Vải Cordura là gì? Chắc hẳn bạn đã nghe đến chất liệu này, nhưng liệu bạn đã hiểu hết về những đặc tính tuyệt vời của vải Cordura chưa? Đây là loại vải nổi bật với độ bền vượt trội, khả năng chống mài mòn và chống nước cực tốt, lý tưởng cho những trang phục năng động và các hoạt động ngoài trời. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu chi tiết những lý do tại sao vải Cordura lại “được lòng” người dùng và trở thành xu hướng trong ngành thời trang hiện đại nhé!
1. Vải Cordura là gì?
Vải Cordura là một loại vải nylon dệt chắc chắn, nổi bật nhờ khả năng chống mài mòn và độ bền cao. Đặc biệt, vải Cordura còn có khả năng chống nước vượt trội nhờ lớp phủ polyurethane ở mặt sau và một lớp hoàn thiện chống nước ở mặt trước. Chính vì thế, vải Cordura trở thành sự lựa chọn lý tưởng cho những sản phẩm yêu cầu độ bền cao và khả năng chịu được các điều kiện khắc nghiệt.
Vải Cordura là loại vải siêu bền, chống nước, được sử dụng trong nhiều sản phẩm
Với những đặc tính này, vải Cordura được ứng dụng rộng rãi trong các sản phẩm như áo thun, túi xách, balo, giày dép, và trang phục thể thao. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích phong cách năng động, thể thao, vừa bền bỉ lại thoải mái, phù hợp cho các hoạt động ngoài trời và di chuyển hàng ngày.
2. Vải Cordura có nguồn gốc như nào?
Vải Cordura lần đầu tiên được biết đến vào năm 1929, khi nó được phát minh bởi công ty Dupont và được xem là một loại vải nhân tạo. Ban đầu, vải Cordura được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp quân sự, đặc biệt là trong Thế chiến II, khi nó được dùng để sản xuất lốp xe cho quân đội Mỹ. Sau này, vải Cordura trở thành một sản phẩm nổi bật dưới quyền sở hữu của công ty Ivista, thuộc tập đoàn Koch.
Vào năm 1966, sự phát triển của vải Cordura tạm thời bị chững lại khi nylon, một chất liệu mới, ra đời và dần thay thế vải Cordura trong nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, đến những năm 1970, vải Cordura đã được tái nghiên cứu và phát triển mạnh mẽ và trở nên phổ biến hơn trong các ứng dụng thương mại. Vào năm 1979, vải Cordura nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường sản xuất hành lý, với sản lượng lên tới 40%.
Vải Cordura ra đời từ năm 1929, phát triển từ ngành quân sự thành vật liệu phổ biến
Bước ngoặt lớn đến vào năm 1980, khi thương hiệu Eastpak đã tiên phong trong việc sử dụng vải Cordura trong sản xuất túi xách. Sau đó, chất liệu 1000D Cordura Nylon được ứng dụng rộng rãi. Đến cuối thế kỷ 20, các loại vải Cordura như 1000D và 500D đã được sử dụng tại Châu Âu để sản xuất hành lý và trang phục bảo hộ.
Ngày nay, vải Cordura không chỉ được biết đến vì khả năng chống rách vượt trội mà còn nổi bật nhờ trọng lượng nhẹ và tính thẩm mỹ cao. Thêm vào đó, nhiều loại vải Cordura mới như Cordura Baselayer và Cordura Duck đã ra đời, mở rộng khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả quân đội và thời trang.
3. Đặc điểm cấu tạo chất liệu vải Cordura
Vải Cordura được làm từ sợi vải tổng hợp, tương tự như vải nylon nhưng với kết cấu đặc biệt giúp nó trở nên siêu bền. Nhờ vào sự kết hợp giữa các sợi vải chắc chắn, vải Cordura có độ bền gấp 4 lần so với vải Polyamide. Đây là lý do tại sao vải Cordura nổi bật trong các ứng dụng yêu cầu sự bền bỉ và độ bền màu cao.
Chất liệu này có khả năng chống nước, phù hợp làm túi xách, balo
Ngoài khả năng chống mài mòn, vải Cordura còn giữ màu sắc lâu dài và không bị phai theo thời gian. Chưa dừng lại ở đó, vải Cordura còn sở hữu các đặc tính nổi bật như khả năng chống thủng, chống xước và trọng lượng nhẹ. Những đặc điểm này khiến vải Cordura trở thành lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm quần áo ngoài trời, đặc biệt là vải Cordura được ứng dụng trong vải quân sự và các trang phục dã ngoại.
4. Vải Cordura có ưu nhược điểm thế nào?
Vải Cordura có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng cũng không thiếu những nhược điểm cần lưu ý. Dưới đây là chi tiết về các ưu và nhược điểm của loại vải này.
4.1. Ưu điểm
- Độ bền cao: Đây chắc hẳn là ưu điểm đầu tiên khi cầm vào loại vải Cordura. Kết cấu dệt đặc biệt của vải Cordura tạo nên độ dày nhất định mà ít loại vải nào có được. Nó có thể chịu được đến 7600 vòng quay Stoll, giải thích lý do tại sao vải này được quân đội ưu tiên sử dụng.
- Chống trầy xước tốt: Vải Cordura cũng rất nổi bật với khả năng chống trầy xước. Với công nghệ dệt hiện đại, giúp bảo vệ sản phẩm khỏi các vết xước làm mất thẩm mỹ.
Ưu điểm vải Cordura
- Chống thủng: Với độ dày và khả năng chịu lực cao, vải Cordura rất khó bị thủng hoặc xé rách. Đây là lý do tại sao nó được ứng dụng nhiều trong các sản phẩm như balo, hành lý.
- Khả năng chống chịu thời tiết: Vải Cordura được sử dụng nhiều trong các sản phẩm ngoài trời như lều, trại và trang phục bảo hộ lao động, nhờ vào khả năng chịu đựng các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
- Tuổi thọ cao: Với những đặc tính bền bỉ như trên, vải Cordura có tuổi thọ cao, giúp sản phẩm luôn bền đẹp trong suốt quá trình sử dụng.
- Tính ứng dụng cao: Vải Cordura không chỉ được sử dụng trong các sản phẩm công nghiệp mà còn trong thời trang, như quần jeans, áo khoác, và phụ kiện thời trang.
Những đặc điểm này khiến vải Cordura trở thành lựa chọn phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp và sản phẩm tiêu dùng.
4.2 Nhược điểm
- Ít co giãn: Vải Cordura có kết cấu chắc chắn, nhưng vì vậy khả năng co giãn của nó rất kém. Nếu bạn cần một chất liệu có tính đàn hồi, vải Cordura có thể không phải là sự lựa chọn lý tưởng.
- Khả năng chống nước kém: Mặc dù vải Cordura có độ bền cao, nhưng khả năng chống nước của nó lại khá hạn chế. Khi tiếp xúc với nước hoặc chất lỏng, vải Cordura sẽ đọng nước trên bề mặt và thấm dần vào bên trong. Thời gian khô của vải cũng lâu hơn, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng quá nhiều đến chức năng sử dụng của sản phẩm.
Nhược điểm vải Cordura
- Giá thành cao: Vải Cordura thường có giá cao hơn so với nhiều loại vải thông thường, điều này có thể làm tăng chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Cứng và không mềm mại: Mặc dù bền và chắc chắn, vải Cordura có kết cấu khá cứng, đặc biệt là khi mới sử dụng, điều này có thể không mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng, nhất là khi sử dụng trong các sản phẩm thời trang như quần áo hoặc giày.
- Không hoàn toàn thân thiện với môi trường: Dù có một số phiên bản vải Cordura được làm từ vật liệu tái chế (như Cordura Eco Made), nhưng phần lớn các loại vải Cordura vẫn được sản xuất từ nylon, một loại chất liệu khó phân hủy trong tự nhiên, gây ảnh hưởng đến môi trường.
Dù có những nhược điểm này, vải Cordura vẫn được ưa chuộng nhờ vào những tính năng vượt trội và độ bền tuyệt vời mà nó mang lại.
Phối quần tây nam thật dễ dàng cùng:
5. Phân loại chất vải Cordura
Mỗi một công ty hay nhà máy sản xuất vải Cordura sẽ có công thức tỷ lệ nguyên liệu khác nhau. Vì vậy mà vải Cordura trên thị trường phân ra thành rất nhiều loại. Dưới đây sẽ là một số các loại vải Cordura thường được sử dụng
5.1. CORDURA® AFT Fabric
Vải Cordura AFT là một loại vải Cordura đặc biệt được sản xuất từ hai thành phần chính là sợi nylon và sợi PET. Chất liệu này mang lại độ bền vượt trội, cao gấp 1,2 lần so với các loại vải PET thông thường. Điều đặc biệt ở vải Cordura này là khả năng thoáng khí, giúp người mặc cảm thấy dễ chịu ngay cả khi hoạt động lâu dài.
Vải Cordura AFT bền bỉ, thoáng khí, lý tưởng cho giày thể thao
Với đặc điểm này, CORDURA® AFT Fabric được ứng dụng nhiều trong sản xuất giày thể thao, đặc biệt là các mẫu giày cần sự bền bỉ và thoải mái trong suốt quá trình vận động.
5.2. CORDURA® Base Layer Fabric
Vải Cordura Base Layer Fabric là loại vải Cordura được sử dụng rộng rãi trong ngành quân sự Vải này phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về độ bền, khả năng thấm hút và thoải mái khi mặc. Vì vậy, đây là một lựa chọn lý tưởng cho các trang phục bảo vệ trong môi trường làm việc yêu cầu sự an toàn cao.
Vải Cordura Base Layer dùng trong quân sự, bền bỉ, thoáng khí và an toàn
5.3. CORDURA® Classic Fabric
Cordura Classic Fabric là loại vải Cordura nổi bật nhất với khả năng chống mài mòn cực kỳ hiệu quả. Được sản xuất từ sợi nylon 6-6 giúp tạo ra sản phẩm có độ bền và độ dai siêu việt, thích hợp cho các sản phẩm ngoài trời như túi xách, ba lô hay các thiết bị bảo vệ. Độ bền và khả năng chống chịu mài mòn giúp sản phẩm làm từ vải Cordura này luôn giữ được hình dạng và tính năng sử dụng trong thời gian dài.
Vải Cordura Classic chống mài mòn cực tốt, bền lâu cho túi xách, balo
5.4. CORDURA® Denim Fabric
Chắc hẳn, người dùng đã quen thuộc với những chiếc quần jeans thời trang. Loại vải này được sử dụng chủ yếu trong sản xuất quần jeans, mang đến cho người dùng sự thoải mái khi di chuyển mà vẫn giữ được tính năng bền chắc. Denim Fabric có khả năng co giãn, giúp chiếc quần trở nên linh hoạt và dễ chịu, dù bạn có hoạt động cả ngày dài. Đây là lựa chọn lý tưởng cho những ai yêu thích thời trang năng động nhưng vẫn cần độ bền cao.
Vải Cordura Denim bền chắc, linh hoạt, lý tưởng cho quần jeans thời trang
5.5. CORDURA® Canvas / Duck Fabric
Với tính bền vững cao, vải Cordura Canvas rất được ưa chuộng trong sản xuất quần áo và túi xách. Sản phẩm từ loại vải này luôn nhận được sự hài lòng từ khách hàng nhờ vào độ bền vượt trội và dễ phối đồ.
Vải Cordura Canvas cực kỳ bền, dễ phối đồ, thường dùng cho túi xách
5.6. CORDURA® Eco Made Fabric
Đặc biệt, CORDURA® Eco Made là loại vải Cordura làm từ vật liệu tái chế, góp phần bảo vệ môi trường. Chất liệu này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn là một lựa chọn lý tưởng cho những sản phẩm cần sự bền bỉ lâu dài, như ba lô, túi xách hay trang phục ngoài trời.
Vải Cordura Eco Made tái chế, thân thiện với môi trường, bền bỉ lâu dài
5.7. CORDURA® HP Fabric
Nhắc đến độ bền vượt trội và khả năng chịu đựng khắc nghiệt, không thể không kể đến vải Cordura HP. Loại vải này rất thích hợp để sản xuất các túi xách và balo chuyên dụng cho các hoạt động ngoài trời, đặc biệt là leo núi.
Vải Cordura HP có độ bền vượt trội, chịu khắc nghiệt, thích hợp cho balo leo núi
5.8. CORDURA® 4EVER™ Fabric
CORDURA® 4EVER™ Fabric là một đột phá trong dòng vải Cordura với thành phần chính là bông, mang đến cảm giác mềm mại và dễ chịu khi tiếp xúc với da. Tuy nhiên, không giống như các loại vải bông thông thường, CORDURA® 4EVER™ Fabric vẫn giữ được sự bền bỉ, độ chắc chắn và khả năng chống chịu mài mòn của vải Cordura, giúp bạn vừa cảm thấy thoải mái lại vừa có thể sử dụng lâu dài.
Vải Cordura 4EVER™ mềm mại, bền lâu, giữ độ chắc chắn và chống mòn tốt
5.9. CORDURA® NYCO Fabric
Vải Cordura NYCO nổi bật nhờ tính nhẹ nhưng bền. Với đặc tính này, nó đặc biệt phù hợp cho các bộ đồ quân sự, trang phục bảo hộ lao động hay các sản phẩm yêu cầu tính linh hoạt và độ bền cao.
Vải Cordura NYCO nhẹ, bền, phù hợp cho trang phục bảo hộ
5.10. CORDURA® Lite/Lite Plus Fabric
Vải Cordura Lite là một trong những sản phẩm siêu nhẹ, mang đến sự tiện dụng trong việc sản xuất các sản phẩm như hành lý và túi xách. Đặc điểm nổi bật của CORDURA® Lite/Lite Plus Fabric là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ bền và trọng lượng nhẹ, giúp bạn dễ dàng mang vác mà không cảm thấy quá nặng nề, đồng thời sản phẩm vẫn giữ được sự chắc chắn và lâu dài.
Vải Cordura Lite siêu nhẹ, bền, lý tưởng cho hành lý, túi xách dễ mang vác
5.11. CORDURA® Naturalle™ Fabric
Vải Cordura Combat Wool™ kết hợp sự mềm mại của sợi len với độ bền cao của vải Cordura, tạo ra một chất liệu đa dụng và phù hợp cho nhiều loại trang phục. Chất liệu này mang lại sự thoải mái và nhẹ nhàng, đồng thời vẫn giữ được độ bền chắc và khả năng chống mài mòn, rất phù hợp cho các sản phẩm cần tính năng sử dụng lâu dài.
Vải Cordura Naturalle™ bền và mềm, là sự lựa chọn thân thiện cho người sử dụng
5.12. CORDURA® UltraLite Fabric
Với đặc tính siêu nhẹ, vải Cordura UltraLite rất phù hợp cho những người thường xuyên vận động và mang vác nặng. Loại vải này sẽ mang đến sự thoải mái tối đa mà vẫn đảm bảo độ bền cần thiết.
Vải Cordura UltraLite siêu nhẹ, thoải mái và bền bỉ cho người vận động
5.13. CORDURA® Combat Wool™ fabric
Vải Cordura Combat Wool™ kết hợp sự mềm mại của sợi len với độ bền cao của vải Cordura, tạo ra một chất liệu đa dụng và phù hợp cho nhiều loại trang phục. Chất liệu này mang lại sự thoải mái và nhẹ nhàng, đồng thời vẫn giữ được độ bền chắc và khả năng chống mài mòn, rất phù hợp cho các sản phẩm cần tính năng sử dụng lâu dài.
Vải Cordura Combat Wool kết hợp len và Cordura, bền bỉ, thoải mái lâu dài
6. Nguyên nhân vải Cordura được dùng phổ biến
Vải Cordura đã trở thành lựa chọn ưu tiên trong nhiều sản phẩm thời trang và công nghiệp, nhờ vào độ bền vượt trội mà ít chất liệu nào sánh kịp. Được sáng chế bởi công ty Invista của Mỹ, vải Cordura nhanh chóng trở thành biểu tượng cho sự chắc chắn và độ bền. Điều này là nhờ vào sự nghiêm ngặt trong quy trình sản xuất, đảm bảo mỗi mét vải đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.
Chất liệu vải Cordura được yêu thích vì khả năng chống mòn cực kỳ hiệu quả, lý tưởng cho những sản phẩm đòi hỏi độ bền để sử dụng lâu dài như áo thun, túi xách, hay balo. Đặc biệt, vải Cordura còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thời trang đến các thiết bị bảo vệ ngoài trời. Bằng sự kết hợp giữa tính năng vượt trội và thiết kế tinh tế, vải Cordura luôn đáp ứng tốt kỳ vọng của người dùng, đồng thời xây dựng được lòng tin vững chắc trong lòng khách hàng.
7. Hướng dẫn vệ sinh chất vải cordura
Tuy chất vải Cordura sở hữu độ bền cao nhưng nếu không bảo quản đúng cách, chất liệu này cũng dễ bị mất đi vẻ đẹp và chất lượng vốn có. Để giúp bạn giữ gìn vải Cordura lâu dài, dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng và bảo quản chất vải Cordura:
- Không sử dụng nước nóng khi làm sạch vải Cordura. Thay vào đó, bạn nên sử dụng nước ấm để bảo vệ độ bền của vải.
- Nếu vải Cordura bị vấy bẩn bởi bùn đất, hãy làm sạch bề mặt bằng nước sạch và chất tẩy rửa nhẹ.
- Khi vải Cordura bị dính dầu mỡ, sử dụng dung môi làm sạch khô, sau đó rửa lại với nước và chất tẩy rửa nhẹ.
- Lưu ý không dùng chất tẩy có chứa clo hoặc các loại nước tẩy quần áo mạnh, vì chúng có thể làm hỏng bề mặt vải Cordura.
8. Những ứng dụng của vải cordura
Với những ưu điểm vượt trội, vải Cordura đã trở thành chất liệu được ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực. Sự kết hợp giữa độ bền, khả năng chống mài mòn và tính thẩm mỹ cao giúp vải Cordura đáp ứng tốt các nhu cầu từ thời trang đến công nghiệp. Dưới đây là những ứng dụng phổ biến của chất liệu này:
Vải Cordura được ứng dụng rộng rãi trong thời trang và công nghiệp
- Sản xuất túi xách, hành lý, balo: Nhờ vào khả năng chống mài mòn, vải Cordura trở thành chất liệu lý tưởng cho những sản phẩm phải chịu tải trọng lớn như túi xách, hành lý, hay balo. Vải không chỉ bền mà còn giữ được hình dáng, màu sắc sau một thời gian dài sử dụng.
- Sản xuất lều, trại, phông bạt: Các sản phẩm này thường yêu cầu chất liệu phải có khả năng chống chịu thời tiết và độ bền cao. Nhờ các đặc tính của mình, vải cordura không chỉ đáp ứng tốt những tiêu chuẩn này mà còn mang lại sự bảo vệ tối ưu cho các hoạt động ngoài trời.
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động: Với khả năng chịu lực và siêu bền, vải Cordura cũng được ứng dụng trong sản xuất quần áo bảo hộ lao động, giúp bảo vệ người sử dụng khỏi các yếu tố bên ngoài.
- May quần jean, áo khoác jean: Vải Cordura cũng được ứng dụng trong thời trang, nhiều thương hiệu thời trang đã lựa chọn vải Cordura để may quần jean hay áo khoác, tạo nên những sản phẩm vừa bền đẹp, lại hợp thời trang.
- Làm thắt lưng: Ngoài các ứng dụng trên, vải Cordura còn được sử dụng để sản xuất thắt lưng và các phụ kiện thời trang. Những sản phẩm này không chỉ bền mà còn có tính thẩm mỹ cao, rất phù hợp cho những người yêu thích phong cách thời trang mạnh mẽ và năng động.
Với những đặc tính nổi bật, vải Cordura không chỉ là chất liệu lý tưởng cho các sản phẩm thời trang mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thời trang, phụ kiện cho đến các thiết bị ngoài trời, vải Cordura luôn khẳng định vị thế là một trong những loại vải bền và đa dụng nhất trên thị trường hiện nay.
Trên đây là giải đáp vải Cordura là gì? Và Tất tần tật mọi thứ cần biết về vải cordura. Hy vọng qua bài viết trên, mọi người sẽ biết thêm thông tin về chất liệu vải siêu tiện lợi này. Đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo của CoolBlog để cập nhật kiến thức nhé.
- Vải borip là vải gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng vải borip trong thời trang
- Seersuck là gì? Những bí quyết phối đồ siêu đẹp với vải seersuck
- Cashmere là gì? Nâng tầm đẳng cấp với loại vải của giới thượng lưu
- Vải nano là vải gì? Tại sao nên sử dụng vải sợi Nano trong thời trang
- Raw Denim là gì? Lý do Raw Denim gây sốt đến thế?