Trốc tru là gì? Khu mấn là gì? Tìm hiểu một số ngôn ngữ đặc biệt ở Miền Trung

Trốc tru, khu mấn là gì? Cùng Coolmate giải nghĩa những phương ngữ Nghệ An thường gặp trong bài viết này nhé!

Ngày đăng: 12.03.2023, lúc 11:03 66.418 lượt xem

Trốc tru, khu mấn là gì? Cùng Coolmate giải nghĩa những phương ngữ Nghệ An thường gặp trong bài viết này nhé!

Từ ngữ địa phương luôn là một trong những “đặc sản” thú vị của tiếng Việt. Khi khám phá một vùng đất mới, bạn có thể được nghe rất nhiều ngôn ngữ mới mẻ, thú vị, chẳng hạn “khu mấn - trốc tru” của miền Trung. Vậy trốc tru, khu mấn là gì? Cùng Coolmate giải nghĩa trong bài viết này nhé!

1. Trốc Tru và Khu Mấn là gì?

Khu mấn và trốc tru là những phương ngữ của miền Trung nước ta, đặc biệt phổ biến ở Nghệ An. Nếu bạn đến đây mà nghe thấy hai từ này thì chắc hẳn sẽ rất ngạc nhiên. Vậy trốc tru, khu mấn là gì?

1.1 Khu Mấn là gì?

Khu mấn” là từ ngữ đặc trưng của vùng đất Nghệ An. "Khu" và "mấn" theo phương ngữ Nghệ An nghĩa là mông và váy. Vậy nên, nếu ai đó mời bạn ăn quả khu mấn thì đừng vội mừng và nghĩ nó là một loại quả thật nhé!

Khu mấn là gì?

Đừng tin khu mấn chỉ là một loại trái cây nhé!

Để giải thích ý nghĩa của từ “khu mấn”, chúng ta cần quay ngược thời gian về những năm 60, 70 của thế kỷ XX. Ở vùng Nghệ Tĩnh (nay là Nghệ An - Hà Tĩnh), từ khu mấn muốn nói đến phần mông dính bẩn của chiếc váy đen vải thô mà các chị em lao động thường mặc. Sau những giờ làm việc vất vả, họ thường ngồi nghỉ ngơi “tám chuyện” mà không để ý mình đang ngồi ở vệ cỏ, bãi cát hay bãi đất khiến phần mông bị dính bẩn.

Trước đây,

Trước đây, "khu mấn" nói đến phần mông mặc váy đen vải thô của các chị em lao động

Ngồi càng lâu thì lớp vải ở phần mông càng dính nhiều đất cát. Đây là hình ảnh quen thuộc của những người nông dân thời bấy giờ. Vì khi đi làm nông về, ai cũng dính bẩn và mệt nên các bác hay “bạ đâu ngồi đấy”.

Do đó, khu mấn là chỉ phần mông bị bẩn và bị đen ấy. Hiểu đơn giản, nó là mông váy vừa xấu vừa bẩn. Theo nghĩa bóng, khu mấn được dùng để chỉ những việc làm hay thái độ mà người nói vốn không thích.

Nghĩa bóng của

Nghĩa bóng của "khu mấn" chỉ giá trị việc làm và thái độ với đối tượng mà người nói không thích

“Khu mấn” là mông váy vừa xấu vừa bẩn. Nghĩa bóng là để chỉ những việc làm hay thái độ mà người nói vốn không thích.

Ví dụ 1:

  • Bạn A: Cậu thấy cái áo này có đẹp không?
  • Bạn B: Như cái khu mấn (ý nghĩa là cái áo không đẹp).

Bên cạnh đó, “khu mấn” nhiều khi cũng mang ý nghĩa là nghèo hoặc không có cái gì đó.

Ví dụ 2:

  • Bạn A: Nghe bảo nhà bạn giàu lắm?
  • Bạn B: Có cái khu mấn (ý nghĩa là nhà bình thường, nhà chả có gì).

Như vậy, từ khu mấn trong từng trường hợp và ngữ cảnh sẽ có những nghĩa khác nhau. Các bạn nên chú ý để hiểu đúng dựa theo ngữ cảnh nhé!

1.2 Trốc Tru là gì?

Trốc tru” là một từ lóng được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân Nghệ An. Đây cũng là một từ khá phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội mà giới trẻ tò mò. Trong phương ngữ Nghệ An, "trốc" có nghĩa là cái đầu, còn "tru" có nghĩa là con trâu. Vậy nên, trốc tru nghĩa là đầu trâu.

Trốc tru có nghĩa là đầu trâu trong tiếng Nghệ An

Trốc tru có nghĩa là đầu trâu trong tiếng Nghệ An

Từ này được dùng để chỉ những người nghịch ngợm, bướng bỉnh, lì lợm và người khác nói mãi không chịu tiếp thu. Tuy vậy, trốc tru không mang sắc thái gay gắt hay chỉ trích nặng nề, nó thường được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng hơn và hay được mang ra để trêu đùa nhau. Ví dụ: một số câu nói có từ “trốc tru” như “Hấn là đứa trốc tru đó” hay “Cái thằng trốc tru ni rứa”.

Không quá nặng nề, trốc tru được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng và hay được dùng để trêu đùa

Không quá nặng nề, trốc tru được dùng với ý nghĩa nhẹ nhàng và hay được dùng để trêu đùa

Lưu ý, trong một số trường hợp thì từ “trốc” không còn nghĩa là cái đầu, chẳng hạn như trốc cúi (đầu gối).

Nhìn chung, “trốc tru” dùng để chỉ những người nghịch ngợm, bướng bỉnh, lì lợm, không chịu tiếp thu hoặc lắng nghe ý kiến từ người khác. Trong một số trường hợp, từ “trốc” không còn nghĩa là cái đầu, chẳng hạn như trốc cúi (đầu gối).

2. Một Số Phương Ngữ Nghệ An Thường Gặp

2.1 Liệt kê một số phương ngữ Nghệ An thường gặp

Bên cạnh “khu mấn” hay “trốc tru”, Nghệ An còn có rất nhiều phương ngữ nghe cực kỳ lạ mà rất thú vị. Nếu bạn đang có ý định đến thăm hay đến chơi nhà người yêu thì hãy ghi nhớ một số từ ngữ dưới đây để không quá bỡ ngỡ nhé!

Cái chủi = Cái chổi Tau = Tao, tớ
Cái đọi = Cái bát Choa = Chúng tao
Chưởi = Chửi Mi = Mày
Cái cươi = Cái sân Hắn = Hắn, nó
Cái vung/vàng = Cái nắp nồi Lũ bây, bọn bây = Các bạn
Đàng = Đường Ngẩn = Ngốc
Cái nớ = Cái đó, cái kia Trửa = Giữa, trên
Cấy = Cái Bổ = Ngã
Nác = Nước Mần = Làm
Gưởi = Gửi Trấp vả = Đùi
Trù = Trầu Đọt = Chén
Nớ = Nó Gưởi = Gửi
Hun = Hôn Chi rứa hầy = Cái gì đó

26 từ cơ bản trong tiếng Nghệ An

Những từ ngữ đời thường, dân dã này gắn liền với người dân miền Trung, đặc biệt là người ở vùng Nghệ - Tĩnh. Gần đây, nhiều phương ngữ dần ít xuất hiện và chỉ được sử dụng tại các miền quê hoặc những người trung niên. Vì vậy, các bạn trẻ có thể không biết trốc tru, khu mấn là gì và rất bất ngờ khi hiểu được ý nghĩa.

Ngôn ngữ đặc biệt ở miền Trung như "trốc tru" hay "khu mấn" thể hiện sự đa dạng văn hóa và bản sắc độc đáo của từng vùng miền, cũng giống như cách Coolmate mang đến sự đa dạng trong các dòng sản phẩm thời trang cho nam giới. Là thương hiệu thời trang nam nổi tiếng, Coolmate cung cấp các sản phẩm chất lượng như áo thun nam, áo polo nam, và quần jean nam trẻ trung. Những thiết kế này không chỉ giúp bạn tự tin trong phong cách mà còn phù hợp với mọi hoàn cảnh.

2.2 Ví dụ về giao tiếp giữa người Nghệ An

Ví dụ 1:

"Dạo này mi gặp chuyện chi chi rứa hầy!

- Bựa qua tau đi ra tới trửa cươi bấp một cấy cục đá rồi hấn bị bổ trợt trúc cúi nốt nị."

=> "Dạo này mày gặp chuyện gì vậy nhỉ!

- Bữa qua tao đi ra tới giữa sân vấp cái cục đá rồi hắn bị ngã ..."

Cuộc hội thoại có thể bạn không hiểu gì!

Cuộc hội thoại có thể bạn không hiểu gì!

Ví dụ 2:

"Răng khi túi bác nói xuống nhà tui uống nác chè mà nỏ xuống?

- Xin lội o mi chơ khi túi tui cụng định xuống rồi chơ mà đau 2 cấy trúc cúi quá nên nỏ đi được."

=> "Bữa tôi nói xuống nhà tôi uống nước chè mà không xuống?

- Xin lỗi, khi tối tôi cũng định xuống rồi mà đau 2 cái đầu gối quá nên không đi được."

Mỗi tỉnh thành ở Việt Nam đều có những đặc trưng về ngôn ngữ khác nhau. Mỗi tỉnh sẽ có những từ ngữ được sử dụng vô cùng phong phú, gần như là nét đặc trưng và là thói quen được hình thành từ lâu nên khó thay thế. Đặc biệt là khu vực miền Trung như Nghệ An, ngôn ngữ bao gồm nhiều từ khó hiểu. Đôi khi, những người Nghệ An cũng không thể hiểu hết được những từ ngữ địa phương.

Trong thời gian gần đây, trên mạng có những video dạy nói tiếng Nghệ An đang được nhiều người quan tâm. Phần nào bởi vì chúng ta cảm thấy tò mò trước sự đa dạng trong việc sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Qua những đoạn video ngắn, chúng ta có thể hiểu thêm những nét đặc sắc trong ngôn ngữ, không chỉ tiếng Nghệ mà còn là tiếng của những tỉnh thành khác.

Tham gia CoolClub để tận hưởng nhiều đặc quyền hấp dẫn từ Coolmate

3. Một số video liên quan đến từ khu mấn, trốc tru

Là hai từ thường xuyên được sử dụng trong tiếng Nghệ An, "khu mấn" và "trốc tru" là nguồn cảm hứng cho những video, clip ngắn thú vị trên mạng xã hội.

Giải thích khu mấn, trốc tru

Khu mấn là gì?

Trốc tru là thông minh?

Lời kết

Việt Nam có hơn 60 tỉnh thành. Mỗi tỉnh thành, khu vực lại có những nét đặc trưng riêng và một số ngôn ngữ thú vị tạo nên sự phong phú của đời sống văn hóa tinh thần. Trong bài viết này, chúng ta đã tìm hiểu về trốc tru, khu mấn là gì - phương ngữ của Nghệ An. Mong rằng CoolBlog đã giúp bạn hiểu hơn về ngôn ngữ khác biệt này!

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn