Uống nước hồ bơi có sao không là câu hỏi chung của nhiều người khi gặp phải sự cố này. Khi mùa hè đến, nhu cầu bơi lội gia tăng thì vấn đề trên cũng càng được quan tâm hơn cả. Trong chủ đề ngày hôm nay, Coolmate sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc lỡ uống nước hồ bơi, các bệnh lý thường gặp và cách xử lý nhanh chóng.
Nước hồ bơi có chứa chất gì?
Có thể bạn chưa biết, nước hồ bơi có chứa rất nhiều chất khác nhau và ảnh hưởng đến sự an toàn của người bơi. Cũng chính vì vậy mà nhiều người thường đặt ra câu hỏi uống nước hồ bơi thì có sao không khi lỡ không may gặp phải sự cố này. Sau đây là những thành phần thường có trong nước bể bơi:
Vi khuẩn: Thường do bụi bẩn, tảo bào từ còn tồn tại trong nước mưa hoặc phân của nhiều loài động vật tạo thành. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể đến từ mồ hôi, nước thải nước bơi, mỹ phẩm, hay các chất khác khiến bể bơi bị ô nhiễm. Những loại vi khuẩn này có khả năng gây ra nhiều vấn đề cho sức khoẻ, đặc biệt là khi vô tình uống phải nước hồ bơi.
Vi khuẩn khiến nước hồ bơi ô nhiễm
Chất khử trùng (clo, brom,...): Chất hóa học được thêm vào để tiêu diệt vi khuẩn và khử trùng. Trong hồ bơi, Clo được dùng với 2 dạng rắn (calcium hypochlorite) và lỏng (sodium hypochlorite). Hóa chất sẽ phá vỡ màng lipid và tiêu diệt enzyme tế bào để tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều clo thì có thể dẫn đến tình trạng khô da và ảnh hưởng đến mắt của người bơi.
Clo dùng để diệt vi khuẩn trong nước hồ bơi
Sodium bicarbonate, sodium carbonate: Đây là hai chất thường được thêm vào để cân bằng độ pH, giữ chất lượng ổn định cho nước bơi. Giữ cho độ pH ở mức lý tưởng từ 7.2 - 7.8 giúp người bơi cảm thấy thoải mái và hạn chế gặp phải các vấn đề về da và mắt. Đồng thời, những chất này cũng góp phần bảo vệ các thiết bị lọc trong hồ khỏi tình trạng oxy hoá.
Hoá chất giữ cho nước có chất lượng ổn định
Chất làm xanh: Một vài hồ bơi sẽ thêm hóa chất làm xanh để làm nước hồ bơi có hiệu ứng trông giống màu nước biển. Hóa chất này thường không gây hại đến con người mà chỉ làm nước bể bơi trở nên đẹp mắt hơn. Mặc dù vậy, tiếp xúc với nước trong hồ bơi trong thời gian dài cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ làn da.
Chất tạo màu xanh đẹp mắt cho hồ bơi
Chất điều chỉnh độ pH: Ngoài Sodium bicarbonate, sodium carbonate thường dùng để cân bằng độ pH, người ta còn sử dụng thêm nhiều hoá chất khác. Giữ độ pH trong ngưỡng cho phép giúp bảo vệ sức khoẻ người bơi và tăng hiệu quả khử trùng của clo.
Hoá chất cân bằng độ pH cho nước hồ bơi
Các chất hữu cơ khác: Ngoài hoá chất và vi sinh vật, nước hồ bơi còn thể chứa các chất từ cơ thể người bơi như mồ hôi, kem chống nắng, sữa tắm, dầu gội và các sản phẩm mỹ phẩm khác. Khi hoà cùng nước, những chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng khử trùng của clo, tạo ra mùi khó chịu và tăng nguy cơ gây viêm nhiễm da cho người bơi.
Uống nước bể bơi có hại không? Tác hại của việc uống nước hồ bơi
Chưa kể đến việc uống nước hồ bơi, nếu thường xuyên bơi trong nguồn nước không an toàn cũng là vấn đề lớn. Sức khỏe có thể sẽ chịu tác động xấu nếu bạn liên tục bơi lội trong nguồn nước với điều kiện môi trường không đảm bảo. Dưới đây là một vài căn bệnh có thể mắc phải nếu bạn uống lượng lớn nước bể bơi nhiễm khuẩn.
Hen suyễn
Nồng độ trong clo quá cao ảnh hưởng trực tiếp đến những người có vấn đề về hô hấp. Với những người có hệ hô hấp nhạy cảm hoặc có tiền sử bệnh hen suyễn, hít phải khí clo hoặc vô tình uống nước chứa clo làm tăng khả năng tái phát bệnh, có thể dẫn đến viêm đường hô hấp.
Nồng độ clo quá cao có thể dẫn đến hen suyễn
Nhiễm trùng đường tiêu hóa
Các vi khuẩn có thể tồn tại trong nước hồ bơi nếu không được vệ sinh thường xuyên và đúng cách là E. coli, Salmonella, Giardia,... chúng gây ra các tình trạng như đau bụng, nôn mửa, đi đại tiện phân lỏng,... Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến chảy máu dạ dày. Trẻ em với hệ miễn dịch còn yếu là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất.
Đau bụng sau khi uống nước hồ bơi quá nhiều
Tác động hệ tiêu hóa và gan
Nước hồ bơi chứa nhiều loại vi khuẩn và ký sinh trùng khác nhau. Khi chúng xâm nhập vào cơ thể có thể dẫn đến một số bệnh liên quan đến đường tiêu hoá, thậm chí là viêm gan. Những bệnh lý này làm giảm chức năng tiêu hoá và gan, ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể.
Gan có thể bị ảnh hưởng do uống nước hồ bơi
Viêm ruột cấp, viêm dạ dày
Hồ bơi nhiễm khuẩn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho hệ tiêu hoá. Tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây ra một số bệnh như viêm ruột cấp hay viêm dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hoá mãn tính và suy giảm chất lượng cuộc sống.
Viêm ruột gây ra những cơn đau dữ dội
Tiêu chảy
Nước bể bơi có thể chứa ký sinh trùng Cryptosporidium gây tiêu chảy cấp. Loại ký sinh này khiến tế bào biểu mô dạ dày và ruột bị tổn thương dẫn đến tình trạng nôn mửa, đau bụng và sốt. Cryptosporidium nếu đã tồn tại trong nước hồ bơi thì rất khó để tiêu diệt hoàn toàn vì chúng có khả năng sống sót trong môi trường nước clo.
Tiêu chảy rất thường gặp khi uống phải nước hồ bơi nhiễm khuẩn
Bệnh não mô cầu
Nước hồ bơi nhiễm khuẩn có khả năng chứa Neisseria meningitidis - vi khuẩn gây ra bệnh não mô cầu. Căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể lây lan với triệu chứng ban đầu là viêm họng và sau đó dẫn đến nhiễm trùng huyết. Bệnh này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Bệnh não mô cầu cực kỳ nguy hiểm
Các bệnh về mắt
Vi khuẩn trong nước bể bơi có thể gây ra nhiều căn bệnh về mắt như đau mắt đỏ (viêm kết mạc),... Nếu tiếp xúc với nước hồ bơi quá thường xuyên, tình trạng ngứa, khó chịu để lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm và làm giảm thị lực. Để bảo vệ đôi mắt tránh bị tổn thương, bạn phải biết cách bảo vệ mắt khi đi bơi,...
Tiếp xúc với nước hồ bơi gây ra đau mắt đỏ
Ngộ độc clo
Trẻ em luôn là đối tượng nhạy cảm nhất với các hoá chất độc hại có trong nước hồ bơi. Các triệu chứng thường gặp trên trẻ em là khó thở, ngứa da, kích ứng mắt. Với nồng độ clo quá cao, người lớn cũng có các biểu hiện tương tự, ngoài ra còn có ho khan và đau ngực. Tuy có sức đề kháng tốt hơn, người lớn cũng không nên chủ quan trước tác hại của nước clo.
Các trường hợp hồ bơi gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bơi
Trong việc đảm bảo sức khỏe người tham gia bơi lội, chất lượng nước đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cũng chính vì vậy mà nhiều người đặt ra câu hỏi uống nước hồ bơi có tác động gì tiêu cực không,... Nếu bơi trong các môi trường bể bơi sau đây, sức khỏe của bạn có thể bị ảnh hưởng.
Hồ bơi không được làm vệ sinh thường xuyên
Hồ bơi là môi trường đặc thù khi phải chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động bên ngoài môi trường. Vì vậy, nếu muốn đảm bảo chất lượng nước hồ bơi thì việc làm vệ sinh phải được diễn ra thường xuyên.
Hồ bơi nên được vệ sinh thường xuyên để đảm bảo chất lượng nước
Nếu không, bể bơi sẽ trở thành môi trường thuận lợi để vi khuẩn hình thành và phát triển. Vi khuẩn tồn tại lâu trong nước sẽ ngấm vào nước và gây hư hại. Thậm chí còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bơi nếu không may uống phải từ đó khiến mọi người lo lắng.
Hồ bơi không đạt chất lượng về xử lý nước
Nếu được vệ sinh thường xuyên mà chất lượng hồ bơi không đảm bảo, người tham gia bơi cũng có nguy cơ gặp nguy hiểm. Thông thường, nguồn nước không chất lượng có thể đến từ các lý do như hệ thống lọc đã cũ, không đầu tư hệ thống lọc nước tuần hoàn,...
Bên cạnh đó, các hồ bơi có mật độ sử dụng quá lớn mà công suất hoạt động của bình lọc nhỏ khiến quá trình xử lý nước hồ bơi không đạt chuẩn. Khi đó, người sử dụng sẽ không được đảm bảo an toàn sức khỏe.
Hồ bơi chất lượng có quy trình lọc nước chuyên nghiệp
Ngoài ra, nếu hồ bơi dùng hóa chất không đúng cách, dùng chồng chéo lên nhau, dùng không đúng liều lượng hay thời điểm,... cũng là vấn đề. Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
Nếu nước hồ bơi còn tồn đọng nhiều hàm lượng hóa chất dư thừa, nhất là Clo thì có thể gây kích ứng da. Nặng hơn nữa có thể khiến người bơi gặp phải nhiều vấn đề sức khỏe khác nếu lỡ uống vào như đã đề cập ở nội dung bên trên.
Hệ thống lọc nước không hiệu quả/bị hư hỏng
Hệ thống lọc nước là thiết bị không thể thiếu để duy trì chất lượng nước trong hồ bơi. Nếu hệ thống lọc nước không hoạt động, hoạt động không hiệu quả hoặc bị hư hỏng thì nước trong hồ sẽ không được thay thế và lọc đúng cách. Vi khuẩn và tạp chất có cơ hội để phát triển mạnh mẽ trong nước.
Hệ thống lọc nước không hiệu quả có thể khiến nước hồ bơi bị ô nhiễm
Thông thường, hồ bơi cần được lọc nước mỗi ngày từ 6-8 tiếng. Trong trường hợp không có hệ thống lọc, toàn bộ các chất độc hại sẽ được giữ trong nước từ ngày này qua ngày khác, dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng cho sức khoẻ người bơi.
Mật độ người bơi quá đông
Mật độ bơi quá đông có khả năng tích tụ nhiều chất bẩn hơn, khiến nước trong hồ nhanh chóng bị ô nhiễm. Nhất là trong trường hợp những người bơi khác không giữ vệ sinh cá nhân tốt tạo điều kiện cho vi khuẩn và tạp chất dễ dàng xâm nhập vào nước.
Mật độ người bơi đông là điều kiện để tích tụ tạp chất
Sự tích tụ của quá nhiều tạp chất khác nhau dễ dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng. Các bệnh lây nhiễm như nhiễm trùng da, mắt, tiêu hoá,... rất thường gặp khi bơi ở những hồ đông người. Mật độ người bơi quá đông còn làm giảm khả năng lọc và tái sinh nước trong hồ, làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước bơi.
Cách xử lý khi lỡ uống nước hồ bơi
Nước hồ bơi chứa nhiều tạp chất có khả năng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Khi lỡ uống nước hồ bơi, bạn không nên quá hoảng loạn mà hãy theo dõi các cách xử lý sau để giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của nước hồ bơi.
Đánh giá tình trạng
Sau khi uống nước hồ bơi, hãy đánh giá xem lượng nước uống vào nhiều hay ít. Thông thường, một lượng nhỏ nước sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu uống quá nhiều nước hồ bơi, bạn cần cảnh giác và theo dõi các triệu chứng như ho, buồn nôn, khó thở,...
Đánh giá lượng nước uống vào là ít hay nhiều
Súc miệng bằng nước sạch
Súc miệng bằng nước sách giúp tạm thời loại bỏ bớt hoá chất của nước hồ bơi trong khoang miệng, tránh để chúng tiếp tục đi xuống gây hại cho cơ thể. Nếu có thể, hãy uống thêm một ít nước sạch để nhanh chóng thải bớt các chất này ra ngoài.
Súc miệng để loại bỏ bớt chất độc
Cách súc miệng đúng cách bạn có thể tham khảo là:
- Dùng nước sạch, tốt nhất là nước đã qua lọc để súc miệng
- Ngậm một lượng nước vừa đủ để tiếp xúc với toàn bộ bề mặt trong khoang miệng
- Súc miệng kỹ, nhất là vùng cổ họng và kẽ răng. Thực hiện súc miệng trong 15 - 20 giây.
- Nhổ ra và lặp lại khoảng 2 - 3 lần.
Theo dõi các triệu chứng
Sau khi súc miệng, bạn cần tiếp tục theo dõi các triệu chứng bất thường có thể xuất hiện. Ví dụ như những cơn buồn nôn kéo dài, khó thở,... Theo dõi kỹ từng triệu chứng giúp bạn kịp thời xử lý nếu có gì bất ổn xảy ra với sức khoẻ của bạn.
Thường xuyên theo dõi triệu chứng
Khi nào cần đến gặp bác sĩ
Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng như nôn mửa liên tục, đau bụng dữ dội,... hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Các triệu chứng này có thể xảy ra do nhiễm độc hoá chất từ nước hồ bơi. Thăm khám kịp thời rất quan trọng, tránh để tình trạng nghiêm trọng hơn.
Đến gặp bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu trở nặng
Biện pháp hạn chế ảnh hưởng của nước hồ bơi đến sức khoẻ
Bạn không cần lo lắng khi không may lỡ uống phải nước hồ bơi nếu đã thực hiện các biện pháp phòng ngừa trước khi đi bơi. Dưới đây là một số cách giúp bạn bảo vệ sức khoẻ khi tham gia hoạt động bơi lội:
Sử dụng kính bơi, bịt mũi: Mắt và mũi là các cơ quan nhạy cảm khi tiếp xúc với hoá chất trong hồ hơi. Để tránh tình trạng kích ứng hoặc nhiễm trùng, bạn nên sử dụng kính bơi và bịt mũi. Điều này giúp giảm khả năng bị mắt đỏ hoặc suy giảm thị lực,...
Sử dụng kính bơi để bảo vệ mắt
Tắm tráng kỹ bằng xà phòng sau khi bơi: Để loại bỏ những tạp chất còn dính trên da sau khi bơi, bạn nên tắm thật kỹ bằng xà phòng. Làm sạch da là bước rất quan trọng để phòng tránh nguy cơ kích ứng da và các bệnh ngoài da.
Tắm tráng kỹ giúp hạn chế các kích ứng trên da
Chọn bể bơi uy tín, đạt chuẩn vệ sinh: Để chọn được một bể bơi đạt chuẩn, hãy quan sát màu và ngửi mùi của hồ bơi. Nếu nước trong hồ có màu đục hoặc có mùi hôi khó chịu (có thể là mùi clo quá nồng nặc) thì có thể hệ thống lọc nước không hoạt động hiệu quả.
Chọn bể bơi uy tín và chất lượng
Lưu ý mật độ sử dụng: Nước trong hồ bơi trộn lẫn nhiều vi khuẩn và hoá chất có hại từ nhiều người khác nhau. Càng nhiều người bơi, nguy cơ ô nhiễm nước càng cao vì hệ thống lọc nước có thể bị quá tải. Bạn nên chọn thời gian bơi hợp lý, tránh những khung giờ cao điểm để tận hưởng môi trường bơi tốt hơn.
Tổng kết
Câu hỏi uống nước hồ bơi có sao không đã được giải đáp chi tiết trong bài viết trên. Kèm theo đó là một vài cách xử lý đơn giản khi gặp phải tình trạng này, hy vọng có thể giúp bạn giải quyết nhanh gọn, hiệu quả. Mọi người cũng đừng quên trang bị thêm kỹ năng bơi lội tốt và lựa chọn bể bơi chất lượng nhé.
Ngoài chủ đề trong bài viết này, CoolBlog vẫn còn rất nhiều kiến thức bổ ích khác. Do đó, mọi người đừng ngại truy cập mỗi ngày để đón đọc những thông tin hay ho, giá trị hơn nữa.
Tại sao phải mặc đồ bơi khi đi bơi? Tổng hợp 29 thuật ngữ trong bơi lội ai cũng phải biết