sẵn sàng cả về sức khoẻ lẫn tinh thần. Nếu bạn đang muốn thử sức với Triathlon, dưới đây là một vài lời khuyên giúp bạn sẵn sàng đối diện với những thử thách của bộ môn này.

3.1. Tập bơi cơ bản

Bơi được xem là chặng đua nhiều thách thức nhất của Triathlon. Trong đó, làm thế nào để duy trì sức bền, phối hợp nhịp thở tương đương với quãng đường bơi là kỹ năng quan trọng nhất. Nếu cảm thấy khó thở ngay từ chặng bơi đầu tiên, bạn sẽ rất khó hoàn thành tốt 2 chặng đua sau.

Tập bơi để biết cách điều hoà nhịp thở tương đương với quãng đường bơi

Tập bơi để biết cách điều hoà nhịp thở tương đương với quãng đường bơi

Để chuẩn bị tham gia bơi trong 3 môn phối hợp, bạn nên tham gia vào một đội nhóm để cùng nhau trao đổi kiến thức, kỹ năng. Bên cạnh đó, hãy sắp xếp lịch bơi ít nhất 2 lần/tuần. Bơi ở bể bơi trước khi thử ra vùng nước mở như biển. Bạn cần biết cách kiểm soát nguy hiểm để bảo đảm an toàn cho bản thân.

3.2. Tập đạp xe

Trong Triathlon, phần thi đạp xe được xem là phần thi “bứt tốc", góp phần quyết định thành tích cuối cùng của vận động viên. Để bắt đầu tập luyện, bạn hãy chọn một chiếc xe đạp phù hợp với bản thân, không cần quá đắt tiền. Bạn nên đạp xe từ 2-3 buổi/tuần với lịch trình từ 24km đến 32km. Tần suất tập luyện và cự ly phụ thuộc vào thể lực và kinh nghiệm đạp xe của bạn.

Đặc biệt, để cải thiện thể lực nhanh hơn, hãy thử đạp xe ở các địa hình đồi dốc. Một số cuộc đua 3 môn phối hợp sẽ yêu cầu thí sinh phải vượt qua các vùng đồi núi. Vì vậy việc tập luyện trước sẽ rất có lợi cho bạn.

Đạp xe leo dốc sẽ giúp cải thiện thể lực nhanh chóng hơn

Đạp xe leo dốc sẽ giúp cải thiện thể lực nhanh chóng hơn

3.3. Tập chạy cơ bản

So với 2 loại hình trên, tập chạy có lẽ là kiểu vận động quen thuộc và cần chuẩn bị ít nhất. Bạn chỉ cần một đôi giày chạy chất lượng và một bộ quần áo thoải mái là đã có thể bắt đầu buổi tập. Nếu bạn đang cần mua quần áo chạy bộ, tham khảo ngay các sản phẩm trong BST Coolmate for Running.

triathlon-la-gi-3056

Tập chạy cơ bản

Không chỉ có thiết kế tối giản nhưng vẫn đẹp mắt, quần áo chạy bộ của Coolmate còn làm từ chất liệu cao cấp với độ co giãn linh hoạt, thấm hút mồ hôi tốt và ứng dụng công nghệ hiện đại, hứa hẹn sẽ mang đến cảm giác thoải mái cho người mặc.

Sau khi đã có cho mình một bộ quần áo và một đôi giày chạy chất lượng, bạn hãy lên kế hoạch tập chạy từ 2-3 ngày/tuần. Đặc biệt trong đó bạn cần sắp xếp một buổi chạy ngay sau khi đạp xe. Để tăng sức chịu đựng, bạn nên luyện tăng tốc trên đường đua. Hãy đảm bảo bạn có thể hoàn thành ít nhất 5km. Đây là tiêu chuẩn tối thiểu để bạn có thể chinh phục được Triathlon.

4. Những điều cần chuẩn bị trước, sau và trong khi tham gia thi 3 môn phối hợp

Nếu bạn đã hoàn toàn sẵn sàng về thể lực và tinh thân để đối diện với các thử thách “khó nhằn" của 3 môn phối hợp, dưới đây là một vài lưu ý để chuẩn bị cho bản thân trước, trong và sau chặng đua.

4.1. Chuẩn bị trước ngày đua

  • Đảm bảo xe đạp ở trong trạng thái tốt nhất. Lốp xe nên được thay mới, phanh phải được căng lại và các chi tiết của xe cũng cần được gia cố chắc chắn.
  • Sạc pin cho các thiết bị hỗ trợ tập luyện.
  • Ghi tên hoặc dán nhãn lên đồ dùng cá nhân như giày, xe đạp,...Nếu ban tổ chức yêu cầu, hãy dán giấy phản quang lên đồ dùng cá nhân.
  • Xem lại chặng đua để lên kế hoạch và sắp xếp dụng cụ phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng những thiết bị mới hoàn toàn.
  • Đọc kỹ hướng dẫn về cuộc đua.

Hãy kiểm tra và bảo dưỡng xe đạp trước ngày đua

Hãy kiểm tra và bảo dưỡng xe đạp trước ngày đua

4.2. Đêm trước khi diễn ra cuộc đua

  • Kiểm tra và sắp xếp lại thiết bị một lần cuối. Nếu có thể, trước đó bạn nên lên danh sách những đồ cần mang rồi đánh dấu trong quá trình kiểm tra. Bạn có thể phân chia các loại thiết bị vào từng túi riêng để tránh nhầm lẫn.
  • Ăn uống hợp lý: Nạp thêm thực phẩm giày protein, chất béo; bổ sung nhiều tinh bột và tránh ăn đồ lạ hoặc các món có thể gây ảnh hưởng tới tiêu hoá.
  • Ngủ sớm, ngủ ngon để nâng cao tinh thần cho cuộc đua ngày hôm sau. 

4.3. Buổi sáng ngày đua

  • Ăn sáng bằng các loại thực phẩm quen thuộc. Hãy chọn các loại tình bột hấp thụ chậm như khoai lang, yến mạch để cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây đầy bụng.
  • Mặc quần áo phù hợp với thời tiết. Nếu trời lạnh, hãy mặc đồ theo lớp để có thể bởi bỏ dễ dàng khi đua.
  • Đến trước thời gian bắt đầu khoảng 1 tiếng để tìm chỗ đỗ xe và chuẩn bị các công đoạn cần thiết trước khi đua.
  • Mang theo đầy đủ số dự thi và giấy tờ cần thiết.
  • Mang theo các “túi nhu cầu đặc biệt" đựng đồ ăn, thức uống, đồ dùng không vi phạm quy chế thi đấu. Những chiếc túi này sẽ được các tình nguyện viên mang đến địa điểm chuyển tiếp của bạn.
  • Nắm rõ thời gian ở khu vực chuyển tiếp. 

Ăn sáng bằng các thực phẩm giàu protein, chất béo và tinh bột hấp thụ chậm

Ăn sáng bằng các thực phẩm giàu protein, chất béo và tinh bột hấp thụ chậm

4.4. Làm quen với khu vực chuyển tiếp

Trước khi bắt đầu cuộc đua, việc đến sớm và làm quen với khu vực tuyển tiếp sẽ giúp bạn có thể chủ động hơn khi thực hiện giai đoạn chuyển đổi đầu tiên (T1) từ bơi sang đạp xe và giai đoạn chuyển đổi thứ 2 (T2) từ đạp xe sang chạy.

Bạn được phép tự chọn vị trí cho bản thân ở khu vực chuyển tiếp. Hãy cố gắng chọn các vị trí ở cuối hàng, gần lối ra vì đây là vị trí tiện để đi xe đạp ra nhất. Trước khi bắt đầu cuộc đua, bạn có thể đánh dấu vị trí bằng một vật dễ thấy như khăn, cờ, ruy băng để dễ tìm hơn, tiết kiệm thời gian chuyển tiếp.

Tại khu vực chuyển tiếp, bạn chỉ nên mang theo đồ dùng cần thiết để không chiếm quá nhiều không gian để đồ. Hãy đặt các đồ dùng của bạn lên khăn để đứng lên đó, vừa lau chân sau bơi vừa đội mũ bảo hiểm chuẩn bị đạp xe. Đừng quên chuẩn bị sẵn một chai nước rửa chân và bổ sung nước sau bơi.

Làm quen và sắp xếp đồ đạc trước ở khu vực chuyển tiếp để tiết kiệm thời gian

Làm quen và sắp xếp đồ đạc trước ở khu vực chuyển tiếp để tiết kiệm thời gian

Đặc biệt, bạn nên nhanh chóng gắn số báo danh vào khung xe đạp, mũ bảo hiểm và quần áo, tránh gấp hoặc cắt số báo danh để không vi phạm quy chế. Bạn cũng nên mang theo nước và đồ ăn trên đường đạp xe và bọc bảo vệ cho các thiết bị nếu thấy thời tiết xấu.

4.5. Sau khi kết thúc cuộc đua

Sau khi kết thúc 3 nội dung của Trialthlon, chắc chăn cơ thể bạn sẽ thấm mệt. Bạn nên uống nước điện giải để bù khoáng, mặc áo để giữ nước và đi bộ nhẹ để tránh bị chuột rút. Bạn có thể cởi bỏ giày, mang dép thoáng để nghỉ ngơi. Sau từ 30 phút đến 45 phút sau cuộc đua, hãy nạp năng lượng cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu protein.

5. Một số mẹo hữu ích khi thi đấu Triathlon

Không thể phủ nhận độ khó của 3 môn phối hợp. Để hoàn thành cuộc đua, bạn không chỉ cần một cơ thể khoẻ mạnh, mà còn cần một ý chí mạnh mẽ. Bên cạnh những kế hoạch tập luyện khoa học để chuẩn bị cho cuộc đua, các vận động viên chuyên nghiệp còn có không ít mẹo để việc thực hiện các nội dung thi trở nên dễ dàng hơn. Vậy các mẹo khi thi đấu Trialthon là gì? Hãy cùng khám phá một số bí quyết thực hiện 3 nội dung thi đấu của trialthlon trong phần dưới đây.

Các vận động viên có không ít các mẹo hữu ích khi thi 3 môn phối hợp

Các vận động viên có không ít các mẹo hữu ích khi thi 3 môn phối hợp

5.1. Mẹo khi thi bơi

  • Nếu bắt đầu bơi ở mực nước ngang eo, hãy lặn về đằng trước, rồi dồn sức và vào tư thế bơi một cách nhanh chóng. Còn nếu bạn bắt đầu bơi ở ngay bờ biển, hãy chạy xuống nước, đè lên cát để tiến về phía trước.
  • Trong quá trình bơi bạn không thể tránh được va chạm với đối thủ, hãy duy trì thăng bằng và giữ bình tĩnh để tiếp tục chặng đua.
  • Tránh bơi lệch điểm đích.
  • Nếu bị rơi kính bơi, hãy đeo ngược ra sau lưng để tiếp tục bơi.
  • Tìm tàu cứu hộ để nghỉ ngơi nếu cảm thấy cơ thể quá mệt mỏi.

5.2. Mẹo khi đua xe đạp

  • Chuẩn bị đủ nước cho cuộc đua, đặc biệt là nước điện giải hoặc các thức uống có chứa carbonhydrate.
  • Đạp xe theo một hàng, trừ những đoạn cần sang đường.
  • Bạn không nên đạp ngay sau xe của bạn thi để tránh bị thương.
  • Giảm tốc độ khi đến gần khu vực chuyển đổi.
  • Nhớ vị trí đỗ xe để dỡ đồ và di chuyển nhanh hơn.

Nên đạp xe theo 1 hàng khi thi đấu triathlon

Nên đạp xe theo 1 hàng khi thi đấu triathlon

5.3. Mẹo khi chạy marathon

  • Giữ cơ thể ổn định và thư giãn; nhưng tinh thần phải luôn trong trạng thái tập trung cao độ.
  • Bổ sung nước trong quá trình chạy bộ.

Lời kết

Mặc dù rất “khó nhằn", nhưng không ai có thể phủ nhận sự thú vị của Triathlon. Bộ môn này có thể mang đến cho người tham gia cảm giác phấn khích tột đỉnh khi vượt lên chính bản thân mình để chinh phục một mục tiêu mới. Đó chính là lý do vì sao Triathlon đang ngày trở nên phổ biến. Ngay tại Việt Nam cũng có rất nhiều cuộc thi 3 môn phối hợp với quy mô lớn, nhỏ khác nhau được tổ chức hàng năm như Tri-Factor, Ironman 70.3 tại Đà Nẵng,...

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ Triathlon là gì. Nếu có thể, hãy thử sức với bộ môn này để thách thức giới hạn của bản thân. Đừng quên tiếp tục theo dõi CoolBlog để khám phá thêm nhiều kinh nghiệm hay ho về chăm sóc sức khoẻ và làm đẹp cho phái mạnh.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

>>> Xem thêm

Hướng dẫn tư thế đạp xe đúng cách, giảm đau lưng, hạn chế chấn thương

13 Chấn thương khi chạy bộ thường gặp: Cách xử lý và phòng tránh

Cập nhật thông tin giải chạy marathon 2024

Parkour là gì? 5 Lợi ích khi tập Parkour

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn