Vải đũi là gì? Bạn đã bao giờ tò mò tại sao vải đũi lại được yêu thích đến vậy? Với hơn 70% người tiêu dùng thời trang thiên nhiên lựa chọn, được mệnh danh là “Những tấm vải dệt từ ánh trăng”, vải đũi không chỉ là chất liệu thông dụng mà còn là biểu tượng của sự thanh lịch, thoải mái và bền vững. Nhưng liệu bạn đã hiểu rõ về loại vải này hay chưa?
Tại sao vải đũi lại mát mẻ vào mùa hè nhưng vẫn ấm áp trong những ngày lạnh? Vì sao nó được xem là "người bạn thân thiện" với môi trường và làn da? Nếu bạn đang phân vân về việc lựa chọn vải đũi cho trang phục, hãy cùng theo chân Coolmate tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Cận cảnh sợi vải đũi
Vải đũi là gì?
Nhiều người thường nhầm lẫn hoặc cho rằng vải đũi và vải lanh là hai loại khác nhau. Tuy nhiên, thực tế, vải đũi và vải lanh là cùng một loại, chỉ khác nhau ở cách gọi tùy thuộc vào từng vùng miền hoặc cách hiểu của người sử dụng.
Vải đũi, một loại vải lụa từ sợi lanh, nổi bật nhờ được nhuộm bằng trái mặc nưa, tạo nên chất liệu tự nhiên và mộc mạc. Sợi đũi là sợi dư thừa có chất lượng không cao và được tạo ra trong quá trình ươm tơ tằm. Đây được xem là phế liệu từ quá trình ươm tơ bởi người ta chỉ lấy được 40% sợi tơ chất lượng, nhỏ, mịn, có thể dùng để dệt lụa; 60% còn lại là sợi đũi phế liệu với thớ sợi thô và to được tận dụng để làm vải đũi.
Vải đũi là gì?
Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải đũi
1. Nguồn gốc của vải đũi
Vải đũi được xem là một trong những loại vải cổ xưa nhất thế giới, với lịch sử kéo dài hàng ngàn năm. Những bằng chứng khảo cổ như rơm, hạt, sợi chỉ, và vải có nguồn gốc từ khoảng năm 8000 trước Công nguyên đã được tìm thấy ở khu vực hồ nước tại Thụy Sĩ.
Đặc biệt, các sợi đũi nhuộm được phát hiện trong một hang đá ở Gruzia cho thấy việc dệt vải đũi từ cây lanh dại đã bắt đầu cách đây hơn 30.000 năm.
Trong nền văn minh Ai Cập cổ đại, vải đũi không chỉ đóng vai trò là nguyên liệu may mặc mà còn được sử dụng như một loại tiền tệ. Người Ai Cập xem vải đũi là biểu tượng của ánh sáng, sự tinh khiết và sự thịnh vượng. Vì thế, các xác ướp thường được quấn trong vải đũi, nhằm phô trương sự giàu có cũng như để bảo quản thi hài.
Vải đũi được tìm thấy ở khu vực hồ nước tại Thụy Sĩ khoảng năm 8000 trước Công nguyên
Thời đó, kỹ thuật quay tơ đã tạo ra những loại vải đũi chất lượng cao, dù vẫn còn thô sơ nếu so với tiêu chuẩn hiện đại.
Ngày nay, vải đũi được sản xuất tí mỉ và phức tạp qua nhiều quy trình. Nhờ đem cảm giác êm ái và thoáng mát cho người mặc, chất liệu đũi ngày càng được nhiều nhãn hàng thời trang quan tâm và lựa chọn.
Quần áo được làm từ vải đũi
2. Quy trình sản xuất vải đũi
Bước 1: Thu hoạch sợi thô
Sau quá trình xử lý kén tằm, những sợi tơ mềm sẽ được rút ra để đem đi dệt lụa; phần sợi thô, chất lượng có phần kém hơn còn lại chính là nguyên liệu để tạo ra vải đũi.
Sợi đũi phế liệu
Bước 2: Đun sợi thô
Những sợi thô sau khi được thu hoạch, được đem đi ngâm với nước trong khoảng 4 tiếng. Sau quá trình ngâm, sẽ tiếp tục đem nấu kỹ để sơi tơ được mềm hơn.
Quy trình đun sợi thô
Bước 3: Kéo sợi
Đây là công đoạn đòi hỏi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và đầy kinh nghiệm của những người thợ lành nghề. Việc kéo sợi giúp sợi tơ dài ra và tăng độ bền và độ dai. Ở bước này, những sợi tơ sẽ được cho vào nước và dùng tay kéo ra thành những sợi dài.
Quy trình kéo sợi để tăng độ bền và dai cho sợi vải
Bước 4: Hoàn thiện
Những sợi tơ sau khi được kéo sẽ đem đi phơi khô, sau đó được đem đi dệt để thành vải. Những tấm vải đũi thành phẩm ban đầu sẽ có màu vàng nhạt. Để nhuộm màu lên đẹp nhất, người sản xuất sẽ đem các tấm vải đi tẩy trắng.
Các tấm vải được mang đi tẩy trắng để hoàn thiện thành sợi vải đũi
Đặc điểm của vải đũi
1. Ưu điểm của vải đũi
Mềm mại và mát mẻ
Mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát là những cụm từ đầu tiên để miêu tả vải đũi. Nó rất mịn màng, làm cho vải thành phẩm không có xơ vải, và càng mềm hơn khi được giặt, nên khi mặc sản phẩm từ vải đũi, người mặc sẽ cảm thấy cực kỳ thoải mái.
Bên cạnh đó, vì là loại vải có thành phần được làm 100% từ thiên nhiên nên chất vải này được ví von là “chất liệu của mùa hè” bởi cảm giác mang lại mềm mại, “mặc như không mặc" và thoáng khí, mát mẻ, rất thích hợp để diện vào những khi tiết trời oi ả.
Chất liệu an toàn, tự nhiên
Vải đũi được biết đến là chất liệu an toàn và nhẹ nhàng cho mọi làn da, kể cả da em bé. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng tái chế và phân huỷ sinh học nhờ vào tơ sợi có nguồn gốc tự nhiên của chất liệu.
Vì thế, việc sở hữu cho mình những items sử dụng chất đũi thay vì các chất liệu nhân tạo khác sẽ giúp bạn có cơ hội góp phần chung tay bảo vệ môi trường.
Độ bền cao
Vải đũi là một trong những loại vải rất bền, đặc biệt khi ướt. Sợi vải chắc chắn và có khả năng chịu mài mòn tốt, phù hợp với các sản phẩm cần sử dụng lâu dài.
Tính thẩm mỹ cao
Vải đũi có độ bóng tự nhiên cao và màu sắc phong phú, từ trắng ngà đến nâu vàng hoặc xám. Điều này giúp sản phẩm làm từ vải đũi có vẻ đẹp mộc mạc nhưng vẫn rất tinh tế.
Hơn nữa, những điểm gút nhỏ (slubs) trên sợi đũi, thay vì bị coi là khuyết điểm, giờ đây lại trở thành yếu tố thẩm mỹ độc đáo, mang lại vẻ đẹp tự nhiên cho sản phẩm, đặc biệt trong ngành trang trí nội thất.
Đây là các ưu điểm tuyệt vời của vải đũi
2. Nhược điểm của vải đũi
Dễ bị nhăn
Vì có nguồn gốc 100% tự nhiên nên vải đũi cũng dễ bị nhăn hơn so với các loại vải pha khác. Chính vì thế, vải đũi rất khó bảo quản và khiến bạn phải tốn nhiều thời gian cho việc là ủi.
Bạn nên tránh gấp quần áo may bằng vải đũi để tránh tạo thành các nếp gấp trên thân vải. Khi giặt giũ cũng nên tránh giặt máy ở chế độ mạnh để vải không bị nhăn lại.
Độ co giãn thấp
Sợi vải đũi không thể co giãn tốt do độ đàn hồi rất thấp, vải cuối cùng vải sẽ bị đứt và rách đi nếu được gấp và ủi ở cùng một nơi liên tục.
Ngược lại, vải đũi cũng có vài nhược điểm bạn cần lưu ý
3. So sánh vải đũi với vải lụa tơ tằm, tơ tằm dâu, tơ tằm dại
Vậy vải đũi khác gì so với vải lụa tơ tằm, tơ tằm dâu và tơ tằm dại? Ta hãy cùng phân tích ưu và nhược điểm của từng loại vải trong bảng sau nhé:
Loại vải | Ưu điểm | Nhược điểm |
Vải đũi | - Thoáng mát, độ bền cao - Giá thành thấp. - Mang vẻ đẹp mộc mạc, tự nhiên. |
- Dễ rách nếu không bảo quản đúng cách. - Không mềm mại và bóng bẩy như lụa tơ tằm. |
Vải lụa tơ tằm | - Bóng sáng, sang trọng. - Thoáng mát và nhẹ nhàng. - Dễ nhuộm màu, đa dạng màu sắc. |
- Dễ bị tổn thương bởi ánh sáng mạnh, hóa chất. - Giá thành cao. |
Vải tơ tằm dâu | - Mềm mại, óng ánh tự nhiên. - Giữ ấm tốt hơn lụa tơ tằm thường. - Độ bền cao hơn. |
- Giá thành cao. - Cần bảo quản kỹ lưỡng để giữ được độ bóng và độ bền. |
Vải tơ tằm dại | - Độ bền rất cao. - Tự nhiên, thân thiện với môi trường. |
- Không bóng và mềm mại như tơ tằm dâu. - Màu sắc hạn chế, thường trầm hơn. |
Các loại vải đũi hiện nay
1. Vải đũi thô
Vải đũi thô còn có tên gọi khác là lụa Tussah, được dệt từ sợi những tơ tằm thô. Do là chất đũi thô, chưa qua tác chế nên loại vải này vẫn có độ thô đặc trưng. Chính điều này làm cho loại vải thô khá nổi tiếng và được ưa chuộng ở các nước có khí hậu nóng ẩm.
Vải đũi thô
2. Vải đũi hoa
Vải đũi hoa là loại vải đũi thông thường với bề mặt in hoặc thêu các họa tiết hoa văn. Với họa tiết hoa, vải đũi trở nên duyên dáng, nữ tính hơn, phù hợp với nàng yêu phong cách thanh lịch và dịu dàng. Loại vải đũi này luôn được chị em quan tâm, ưa chuộng với những chiếc đầm hoa tạo nên nét đẹp thanh thoát và nhẹ nhàng của các nàng.
Vải đũi hoa
3. Vải đũi xước
Vải đũi xước là loại vải có kết cấu mềm mịn hơn những loại đũi còn lại. Chất vải dày dặn hơn, nhưng khi mặc hoặc chạm vào thì không có cảm giác nóng hay khó chịu. Cái tên gọi cũng đã nói lên nét đặc biệt của loại vải này. Trong quá trình may dệt, các vết xước nhẹ được tạo ra dọc theo các đường sợi, tạo điểm nhấn đặc trưng dẫn đến tên gọi đũi xước hiện nay.
Vải đũi xước
4. Vải đũi cotton
Kết hợp giữa những ưu điểm vượt trội được ưa chuộng phổ biến của cotton và chất vải mềm mại đặc biệt của vải đũi, đũi cotton là nguyên liệu mang sự kết hợp đầy mới lạ. Loại vải này thường được sử dụng trong may mặc các loại rèm cửa, vỏ chăn gối để có thể làm nổi bật những tính năng của nó.
Vải đũi cotton
5. Vải đũi trơn
Nếu trên bề mặt của vải đũi xước chúng ta thấy những đường kẻ hay quá trơn tru như vải đũi cotton thì vải đũi trơn được đánh giá là khá mịn và không có quá nhiều đường gân. Chất liệu vải này thường chỉ có một màu như màu be, hồng, trắng, thích hợp với nhiều lứa tuổi khác nhau.
Vải đũi trơn
Cách nhận biết vải đũi
Để nhận biết vải đũi một cách dễ dàng, bạn có thể áp dụng 4 cách đơn giản sau đây:
1. Quan sát bằng mắt thường
Vải đũi có bề mặt khá đặc trưng, thường có các sợi vải u, tạo cảm giác thô, nhưng lại rất mềm mại khi ta chạm vào. Các họa tiết hoa hoặc thêu trên vải thường rất rõ nét, mang lại vẻ đẹp tự nhiên, nhẹ nhàng.
Các sợi vải u dễ dàng quan sát bằng mắt thường
2. Sờ, cảm nhận
Khi bạn chạm tay vào vải đũi, bạn sẽ cảm thấy vải hơi thô và có độ ráp nhẹ, nhưng không phải quá cứng. Vải đũi có khả năng thoáng khí rất tốt, bạn sẽ cảm nhận được sự mát mẻ khi sờ vào, rất phù hợp với thời tiết nóng bức.
Sợi vải hơi thô và mát mẻ khi chạm vào
3. Thử nghiệm
Một cách dễ dàng khác là thử vò vải trong tay. Vải đũi sẽ bị nhăn nhẹ sau khi vò, nhưng các nếp nhăn này cũng chính là đặc trưng của vải đũi. Sau khi bạn thả ra, vải sẽ tự phục hồi lại gần như nguyên vẹn, nhưng vẫn giữ lại một chút sự nhăn nheo tự nhiên, tạo nên vẻ đẹp riêng của nó.
Thử vò tay để nhận biết vải đũi
4. Đọc nhãn mác
Cuối cùng, cách đơn giản nhất nhưng đôi khi bị bỏ qua là kiểm tra nhãn mác của sản phẩm. Nếu vải được làm từ sợi đũi (linen), nhãn mác sẽ ghi rõ thông tin này. Điều này sẽ giúp bạn chắc chắn hơn về chất liệu của vải.
Ứng dụng của vải đũi trong đời sống hàng ngày
1. Giày Slip on từ vải đũi
Là loại giày được làm thủ công hoàn toàn cùng với đặc điểm của vải đũi, giày slip on luôn chắc chắn, êm chân, thông thoáng khí,và thấm hút mồ hôi rất tốt.
Giày có màu sắc trang nhã, dễ kết hợp với nhiều loại phục trang khác nhau, rất thích hợp cho bạn đi học, đi chơi và cả đi làm.
Giày slip on làm từ vải đũi
2. Quần áo
Là một loại chất liệu khá đặc biệt, có nhiều ưu điểm vượt trội nên vải đũi cũng được ứng dụng trong sản xuất quần áo rất nhiều. Thông thường chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp chất liệu đũi ở các loại quần, áo sơ mi nam nữ, váy vóc, đồ ngủ, đồ trẻ em với màu sắc, họa tiết và thiết kế vô cùng đa dạng, thịnh hành, cùng tính năng phù hợp cho những ngày hè nóng bức.
Quần áo làm từ vải đũi
3. Rèm cửa, chăn ga
Với đặc tính an toàn với da, chất thoáng mát, dễ làm sạch, chất đũi cotton cũng được dùng để làm chăn ga, gối đệm, rèm cửa, khăn bàn và những phụ kiện nội thất khác.
Chăn ga làm từ vải đũi
Cách bảo quản vải đũi luôn bền đẹp như mới
1. Giặt vải đũi đúng cách
Vải đũi có tính thấm hút tốt, nhưng bạn cần lưu ý giặt bằng tay hoặc sử dụng chế độ giặt nhẹ của máy giặt để tránh làm rách hoặc biến dạng sợi đũi. Khi giặt, hãy dùng nước lạnh hoặc ấm (không quá 30°C) để tránh co rút và làm mất màu sợi đũi.
Hướng dẫn cách giặt vải đũi đúng cách
2. Hạn chế vắt khô vải đũi
Tránh vắt quá mạnh vải đũi, vì điều này có thể làm cho sợi vải bị co rút hoặc mất đi độ mềm mại. Thay vào đó, bạn có thể cuộn vải trong một chiếc khăn tắm để thấm bớt nước, sau đó phơi vải tự nhiên.
Hạn chế vắt khô vải đũi
3. Phơi vải đúng cách
Khi phơi vải đũi, hãy treo vải ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm vải bị phai màu và làm giảm độ bền vải. Bạn cũng nên phơi vải theo chiều ngang hoặc treo nhẹ nhàng để vải không bị giãn.
Phơi vải đũi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp
4. Ủi vải đũi cẩn thận
Vải đũi dễ bị nhăn, vì vậy ủi là một bước quan trọng để giữ vải luôn phẳng phiu. Bạn hãy ủi vải khi còn ẩm, sử dụng bàn ủi ở nhiệt độ trung bình hoặc chế độ hơi nước. Nếu vải đã khô hẳn, bạn hãy xịt nhẹ nước lên bề mặt trước khi ủi nhé!
Ủi đúng cách để tránh làm hỏng và biến dạng vải
5. Lưu trữ vải đúng cách
Khi không sử dụng, bạn nên gấp vải đũi một cách nhẹ nhàng, tránh gấp quá chặt để không làm mất form vải; và hãy đặt vải ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh vải bị ẩm ướt và mốc nhé.
Lưu trữ vải đũi đúng cách
6. Tránh tiếp xúc với hóa chất mạnh
Khi sử dụng các sản phẩm như nước xả vải, nước tẩy, bạn nên chọn những sản phẩm có thành phần nhẹ nhàng, tránh gây hư hại cho chất liệu vải đũi. Ngoài ra, nên hạn chế để vải tiếp xúc với các hóa chất mạnh hay các vật sắc nhọn để không làm hỏng vải.
Tránh để vải đũi tiếp xúc với hóa chất mạnh
Những câu hỏi thường gặp
Vải đũi có bền không?
Vải đũi khá bền và chắc chắn nhờ vào chất liệu sợi linen tự nhiên của nó. Tuy nhiên, nó dễ bị nhăn, điều này có thể làm vải trông không được phẳng phiu sau một thời gian sử dụng. Nếu bảo quản và giặt đúng cách, vải đũi sẽ duy trì được độ bền và đẹp lâu dài.
Vải đũi có nóng không?
Vải đũi không nóng mà ngược lại nó rất mát mẻ và thoáng khí, chính vì thế nó là lựa chọn lý tưởng cho những ngày hè oi bức. Chất liệu vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ cho bạn cảm giác dễ chịu, không bị bí hay nóng như một số loại vải khác.
Vải đũi giá bao nhiêu?
Giá vải đũi thường dao động từ 100,000 đến 300,000 VND/m, tùy vào độ dày mỏng và chất lượng của vải. Các loại vải đũi cao cấp, được nhập khẩu hoặc có họa tiết thêu tinh xảo sẽ có giá cao hơn, nhưng nhìn chung vẫn là lựa chọn vừa phải cho nhiều đối tượng người dùng.
Kết luận
Hy vọng là bạn đã hiểu vải đũi là gì thông qua những thông tin bên trên. Tuy dễ bị nhăn và độ co giãn thấp, nhưng sự phổ biến và ứng dụng rộng rãi của nó là minh chứng cho những ưu điểm vượt trội: mềm mại và thoáng mát, thân thiện với làn da và môi trường, tính thẩm mĩ cao và độ bền cao. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhập những thông tin thời trang bổ ích nhé!