Trải qua hàng loạt bài kiểm tra khắc nghiệt, chất liệu vải này đã chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất. Với những ưu điểm vượt trội như độ bền cao, trọng lượng nhẹ, bề mặt mềm mại, vải dù đã trở thành một trong những lựa chọn tuyệt vời của ngành thời trang hiện đại. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu định nghĩa vải dù là gì và những đặc điểm, cách nhận biết chất liệu này nhé.
Vải dù là gì?
Vải dù, hay còn gọi là parachute fabric, là một chất liệu vải được sản xuất từ các loại sợi tổng hợp kết hợp với sợi thiên nhiên như cotton, polyester, nylon. Sở hữu độ bền vượt trội, đồng thời có khả năng chống thấm nước cực tốt, chất liệu này đã được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực đời sống như thời trang, công nghiệp.
Vải dù là chất liệu vải nhân tạo được dệt từ sợi tổng hợp và sợi thiên nhiên
Nguồn gốc và quy trình sản xuất của vải dù
Nguồn gốc của vải dù là gì? Chất liệu này có quy trình sản xuất đặc biệt hay không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nguồn gốc của vải dù
Ban đầu, vải dù được nghiên cứu để tạo nên chất liệu làm nên những chiếc dù quân đội bền, nhẹ và không thấm nước. Sau đó, chất liệu này ngày càng trở nên phổ biến và được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực đời sống.
Vải dù xuất hiện tại Việt Nam vào những năm 80 của thế kỷ trước. Do công nghệ sản xuất còn nhiều hạn chế, ban đầu chất liệu này có giá thành khá cao nhưng chất lượng không được đảm bảo. Hiện nay, phần lớn các sản phẩm vải dù trên thị trường đều là vải nhập khẩu từ các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,...
Thời kỳ đầu, vải dù được sản xuất để làm dù quân đội (Nguồn: Metagent)
Quy trình sản xuất của vải dù
Là một trong những chất liệu vải sợi công nghiệp, quy trình sản xuất vải dù có nhiều nét tương đồng với các chất liệu vải nhân tạo khác. Các bước sản xuất vải dù cơ bản như sau:
-
Chuẩn bị sợi dệt: Công đoạn này là lựa chọn nguyên vật liệu ban đầu như cotton, polyester, nylon với tỷ lệ nhất định, đồng thời xử lý sợi để chuẩn bị cho quá trình dệt vải.
-
Dệt vải: Toàn bộ quy trình dệt vải dù đều được thực hiện bằng máy dệt công nghiệp với kiểu dáng và kích thước được thiết lập tự động, đảm bảo chất lượng đồng nhất và ổn định.
-
Nhuộm màu: Sau khi được dệt thành tấm lớn, vải dù thành phẩm sẽ được nhuộm màu công nghiệp để tạo nên những tấm vải có màu sắc đa dạng và rực rỡ.
-
Kiểm tra và hoàn thiện: Cuối cùng, vải sẽ được làm sạch, sấy khô và kiểm tra chất lượng trước khi đóng gói ra thị trường.
Quy trình sản xuất vải dù hiện nay đều được công nghiệp hóa (Nguồn: AVA Kids)
Ưu và nhược điểm của vải dù
Sau khi đã nắm rõ định nghĩa và nguồn gốc của vải dù là gì thì các bạn hãy cùng Coolmate tìm hiểu các đặc điểm cơ bản của chất liệu này nhé.
Ưu điểm của vải dù
Vải dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng như:
-
Trọng lượng nhẹ, mang đến cảm giác tiện lợi và thoải mái khi sử dụng
-
Bề mặt sáng mịn, không nhăn, không xù lông, dễ nhuộm màu và có tính thẩm mỹ cao
-
Độ dai và độ đàn hồi cao, có thể phục hồi hình dạng sau khi kéo căng, tạo nên tính ứng dụng linh hoạt trong đời sống
-
Không thấm nước, không tan trong nước, rất thích hợp để làm áo khoác, áo mưa và các sản phẩm bạt che phủ
-
Độ bền cao, có khả năng chịu lực tốt, hạn chế các tác động tiêu cực từ bên ngoài
-
Khả năng cách nhiệt hiệu quả, thích hợp để may áo khoác cách nhiệt, mang đến sự thoải mái cho người dùng
-
Giá thành phải chăng, thích hợp với túi tiền của hầu hết khách hàng.
Vải dù có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Nhược điểm của vải dù
Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nhưng vải dù vẫn có một số nhược điểm so với các chất liệu vải khác như sau:
-
Dễ cháy, khó phân hủy tự nhiên, có tro vón cục không tan nên có nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường tự nhiên
-
Nhạy cảm với nhiệt độ, kiềm và axit, dễ bị hư hỏng nếu tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học và khó là ủi ở nhiệt độ cao
-
Độ co giãn kém, không linh hoạt, không thích hợp với các trang phục yêu cầu tính ôm sát và hỗ trợ chuyển động
-
Dễ bị ám mùi, làm tốn nhiều thời gian để vệ sinh và giữ cho đồ dùng vải dù luôn thơm tho sạch sẽ
Vải dù khá dễ cháy và không thể phân hủy tự nhiên
So sánh đặc điểm của vải Dù, Gore-Tex và Satin
Đặc điểm | Vải Dù | Vải Gore-Tex | Vải Satin |
---|---|---|---|
Kết cấu | Dệt từ sợi polyester hoặc nylon, phủ lớp chống thấm | Màng ePTFE giữa hai lớp vải | Dệt satin từ tơ tằm, polyester, nylon,... |
Độ bền | Cao, chịu mài mòn tốt | Rất cao | Thấp, dễ rách |
Chống nước | Nhẹ, mau khô | Tuyệt đối | Thấp |
Thoáng khí | Kém | Tuyệt vời | Tốt |
Co giãn | Ít | Tùy thuộc vào lớp vải bên ngoài | Trung bình |
Giá thành | Rẻ | Cao | Trung bình |
Cảm giác khi mặc | Cứng | Mềm mại, thoải mái (tùy lớp vải bên ngoài) | Mềm mại, mịn màng, óng ả |
Vệ sinh | Dễ dàng | Cần vệ sinh đặc biệt | Cần nhẹ nhàng, tránh vò mạnh |
Ứng dụng | Áo khoác gió, balo, túi xách, lều trại,... | Áo khoác, giày, găng tay chuyên dụng,... | Đầm, váy, đồ lót, chăn ga gối đệm,... |
Các loại vải dù thường gặp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại vải dù với thành phần, chất lượng và giá thành đa dạng, nhưng phổ biến nhất là các loại 650T, 420T và 210T.
Vải dù 650T
Là chất liệu vải dù có giá thành đắt nhất hiện nay, vải dù 650T được làm từ công nghệ dệt vải đúc 640 hiện đại, kết hợp với lớp tráng phủ uli, đảm bảo chất lượng vải dệt được liên kết chặt chẽ với nhau, tăng độ bền và khả năng chống thấm nước cho sản phẩm. Vải dù 650T thường được sử dụng để che nắng, che mưa cho các khu vực có diện tích rộng lớn như resort, khách sạn.
Vải dù 650T là chất liệu vải dù cao cấp nhất
Vải dù 420T
Cũng như tên gọi của mình, vải dù 420T được sản xuất theo kỹ thuật sợi đúc 420 và tráng nhựa PU bên ngoài, đảm bảo khả năng chống thấm và cách nhiệt vừa phải. Ứng dụng chính của chất liệu này là làm bạt che nắng trong khu vực có bán kính 30m hoặc làm ô, dù che mưa.
Vải dù 420T được tráng phủ nhựa PU
Vải dù 210T
Là chất liệu có mức giá rẻ nhất, đồng thời có khả năng chắn gió tốt, vải dù 210T được sản xuất theo công nghệ sợi đúc 210 nên rất thích hợp để làm trang phục chống thấm, bạt trùm xe hoặc các sản phẩm che mưa, che nắng trong khu vực nhỏ.
Vải dù 210T được sử dụng để làm trang phục, ô dù che mưa
Cách nhận biết vải dù
Với rất nhiều ưu điểm về chất lượng và ứng dụng, vải dù được rất nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn. Vậy cách nhận biết vải dù là gì? Hãy cùng tham khảo nhé:
-
Quan sát bằng mắt thường: Vải dù có bề mặt trơn nhẵn, mềm mại, do có lớp tráng phủ bên ngoài vải dệt nên khó nhìn thấy cấu trúc sợi dệt bên trong.
-
Sờ, cảm nhận: Bề mặt vải dù khá mềm, trọng lượng nhẹ, độ co giãn thấp, có độ mát vừa phải, mang đến cảm giác thoải mái khi chạm vào.
-
Thử nghiệm: Vải dù có khả năng chống nước tốt hơn nhiều chất liệu khác, các bạn có thể thử độ chống thấm của vải trên bề mặt. Thêm vào đó, chất liệu này có thành phần sợi tổng hợp nên khi đốt sẽ có khói đen, tro vón cục.
-
Đọc nhãn mác: Các sản phẩm được làm từ vải dù đều có ghi chú chất liệu rõ ràng trên nhãn mác, các bạn có thể dễ dàng nhận biết bằng cách đọc tem nhãn hàng hóa nhé.
Có thể nhận biết vải dù bằng rất nhiều cách khác nhau (Nguồn: Shondo Fabrics)
Ứng dụng của vải dù trong đời sống
Vải dù là một trong những chất liệu được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn vì tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực đời sống. Một số ứng dụng chính của chất liệu này có thể kể đến như:
-
Sản xuất ô dù, tấm bạt che: Với tính năng chống thấm và cách nhiệt hiệu quả, vải dù thường được sử dụng để sản xuất ô che mưa, tấm bạt phủ xe, bạt cách nhiệt
-
Làm đồ dùng nội thất: Có rất nhiều sản phẩm bàn ghế xếp, võng xếp sử dụng vải dù để tạo cảm giác thoải mái khi sử dụng, hạn chế bám bụi và dễ vệ sinh.
-
Dùng trong may mặc, thời trang: Vải dù là một chất liệu khá phổ biến khi sản xuất quần áo bảo hộ, trang phục chống thấm nước, áo khoác gió, các loại mũ nón
-
Sản xuất phụ kiện, đồ dùng khác: Với khả năng chống thấm, trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt, vải dù được sử dụng để làm túi xách, balo, vali, ví, thắt lưng hoặc dây đai cố định hành lý.
Vải dù thường được sử dụng để làm quần áo, ô dù, tấm che nắng mưa (Nguồn: Vua ô dù)
Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải dù
Mặc dù có độ bền cao, ít phai màu nhưng để giữ vải dù luôn bền đẹp thì các bạn vẫn nên tham khảo một số tips hướng dẫn vệ sinh và bảo quản chất liệu này nhé.
-
Nên giặt trang phục vải dù bằng tay, vì chất liệu khó bám bẩn nên các vết bẩn đều dễ vệ sinh, có thể dùng khăn ướt để lau chùi hoặc vò nhẹ, hạn chế chà xát mạnh trên bề mặt vải.
-
Không sử dụng nước nóng trên 40 độ để giặt, không dùng chế độ giặt sấy nhiệt độ cao
-
Sử dụng chất tẩy có độ tẩy nhẹ và nên sử dụng nước xả vải để làm mềm vải, hạn chế xơ cứng vải
-
Phơi trang phục vải dù ở nơi khô thoáng, mát mẻ, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp
-
Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc
Nên phơi trang phục vải dù ở nơi khô thoáng, râm mát (Nguồn: Nhà may Tano)
Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Vải dù có ủi được không?
Vải dù khá nhạy khi tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao nên hoàn toàn có thể cháy hoặc co rút sản phẩm nếu là ủi theo phương pháp thông thường. Chất liệu này cũng ít bị nhăn và gấp nếp nên có thể giũ mạnh để giúp quần áo phẳng phiu hơn. Nếu phải dùng bàn ủi, hay đặt một lớp khăn bông bên trên để tránh nhiệt độ quá nóng gây cháy vải nhé.
Vải dù giá bao nhiêu?
Tùy theo nguồn gốc, phương thức sản xuất, tính chất và thành phần mà vải dù có mức giá khá đa dạng. Một số dòng vải dù phổ biến thường có mức giá trung bình như 100.000 đồng/m với vải 650T, 80.000 đồng/m với vải 420T và 65.000 đồng/m với vải 210T.
Vải dù có tốt không?
Vải dù có trọng lượng nhẹ, cách nhiệt tốt, không thấm nước nên rất thích hợp để làm các trang phục như áo khoác, quần áo chắn gió giữ nhiệt. Thêm vào đó, độ bền sử dụng của vải dù khá cao, thêm màu sắc đa dạng, dễ thiết kế nên các trang phục vải dù được rất nhiều khách hàng yêu thích.
Vải dù có tốt không? (Nguồn: Yody)
Đoạn kết
Qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ định nghĩa vải dù là gì và những ưu nhược điểm, ứng dụng và cách nhận biết chất liệu này. Hãy lựa chọn thật kỹ lưỡng để có những trang phục làm từ vải dù chất lượng và giá thành tốt nhất nhé.
Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chuyên mục Phối đồ tìm hiểu được nhiều thứ hay ho về thời trang tại blog Coolmate nhé!
>>> Xem thêm: