Chất liệu vải acrylic hiện nay được rất nhiều thương hiệu thời trang ưa chuộng và lựa chọn ứng dụng phổ biến trong nhiều loại trang phục khác nhau. Đây là loại vải có nhiều đặc tính nổi bật và được nhiều nhà sản xuất mong đợi có thể thay thế cho len cừu hoặc tơ lụa đắt đỏ. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng Coolmate tìm hiểu một số thông tin về vải acrylic là gì, cũng như những ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản vải.
Tìm hiểu một số thông tin về vải acrylic là gì
1. Tìm hiểu về chất liệu vải acrylic
1.1. Vải acrylic là gì?
Vải acrylic là một loại vải tổng hợp được làm từ sợi acrylic, một loại sợi nhân tạo có nguồn gốc từ loại polymer tổng hợp có tên là Acrylonitrile. Acrylic bản chất là một loại nhựa được sản xuất bằng cách sử dụng hợp chất gốc dầu mỏ hoặc than kết hợp cùng với một số hóa chất khác nhau để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm của vải.
Vải acrylic là một loại vải tổng hợp
Vải acrylic còn được biết đến với tên gọi là len nhân tạo hoặc sợi len acrylic vì đặc điểm bề ngoài của loại vải này có nhiều nét tương đồng với sợi len tự nhiên.
Vải acrylic còn được biết đến với tên gọi là len nhân tạo
1.2. Đôi nét về nguồn gốc hình thành
Sợi vải acrylic được phát minh lần đầu vào năm 1941 bởi công ty Dupont, một tập đoàn lớn trong ngành công nghiệp dệt may. Lúc đầu, sợi vải này có tên gọi là sợi A, sau đó được đăng ký nhãn hiệu với tên gọi là Orlon. Dupont phát triển sợi acrylic từ quá trình nghiên cứu cải tiến sợi rayon nhằm mục đích thay thế cho sợi len tự nhiên.
Tuy nhiên, đến những năm 1950, sợi vải acrylic đã không còn được ưa chuộng do sự cạnh tranh lớn đến từ nhiều loại sợi dệt tổng hợp khác đang phát triển mạnh mẽ như nylon, polyester hay rayon. Bản thân Dupont là nhà phát triển nhưng chính họ cũng gặp khó khăn trong việc nhuộm và kéo sợi của vải acrylic.
Sợi vải acrylic được phát minh lần đầu vào năm 1941
Đến những năm 1970, việc sử dụng loại vải acrylic để ứng dụng trong sản xuất bị hạn chế do sự gia tăng của phong trào bảo vệ môi trường và những quy định ưu tiên hướng đến các các sản phẩm thân thiện. Sợi vải acrylic được cho là có nhiều chất độc hại có thể gây ung thư và dễ bị cháy, ít khả năng tái chế. Do vậy, thị trường tiêu thụ của sợi vải này giảm xuống đáng kể, nhất là tại Mỹ.
Tuy vậy thay vào đó, sợi vải acrylic lại phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Đông Nam Á. Những công ty sản xuất ở khu vực này đã cải tiến chất lượng và tính năng của sợi vải acrylic nhằm giúp cho sợi vải có nhiều ưu điểm hơn, tăng đáng kể độ bền. Ngày nay, vải acrylic được sản xuất chủ yếu tại các khu vực như Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, Nam Mỹ và một nước tại châu Âu.
Sợi vải acrylic phát triển mạnh mẽ ở các nước châu Á
1.3. Quy trình cơ bản khi sản xuất vải acrylic
Hãy cùng tìm hiểu đôi nét về các bước cơ bản trong một quy trình sản xuất sợi vải acrylic:
+ Bước 1: Tạo sợi vải acrylic
Để có được sợi acrylic, trước hết nhà sản xuất phải tạo ra được polyme acrylonitrile bằng cách trùng hợp các gốc tự do trong nước. Polyme sau khi được hình thành cần phải chứa ít nhất 85% monome acrylonitrile, một loại chất lỏng không màu có nguồn gốc từ nhựa. Các monome này sẽ được kết hợp với các hóa chất khác để cải thiện khả năng hấp thụ chất nhuộm.
Tạo sợi vải acrylic
+ Bước 2: Kéo sợi vải acrylic
Các sợi Acrylic thu được từ bước 1 sẽ được mang đi rửa sạch. Sau đó, nhà sản xuất sẽ kéo thành từng sợi dài và mỏng, đồng thời làm dãn và căng ra thành những sợi mảnh hơn để sẵn sàng cho quá trình dệt thành vải acrylic.
Kéo sợi vải acrylic
+ Bước 3: Dệt vải acrylic
Sau bước kéo sợi, các sợi acrylic chất lượng cao sẽ được cuộn thành ống và vận chuyển đến khu vực dệt may. Tùy theo yêu cầu của sản phẩm, các sợi có thể được bán trực tiếp dưới dạng sợi, dệt thành vải tấm hoặc xử lý bề mặt để tạo ra các loại vải khác nhau.
Dệt vải acrylic
1.4. Một số loại vải acrylic thông dụng
+ Vải Acrylic nguyên bản
Vải Acrylic nguyên bản là loại vải nguyên chất với thành phần chứa ít nhất 85% monome acrylonitrile, một loại hóa chất có nguồn gốc từ dầu mỏ. Vải acrylic có nhiều ưu điểm như màu sắc đa dạng, bền màu, chống nắng, chống co rút và giữ ấm tốt. Tuy nhiên, vải acrylic cũng có một số nhược điểm như dễ bị xù lông, bị phai màu khi giặt nhiều lần, khả năng thấm hút còn thấp.
Vải acrylic thường được sử dụng để làm áo len, khăn quàng cổ, mũ, găng tay, chăn và thảm. Trong đó, nổi bật nhất là các sản phẩm áo len với khả năng giữa ấm cùng thiết kế đẹp mắt.
Vải Acrylic nguyên bản
+ Vải Modacrylic
Vải Modacrylic là một biến thể của sợi acrylic bao gồm một phần acrylonitrile nhưng có sử dụng thêm nhiều polyme khác trong sản xuất như vinylidene clorua. Chất liệu này có điểm mạnh về độ mềm dẻo, chống nhăn tốt, độ bền tốt hơn so với acrylic nguyên bản. Vải modacrylic còn có khả năng chống mài mòn, chống cháy tốt hơn so với acrylic thường.
Vải modacrylic thường được ứng dụng trong sản xuất các loại quần áo bảo hộ, tóc giả hay nối tóc. Ngoài ra, với khả năng giữ form tốt cùng chất liệu êm nhẹ, vải modacrylic cũng rất phù hợp để dùng khi may những chiếc quần tây thanh lịch.
Vải Modacrylic
+ Vải Nytrile
Vải Nytrile là loại vải với thành phần chủ yếu là vinylidene dinitrile. Vải nytrile có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và kháng nấm cao. Ngoài ra, vải nytrile còn sở hữu độ bền cao, không bị biến dạng khi tiếp xúc với các dung môi hoá học. Tuy vậy, vải nytrile lại rất khó nhuộm màu và có bề mặt khá thô.
Chất liệu này rất phổ biến tại phương Tây khi thường được dùng để sản xuất các loại găng tay, vải hoặc thảm trong nhà vì có khả năng bảo vệ cực tốt và độ bền cao.
Vải Nytrile
+ Vải Lastrile
Vải Lastrile được tạo ra bằng cách phối trộn diene với acrylonitrile. Đặc điểm nổi trội nhất của loại vải này chính là khả năng co giãn và đàn hồi rất tốt. Vải lastrile có thể kéo dài đến 50% chiều dài ban đầu và phục hồi hoàn toàn sau khi tháo ra. Đây là một chất liệu phổ biến được ứng dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm thời trang.
Chất liệu vải lastrile có thể được sử dụng để làm các loại quần áo thể thao hoặc đồ lót nhờ vào khả năng đàn hồi cao. Ngoài ra, nhờ vào độ giữ form khá tốt cùng tính chắc chắn nên vải lastrile cũng được lựa chọn khi sản xuất áo sơ mi nhằm mang đến sự linh hoạt và thoải mái khi mặc.
Vải Lastrile
2. Ưu và nhược điểm của vải acrylic
2.1. Một số ưu điểm của vải acrylic
+ Độ co giãn tốt. Vải acrylic có độ co giãn tốt do có sự kết hợp giữa các sợi acrylic và các sợi khác như spandex, elastane hay lycra. Vải acrylic cũng có khả năng phục hồi sau khi bị kéo căng, không bị lỏng hay chảy xệ làm mất form.
+ Giữ ấm tốt. Với cấu trúc sợi rỗng giúp tạo ra không khí trong lòng sợi đã giúp cho vải acrylic có khả năng giữ ấm tốt hơn. Vải acrylic cũng có độ mềm mại và êm ái, mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu.
Giữ ấm tốt
+ Bền màu. Vải acrylic có đặc tính giữ màu tốt, không bị phai màu khi tiếp xúc với ánh nắng hay khi giặt. Điều này giúp cho sợi vải luôn giữ được sắc nét và độ tươi mới. Vải acrylic cũng không dễ bị ố vàng hay bị ảnh hưởng bởi các chất tẩy rửa.
+ Màu sắc đa dạng. So với các loại vải tự nhiên, vải acrylic có khả năng nhuộm màu dễ dàng hơn nên rất được nhà thiết kế ưa chuộng. Ngoài ra, vải acrylic còn có thể tạo ra các hiệu ứng bề mặt như lông cừu, lông thú hay da thuộc.
+ Khả năng chống nắng. Vải acrylic có khả năng chịu nhiệt, chống nắng, chống tia UV từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ da của người mặc khỏi bị cháy nắng hay lão hóa. Điều này giúp cho vải acrylic thích hợp để làm các loại quần áo dã ngoại hay du lịch .
Khả năng chống nắng
+ Chống nấm mốc. Do được làm từ các sợi nhân tạo nên vải acrylic có đặc tính hạn chế sự phát triển của các loại nấm mốc hay vi sinh vật gây hại. Vải cũng không bị mùi hôi hay bị hỏng cấu trúc khi để lâu, không bị ăn mòn hoặc bị phân hủy bởi các loài côn trùng hay chuột.
+ Chống co rút. Vải acrylic có khả năng giữ nguyên kích thước và hình dạng sau khi giặt, sấy. Điều này giúp cho vải acrylic không bị co rút hay biến dạng sau nhiều lần sử dụng.
+ Giá thành phải chăng. Dù sở hữu nhiều ưu điểm nhưng giá thành vải acrylic nhìn chung thấp hơn so với các loại vải tự nhiên như cotton, wool hay silk.
Giá thành phải chăng
2.2. Một số nhược điểm của vải acrylic
+ Dễ bị xù lông. Vải acrylic có cấu trúc sợi rỗng, dễ bị ma sát và tạo ra các sợi nhỏ bám vào bề mặt vải. Điều này khiến cho vải acrylic dễ bị xù lông, mất đi độ mịn và trơn của bề mặt.
+ Không thấm hút mồ hôi. Vải acrylic có tính kháng nước cao do đó mà khả năng thấm hút mồ hôi từ cơ thể người mặc khá thấp. Vải acrylic cũng không thể thoát được hơi ẩm từ trong ra ngoài.
+ Khả năng gây kích ứng. Do bản chất là một loại vải tổng hợp nhân tạo nên một số hóa chất trong thành phần vải có thể gây kích ứng da, đặc biệt là những người có da khô hay dị ứng.
Không thấm hút mồ hôi
+ Biến dạng bởi nhiệt độ cao. Vải acrylic không chịu được nhiệt độ cao, do đó bạn không nên ủi hay sấy bằng máy. Nếu tiếp xúc với nhiệt độ cao, vải acrylic sẽ bị biến dạng, co lại hoặc bị chảy.
+ Dễ cháy. Vải acrylic có tính chất dễ cháy do thành phần chủ yếu là nhựa. Vì vậy, khi sử dụng vải acrylic, cần phải cẩn thận và tránh xa các nguồn nhiệt cao, dễ gây cháy.
+ Không thân thiện với môi trường. Là một loại vải tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ, một nguồn tài nguyên không tái tạo được, do vậy mà việc sản xuất và tiêu thụ vải acrylic sẽ gây ra ô nhiễm môi trường và tiêu hao năng lượng. Ngoài ra, vải acrylic cũng khó phân hủy trong tự nhiên, do đó sẽ tạo ra rác thải công nghiệp không tái chế.
Không thân thiện với môi trường
3. Những ứng dụng phổ biến của vải acrylic
3.1. Ứng dụng của vải acrylic trong lĩnh vực thời trang
Kể từ khi ra đời đến nay, vải acrylic đã có nhiều đóng góp rất lớn trong lĩnh vực thời trang may mặc. Đúng như mục tiêu ban đầu, vải acrylic đã trở thành một giải pháp thay thế hữu hiệu cho vải len tự nhiên, loại vải vốn có giá thành cao. Vải acrylic với những ưu điểm về màu sắc đa dạng, bền màu, chống nắng, chống co rút và giữ ấm tốt đã được các nhà sản xuất lựa chọn phổ biến.
Một số ứng dụng của vải acrylic có thể kể đến như sử dụng cho việc sản xuất các trang phục thể thao như áo bóng chày, áo bóng rổ, áo quần bóng đá,… nhờ vào khả năng co giãn tốt và độ bền cao. Vải acrylic cũng là một trong những loại vải được sử dụng nhiều nhất để làm áo len do bởi vải có khả năng giữ ấm tốt, không bị co rút khi giặt và có giá thành rẻ hơn so với len tự nhiên.
Ngoài ra, vải acrylic còn được ứng dụng trong sản xuất áo hoodie, áo khoác, khăn quàng cổ, giày dép, găng tay, tất vớ và mũ nón,… dành cho cả nam và nữ.
Ứng dụng của vải acrylic trong lĩnh vực thời trang
3.2. Ứng dụng của vải acrylic trong lĩnh vực nội thất, trang trí
Bên cạnh những ứng dụng phổ biến trong ngành thời trang may mặc, vải acrylic còn được sử dụng trong lĩnh vực nội thất, trang trí. Với đặc tính bền màu cùng khả năng chịu nhiệt tốt, loại vải này được lựa chọn trong sản xuất rèm cửa nhờ khả năng chống lại tia cực tím từ ánh nắng mặt trời, bảo vệ không gian sống khỏi bị nóng chói.
Bên cạnh đó, vải acrylic cũng được ứng dụng để làm thảm trải sàn hoặc vải bọc ghế sofa vì có độ mềm mại và êm ái nhất định, độ bền lâu, co giãn tốt, chống thấm nước và dễ dàng vệ sinh khi cần. Ngoài ra, nhờ vào khả năng phối màu đa dạng, vải acrylic còn được sử dụng làm khăn trải bàn, vừa mang tính thẩm mỹ, vừa có khả năng chống lại các vết bẩn, vết ố vàng.
Ứng dụng của vải acrylic trong lĩnh vực nội thất, trang trí
3.3. Những ứng dụng khác của vải acrylic
Ngoài những ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực thời trang và nội thất trang trí, vải acrylic cũng được lựa chọn trong sản xuất một số vật liệu khác.
+ Sử dụng làm lều ngoài trời. Vải acrylic có khả năng chống nước, chống nắng và chịu được nhiệt độ cao, do đó rất thích hợp để sử dụng làm lều ngoài trời. Rất nhiều nhà sản xuất lều bạt đã lựa chọn sợi vải acrylic vì các đặc tính của loại vải này giúp bảo vệ người dùng khỏi sự tác động của mưa và nắng trong môi trường ngoài trời.
+ Sử dụng trong tóc giả. Vải acrylic còn được sử dụng để làm tóc giả, mi giả hoặc các phụ kiện makeup do bởi sở hữu độ bóng cao và rất giống với tóc thật. Sợi vải cũng có thể nhuộm được nhiều màu sắc khác nhau một cách dễ dàng, độ bền cao, không bị rụng gãy khi sử dụng.
Sử dụng làm lều ngoài trời
+ Sử dụng làm vật liệu đan len. Tương tự như việc ứng dụng trong sản xuất áo len, vải acrylic được lựa chọn để sản xuất len cuộn nhân tạo hoặc sử dụng làm nguyên liệu trong các sản phẩm handmade được làm từ len.
+ Sử dụng trong sản xuất phụ kiện điện tử. Một ứng dụng phổ biến nhưng ít được biết đến của sợi acrylic chính là sử dụng trong sản xuất phụ kiện điện tử. Do sợi acrylic có khả năng co giãn và không bị biến dạng khi tiếp xúc với điện, vải acrylic thường được ứng dụng trong trang trí vỏ điện thoại, sản xuất vỏ ốp điện, công tắc điện hoặc sơn âm tường,…
Sử dụng làm vật liệu đan len
4. So sánh vải acrylic và vải polyester, loại vải nào tốt hơn?
Vải acrylic và vải polyester là hai loại vải nhân tạo có nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp may mặc. Cả hai loại vải này có điểm tương đồng khi đều được tổng hợp và sản xuất từ nhựa và chúng đều kỵ nước. Nhìn tổng thể thì vải polyester được đánh giá nhỉnh hơn so với vải acrylic. Để có thể so sánh vải acrylic và vải polyester, hãy cùng xem xét một số tiêu chí sau đây:
Tiêu chí |
Mô tả |
Loại nào tốt hơn |
Độ bền |
+ Vải polyester có độ bền cao hơn do có cấu trúc sợi chắc chắn và khó bị rách hay mục, chịu được nhiệt độ cao, không bị biến dạng. + Vải acrylic thì dễ bị xù lông, mất form, dễ cháy và ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. |
Vải polyester |
Độ co giãn |
+ Vải acrylic có độ co giãn tốt hơn do có sự kết hợp giữa sợi acrylic và các sợi khác như spandex giúp cho vải có thể co giãn linh hoạt và phục hồi sau khi bị kéo căng. + Vải polyester thì ít co giãn hơn do có cấu trúc sợi cứng và khó kéo dài. |
Vải acrylic |
Độ thấm hút |
+ Vải polyester có độ thấm hút kém hơn do có tính kháng nước cao. Điều này khiến cho vải polyester gây cảm giác nóng bức, khó chịu và ngứa ngáy cho da. + Vải acrylic dù có độ thấm hút không cao nhưng tốt hơn so với polyester do có cấu trúc sợi rỗng, tạo ra không khí trong lòng sợi. |
Vải acrylic |
Độ mềm mại |
+ Vải acrylic có độ mềm mại và êm ái hơn do có cấu trúc sợi rỗng và mịn giúp mang lại cảm giác thoải mái và dễ chịu cho người mặc. + Vải polyester thì cứng và xơ hơn do có cấu trúc sợi dày và nhiều gai. |
Vải acrylic |
Độ bóng |
+ Vải polyester có độ bóng cao hơn nhờ các sợi phản quang ánh sáng có trong thành phần. Điều này tạo ra sự sang trọng và hiện đại cho vải polyester. + Vải acrylic thì mờ và nhạt hơn do có cấu trúc sợi hấp thụ ánh sáng. |
Vải polyester |
So sánh vải acrylic và vải polyester
5. Một số lưu ý về cách bảo quản vải acrylic
Nhằm đảm bảo vải acrylic luôn duy trì sự bền đẹp trong quá trình sử dụng, bạn hãy tham khảo một số lưu ý sau về cách bảo quản vải acrylic:
+ Khi giặt vải acrylic, bạn nên sử dụng nước ấm và chọn chế độ giặt nhẹ. Bạn không nên dùng các chất tẩy rửa mạnh hay nước nóng vì sẽ làm cho vải bị phai màu và mất form dáng nhanh.
+ Nếu giặt tay, bạn nên vắt nhẹ bằng tay và không xoắn quá mạnh khi giặt. Ngoài ra, bạn cũng không nên để vải ướt lâu trong máy giặt hay trong thùng đựng vì sẽ làm cho vải bị ố vàng và có mùi hôi.
+ Hầu hết các sản phẩm được làm từ len bạn nên cho vào túi giặt khi giặt máy. Điều này sẽ hạn chế tình trạng xù lông của vải, kéo dài thời gian sử dụng và tăng độ bền cho sản phẩm.
Không nên phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt
+ Bạn không nên phơi vải trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt hay gần các nguồn nhiệt khác vì sẽ dễ làm cho vải bị cháy và biến dạng do sợi acrylic ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Khi phơi, bạn nên treo vải trên móc hoặc giá phơi bằng nhựa hoặc kim loại không gỉ, ưu tiên lựa chọn những nơi thoáng mát và có gió để khô nhanh chóng.
+ Trong trường hợp cần sử dụng máy sấy, bạn hãy sử dụng máy sấy ở chế độ thấp và ngắn. Bạn cũng nên lấy vải ra ngay khi khô và không để quá lâu dưới máy sấy vì sẽ làm cho vải bị xù lông và co lại, giảm khả năng đàn hồi.
+ Khi ủi quần áo làm từ sợi acrylic, bạn nên sử dụng bàn ủi ở chế độ thấp và có lớp vải che phủ bên trên. Bạn tránh ủi trực tiếp lên bề mặt của vải hoặc kéo căng quá mức vì sẽ làm cho vải bị chảy và biến dạng.
Gấp quần áo bảo quản gọn gàng
Xem thêm:
Top 10 các loại vải thấm hút mồ hôi tốt, hạ nhiệt nhanh
So sánh vải Bamboo với Modal: Chất liệu vải nào may đồ lót tốt hơn?
Piquecool là gì? Tất tần tật thông tin về loại vải pique
Bài viết đã giới thiệu đến bạn thông tin về vải acrylic là gì cũng như ưu-nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản. Hy vọng bạn đã nắm được các nội dung bổ ích từ bài viết. Hãy theo dõi CoolBlog để cập nhật thường xuyên những chia sẻ cũng như các thông tin bổ ích về thời trang hằng tuần nhé.
Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới