Ngành công nghiệp may mặc chỉ đứng sau ngành công nghiệp dầu mỏ về mức độ ô nhiễm. Nhưng điều đáng buồn là không phải ai cũng biết điều này. Tuy nhiên giờ đây, với xu hướng thời trang Upcycling - một cách để mọi người trở nên “xanh” hơn bằng việc trao cho những chiếc quần áo cũ một cuộc sống mới.
Vậy Upcycling là gì? Xu hướng thời trang Upcycling trong năm 2024 sẽ ra sao? Hãy để Coolmate giải đáp tất tần tật cho bạn nhé!
1. Upcycling là gì ? Tìm hiểu khái niệm Upcycling
Upcycling trong tiếng Anh có nghĩa là nâng cấp hoặc tái sử dụng một cách sáng tạo, Upcycling diễn tả nhiều quy trình mà các sản phẩm “cũ” được sửa đổi theo một kiểu hoàn toàn mới và những món đồ cũ này có được vòng đời thứ hai khi chúng được chuyển thành sản phẩm “mới”.
Bằng cách này, nhờ sự sáng tạo các vật liệu, thành phần và mặt hàng đã qua sử dụng, kết quả cuối cùng của quá trình này là tạo ra “sản phẩm mới” có giá trị cao hơn giá trị ban đầu của sản phẩm cũ.
Nói cách khác, upcycling là điều chỉnh hoặc tái sử dụng vật liệu hoặc vật dụng một cách sáng tạo, và cũng chính vì thế, tuổi thọ của những sản phẩm cũ được mở rộng.
2. Xu hướng thời trang Upcycling
Thời trang Upcycling là lấy quần áo cũ, sờn rách hoặc hư hỏng và biến nó thành một thứ mới. Quần áo không còn vừa, bị rách, bị ố màu hoặc bị hỏng hoàn toàn có thể được sửa đổi thành một sản phẩm mới sản phẩm mới.
Và với sự sáng tạo vô biên của những nhà thiết kế, nguồn cung cấp nguyên liệu để Upcycling không chỉ dừng lại ở quần áo cũ hỏng mà còn là tất cả những phế liệu vải như rèm cửa,...
3. Các lợi ích của Upcycling đối với ngành công nghiệp thời trang
Trong ngành thời trang, những món đồ bỏ đi hay quần áo kém chất lượng là một trong những thủ phạm chính gây ô nhiễm môi trường. Upcycling là phương pháp mang tính cách mạng trong việc tái chế các vật liệu quần áo không sử dụng và biến chúng thành những sản phẩm hoàn toàn mới.
Liệu bạn có tự hỏi rằng Upcycling có tác động gì đến môi trường? Từ việc giảm chi phí sản xuất đến bảo vệ môi trường, phong trào đơn giản này có thể có ảnh hưởng đến nhiều thứ. Tham gia vào xu hướng này là một trong những cách mà các thương hiệu bán lẻ và người tiêu dùng có thể cải thiện tình trạng của trái đất.
Dưới đây là một số lý do chính khiến xu hướng Upcycling đã, đang và sẽ càn quét ngành thời trang trong thời gian sắp tới
3.1. Bảo vệ môi trường
Điều mà bạn có thể không biết là một số chất liệu được sử dụng trong ngành thời trang thực sự chứa các hóa chất nguy hiểm, những chất này sẽ dẫn đến các vấn đề như suy thoái đất và ô nhiễm không khí. Chúng cũng có nguy cơ xâm nhập vào đường nước, nguồn cung cấp không khí của chúng ta và nhiều thứ khác nữa.
Khi áp dụng Upcycling nhu cầu về nguyên liệu thô giảm đáng kể, do đó một số hóa chất nhất định được sử dụng trong quá trình sản xuất sẽ được hạn chế. Quá trình này giúp giải quyết các vấn đề như chất lượng không khí kém, lượng chất thải được đưa vào các bãi chôn lấp, ô nhiễm nước, khí thải nhà kính và cứu rừng nhiệt đới của chúng ta.
3.2. Giảm chi phí sản xuất
Đối với các doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp thời trang, Upcycling có thể giúp giảm thiểu chi phí sản xuất. Với phương pháp đặc biệt này, các nhà bán lẻ có thể tái sử dụng vật liệu cho sản phẩm của họ thay vì phải dùng nguyên liệu mới. Điều này giúp tiết kiệm tiền cho các doanh nghiệp và giảm chi phí tiêu dùng.
Upcycling không chỉ giúp ích cho môi trường mà còn có thể giảm chi phí mà các công ty chi cho nguyên vật liệu và lao động. Một lợi ích tuyệt vời khác là chúng vẫn có thể giúp tăng lợi nhuận.
3.3. Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
Như đã đề cập trước đây, giảm thiểu nhu cầu sản xuất vật liệu mới có thể tiết kiệm tiền bạc cũng như tài nguyên thiên nhiên. Nếu một thương hiệu thời trang bán lẻ sử dụng các vật liệu tự nhiên như mảnh gỗ hay tre để làm một đôi bông tai, thay vào đó, họ sử dụng tre hoặc gỗ đã sử dụng, như vậy sẽ giảm được nhu cầu chặt thêm cây.
Upcycling có thể làm giảm số lượng tài nguyên thiên nhiên được sử dụng trong ngành thời trang. Điều này có thể giúp giải quyết các vấn đề như phá rừng.
3.4. Kích thích sự sáng tạo
Hầu hết các mặt hàng thời trang ngày nay đều được sản xuất với số lượng lớn và thường có kiểu dáng khá đại trà. Tái sử dụng các loại vải dệt tạo cơ hội giúp các bạn tạo ra những đường nét độc đáo, phong cách.
Cần phải có đầu óc sáng tạo và con mắt nhìn ra những thiết kế hợp thời để biết cách sử dụng tốt nhất những sản phẩm may mặc tái chế.
4. Xu hướng thời trang Upcycling năm 2024
Tái sử dụng sáng tạo quần áo bị loại bỏ hoặc Upcycling là một từ thông dụng đã được sử dụng rất nhiều trong thời gian qua. Đại dịch đã lên đến đỉnh điểm và kéo dài khiến lượng hàng tồn kho dư thừa từ các bộ sưu tập thời trang xuân -hè nhiều hơn gấp đôi so với bình thường.
Và điều gì sẽ xảy ra với những bộ quần áo đó sau khi thời gian “hữu dụng” của chúng hết? Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, 14,3 triệu tấn hàng dệt đã được xử lý tại các bãi chôn lấp vào năm 2012, chiếm khoảng 5,7% tổng sản lượng chất thải rắn đô thị ở Hoa Kỳ.
Quần áo không dùng đến thường được bán cho các cửa hàng thanh lý hoặc mang đi bán quyên góp. Mặc dù đây là một phương pháp hay ho để loại bỏ bớt rác thải, nhưng nó không hiệu quả như nhiều người khẳng định - chỉ khoảng 20% đến 30% quần áo quyên góp được bán lại.
Hơn nữa, một lượng lớn hàng may mặc sau khi sử dụng không được coi là "có thể bán lại" ở Hoa Kỳ được xuất khẩu sang các quốc gia đang phát triển, khiến các quốc gia đó tràn ngập các sản phẩm “không bền vững” làm nghẹt thở bất kỳ sự tăng trưởng kinh tế liên quan đến nền dệt may nào đó.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi xuất khẩu không còn là một lựa chọn tốt vì mô hình này dựa trên nền kinh tế phế thải - nơi thay vì sửa chữa hoặc cho thuê quần áo, những sản phẩm thời trang được mua và sau đó lại bị bỏ đi?
Chính vì thế, xu hướng thời trang Upcycling đang ngày càng phát triển và được nhiều nhà mốt ưa chuộng. Những sản phẩm quần áo từ những bộ sưu tập không được tiêu thụ trở thành một nguồn cung cấp nguyên vật liệu khổng lồ giúp tạo nên những bộ trang phục, phụ kiện hoàn toàn mới.
5. Những thương hiệu thời trang Upcycling bạn không nên bỏ qua
5.1. Eileen Fisher Renew
Eileen Fisher có lẽ là thương hiệu thời trang bền vững lớn nhất kết hợp việc nâng cấp, nhờ vào bộ sưu tập Resewn. Các mảnh ghép lại là những mảnh ghép có một không hai, được tái tạo lại từ những mảnh khác của Eileen Fisher.
Một số đã bị hư hỏng trước khi Upcycling và tất cả các mảnh được làm sạch chuyên nghiệp. Bạn có thể tìm thấy một loạt các sản phẩm nâng cấp bao gồm vòng tay, túi tote, áo thun, áo liền quần, áo len và áo khoác.
Thương hiệu cũng bán lại quần áo mặc nhẹ nhàng thông qua dòng sản phẩm Eileen Fisher Renew. Bộ sưu tập Indigo trong dòng Renew có những bộ quần áo nhuộm màu trước đây đã được nhuộm thủ công bằng thuốc nhuộm màu chàm xanh tuyệt đẹp. Cả hai bộ sưu tập cũng được làm sạch chuyên nghiệp.
5.2. Gaâla
Những người hâm mộ thương hiệu “cô gái sành điệu” Rouje có thể sẽ yêu thích Gaâla, một thương hiệu đồng hương của Pháp. Gaala là một thương hiệu thời trang bền vững chuyên về phong cách lãng mạn, cổ điển.
Cặp vợ chồng Kelly de Gaalon và Alexander Zhalezka giữ nhiệm vụ thiết kế các tác phẩm, và những sản phẩm được chế tạo tại một xưởng ở Belarus. Gaala tái sử dụng lụa thừa từ Hàng Châu, Trung Quốc, cũng như vải lanh Belarusian không tiêu thụ được.
Tất cả các vật liệu đều là phiên bản giới hạn nhờ nguồn cung cấp vải của họ. Các nhà thiết kế ghi chú trên trang web của họ rằng, đôi khi họ chỉ lấy hai đến ba mảnh trên mỗi loại vải. Vì vậy, nếu bạn muốn tìm một item độc lạ thì hãy thử tham khảo thương hiệu này nhé!
5.3. Anekdot
Đồ lót và đồ bơi cho nữ là những ngôi sao sáng của Anekdot, một thương hiệu thời trang bền vững của nhà thiết kế người Thụy Điển Sofie Andersson.
Anekdot biến những vật liệu dư thừa thành đồ lót, đồ bơi, kính râm và phụ kiện thay vì lãng phí các sản phẩm thời trang. Khi lựa chọn Anekdot, các bạn hoàn toàn không phải phân vân lựa chọn giữa mua quần áo mới và bảo vệ môi trường, vì với thương hiệu này, bạn hoàn toàn có thể làm đồng thời cả hai điều ấy..
5.4. Kitty Ferreira
Thương hiệu được thành lập bởi sinh viên tốt nghiệp Đại học Thời trang London - Valerie Goode sau khi được tuyển dụng để làm việc tại Trung Quốc với tư cách là Nhà thiết kế trang phục nữ cao cấp. Chính sự ô nhiễm khủng khiếp mà cô đã chứng kiến đã là động lực giúp cô tạo nên thương hiệu Kitty Ferreira.
5.5. Doodlage
Thương hiệu thời trang bền vững Doodlage có trụ sở tại Ấn Độ luôn tự hào rằng 100% bộ sưu tập của họ được tái sử dụng lại một cách sáng tạo. Phế liệu vải được thu mua từ các nhà máy khác để hạn chế các nguyên liệu khác và chất hóa học trong quá trình sản xuất.
Không những vậy, thương hiệu Ấn Độ này còn chiều lòng nhiều người yêu môi trường bởi bao bì đóng gói hàng của họ không sử dụng đến các chất liệu nhựa gây hại cho trái đất.
5.6. OhSevenDays
OhSevenDays là sản phẩm thời trang bền vững của nhà sáng lập kiêm nhà thiết kế Megan Mummery. Nhà thiết kế người Canada này chuyển đến Istanbul và quyết định thiết kế lại những mảnh vải thừa mà cô đã thấy quanh thành phố.
OhSevenDays lấy nguồn vải chủ yếu từ hai cửa hàng ở Istanbul: Một cửa hàng bán vải cotton và vải lanh từ một nhà máy sản xuất quần áo nữ; còn lại là vải tơ nhân tạo không thể tiêu thụ. OhSevenDays thuê bốn thợ may may các bộ sưu tập nhỏ, bạn có thể đọc thông tin về từng thợ may trên trang web của thương hiệu.
5.7. Hôtel
Nếu bạn đã từng muốn trở nên xinh đẹp như Scarlett O’Hara (Nhân vật hư cấu trong Cuốn theo chiều gió) trong một chiếc váy làm từ rèm cửa, hãy đến với Hôtel. Nguồn cung cấp vải cao cấp cho thương hiệu Pháp-Đan Mạch Hôtel là những tấm rèm bị loại bỏ từ các khách sạn và nhà nghỉ ở trên khắp Paris.
Nhà thiết kế Alexandra Hartmann của thương hiệu này nói với Vogue rằng cô đã được truyền cảm hứng sau khi nhìn thấy những tấm rèm được tung lên lề đường bên ngoài một khách sạn.
5.8. Madia & Matilda
Shalize Nicholas học thiết kế thời trang ở Manchester và mọi tác phẩm trong dự án cuối cùng của cô đều là quần áo Upcycling. Không lâu sau, vào năm 2013, nhà thiết kế này bắt đầu thành lập thương hiệu thời trang bền vững Madia & Matilda.
Ban đầu cô được tổ chức The Princes’ Trust thông qua hoàng gia Anh giúp. Madia & Matilda có trụ sở tại Cotswolds và được xây dựng tại Vương quốc Anh. Thương hiệu sử dụng các loại vải tự nhiên và vải cuối cuộn, và cả những đồ cũ. Các mảnh upcycled được đánh dấu rõ ràng trên trang web của họ.
5.9. Les Fleurs Studio
Ban đầu, nhà thiết kế người Tây Ban Nha Maria Bernad - chủ thương hiệu Les Fleurs Studio đã mở cửa hàng của mình vào năm 2017 để bán đồ cũ.
Thế nhưng, cuối cùng Les Fleurs Studio được sinh ra từ mong muốn thay đổi cách tiêu dùng sản phẩm thời trang của mọi người một cách hợp lý và thân thiện với môi trường hơn nhờ những sản phẩm được thiết kế lại từ đồ cũ.
5.10. Urban Outfitters Urban Renewal
Rất nhiều cửa hàng quần áo nhỏ bán quần áo ũ như một niềm vui. Tuy nhiên, Urban Outfitters đưa hoạt động mua sắm đồ secondhand lên một tầm cao mới với dòng Urban Renewal.
Một số sản phẩm là độc nhất vô nhị và được tạo ra từ những kho quần áo không được tiêu thụ. Sau đó, chúng được Upcycling và được trao cho cuộc sống mới cùng với thiết độc đáo hơn hẳn ban đầu.
Bên cạnh những thương hiệu thời trang bền vững trên toàn thế giới thì tại Việt Nam xu hướng Upcycling dần sôi động hơn trong thời gian gần đây. Tại Coolmate cũng từng bước dần có những sản phẩm thân thiện với môi trường khi áp dụng các công nghệ mới như Excool, Cleandye và tái sử dụng nguồn vải dư thông qua việc sản xuất túi tote.
Túi tote vải Canvas Care & Share
119.000đ
89.000đ
Lời kết
Xu hướng thời trang Upcycling đang bùng nổ mạnh mẽ, nhưng vẫn còn một chặng đường dài phía trước. Điều đó đồng nghĩa với việc xu hướng này cũng tạo ra nhiều cơ hội mới để phát triển ngành thời trang bền vững. Upcycling là một bước nhỏ, nhưng quan trọng hơn, chúng sẽ tạo ra sự khác biệt.
Nếu như bạn có thêm thông tin gì về xu hướng thời trang Upcycling thì đừng chần chừ mà hãy chia sẻ với Coolmate ngay nhé! Và đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật xu hướng thời trang mới nhất và biết thêm những thông tin thú vị.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới