Bạn đã bao giờ thắc mắc vì sao một số trang phục luôn mang lại cảm giác thoải mái, mềm mại và ôm sát cơ thể một cách tự nhiên? Bí mật nằm ở chất liệu vải. Trong số các loại vải được yêu thích hiện nay, vải Jersey nổi lên như một sự lựa chọn lý tưởng nhờ đặc tính co giãn, thoáng khí và vô cùng đa năng. Vậy vải Jersey là gì?
Đọc bài viết này của Coolmate bạn sẽ hiểu rõ hơn về nguồn gốc, đặc điểm, cũng như những ứng dụng nổi bật của vải Jersey trong đời sống hàng ngày. Liệu đây có phải là loại vải mà bạn cần có trong tủ đồ của mình? Cùng khám phá ngay nhé!
Vải jersey là gì?
Jersey là một loại vải dệt kim, co giãn mềm, ban đầu được làm từ len. Ngày nay, jersey cũng được làm từ bông, hỗn hợp bông và sợi tổng hợp. Mặt phải của vải dệt kim jersey trơn với một đường đan gân đơn nhẹ, trong khi mặt sau của vải dệt kim có nhiều vòng sợi.
Jersey là một loại vải dệt kim, co giãn mềm, ban đầu được làm từ len
Nguồn gốc và quy trình sản xuất của vải Jersey
Nguồn gốc của vải Jersey
Vải Jersey có nguồn gốc từ đảo Jersey, một hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo Channel giữa Anh và Pháp. Ban đầu, chất liệu này được làm từ sợi len và được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp đánh cá để tạo ra các loại áo giữ ấm cho ngư dân.
Vào thế kỷ 20, vải Jersey đã trở thành một phần quan trọng của ngành thời trang cao cấp nhờ Coco Chanel, người đã ứng dụng chất liệu này để tạo ra những mẫu trang phục mềm mại và thoải mái.
Nguồn gốc của vải Jersey
Ngày nay, vải Jersey chủ yếu được làm từ sợi bông, sợi tổng hợp hoặc hỗn hợp các sợi khác và trở thành một lựa chọn phổ biến trong quần áo hàng ngày, đồ thể thao và đồ lót.
Quy trình sản xuất của vải Jersey
Quy trình sản xuất được sử dụng để sản xuất vải Jersey thay đổi đáng kể tùy thuộc vào loại sợi cấu thành lên nó. Ví dụ, len là một sản phẩm có nguồn gốc từ động vật mà các nhà sản xuất dệt may lấy từ lớp lông của cừu, dê hoặc một số các loài động vật khác.
Tuy nhiên, dù loại vải jersey có chứa loại sợi nào thì việc đan loại vải này cũng tuân theo cùng một quy trình phổ biến.
- Các nhà sản xuất Jersey bắt đầu bằng cách lấy bông, len hoặc sợi tổng hợp và đưa vào máy dệt kim tự động.
- Sau đó, máy dệt kim sẽ xoắn và kết hợp các sợi để tạo ra cấu trúc đan khít đặc biệt của vải jersey. Sau khi hoàn thành, vải jersey trông giống như một mạng lưới của các sợi dọc xoắn đều tăm tắp.
- Trong một số trường hợp, sợi dùng để sản xuất thành quần áo jersey được nhuộm trước quá trình dệt kim, thế nhưng cũng có trường hợp vải jersey được nhuộm trước quá trình dệt.
- Tùy thuộc vào vật liệu được sử dụng, các nhà sản xuất dệt may cũng có thể áp dụng chất chống cháy hoặc các phương pháp xử lý hoàn thiện khác để cải thiện vẻ ngoài hoặc độ bền và chất lượng của vải jersey.
Quy trình sản xuất của vải Jersey
Tham khảo thêm các sản phẩm vải Polyester tại Coolmate
Ưu và nhược điểm của vải Jersey
Ưu điểm của vải Jersey
- Co giãn tốt: Đặc tính co giãn 4 chiều giúp vải Jersey thích nghi với nhiều kiểu dáng cơ thể, mang lại sự thoải mái và dễ chịu khi mặc.
- Thoáng khí: Vải Jersey có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, giữ cho người mặc cảm giác thoáng mát, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nóng.
- Mềm mại: Cảm giác tiếp xúc với da rất nhẹ nhàng, không gây kích ứng, thích hợp cho cả trẻ nhỏ và người có làn da nhạy cảm.
- Dễ bảo quản: Không cần ủi nhiều và có khả năng chống nhăn tốt, vải Jersey phù hợp cho cuộc sống bận rộn.
- Đa dạng chất liệu: Có thể sản xuất từ nhiều sợi khác nhau như bông, len, sợi tổng hợp hay hỗn hợp, đáp ứng nhu cầu khác nhau của người dùng.
- Độ bền cao: Khi được chăm sóc đúng cách, vải Jersey có khả năng duy trì độ bền lâu dài.
Ưu điểm của vải Jersey
Nhược điểm của vải Jersey
- Dễ giãn khi sử dụng lâu: Một số loại vải Jersey có thể mất đi độ đàn hồi sau một thời gian dài sử dụng hoặc giặt nhiều lần.
- Bám bẩn: Vì đặc tính dệt kim, bề mặt vải có thể dễ bám bụi hoặc lông.
- Có thể bị nhàu: Mặc dù chống nhăn tốt, nhưng khi nhồi nhét trong không gian chật hẹp hoặc sau khi giặt không đúng cách, vải có thể xuất hiện các nếp nhăn nhỏ.
Nhược điểm của vải Jersey
So sánh vải Jersey với vải Dệt thoi, Cotton và Spandex
Đặc điểm | Vải Jersey | Vải Dệt thoi | Cotton | Spandex |
---|---|---|---|---|
Độ co giãn | Co giãn 4 chiều | Ít co giãn hơn | Thường không co giãn | Rất co giãn |
Độ thoáng khí | Thoáng khí tốt | Có độ thoáng khí nhưng phụ thuộc vào kiểu dệt | Thoáng khí và thấm hút tốt | Kém thoáng khí hơn |
Khả năng chống nhăn | Chống nhăn tốt | Dễ nhăn | Có xu hướng nhăn | Không nhăn |
Ứng dụng phổ biến | Trang phục thường ngày, đồ thể thao, đồ trẻ em | Trang phục công sở, váy đầm, quần áo truyền thống | Đồ lót, trang phục thường ngày, ga giường, khăn tắm | Thường được pha vào các loại vải khác để tăng độ co giãn |
Giá thành | Tùy thuộc vào chất liệu vài Jersey | Thường có giá trung bình đến cao | Từ trung bình đến cao | Cao hơn khi pha vào các loại vải khác |
Các loại vải Jersey phổ biến hiện nay
Có khá nhiều loại vải áo thun khác nhau:
1. Vải Single jersey (Tricot)
Đây là loại vải jersey kinh điển, được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày. Vậy vải single jersey là gì? Đây là loại vải có mặt trái và mặt phải, dễ dàng phân biệt được bằng mắt thường.
Single jersey là loại vải co giãn hai lớp và có thể kẽo giãn theo hai chiều.
Nó thường được sản xuất cùng với một chút elastane để tăng độ đàn hồi. Ngoài ra, single jersey là loại vải co giãn hai lớp và có thể kẽo giãn theo hai chiều.
2. Double Jersey (Ponte di Roma)
Double Jersey dệt kim bằng cách sử dụng hai bộ kim trên hai giường kim. Một loại vải có thể đảo ngược, nó có thể là hai mặt hoặc đảo ngược hai mặt. Dounle Jersey chắc chắn hơn vải single jersey, nhưng chỉ kéodài theo một hướng (theo chiều chéo).
Vải double jersey thường được sử dụng cho áo khoác, quần tây cổ điển, váy và suit.
Nhờ có hai lớp, vải double jersey dày dặn hơn hơn single jersey và có kiểu dáng đẹp hơn. Nó thường được sử dụng cho áo khoác, quần tây cổ điển, váy và suit.
3. Interlock jersey
Interlock jersey là loại vải có hai mặt với đường đan ở cả hai mặt. Các mũi khâu thường rất chặt chẽ và sợi mảnh, tạo cho loại vải này một vẻ ngoài đặc biệt nhỏ gọn. Interlock jersey chắc chắn hơn vải single jersey và cũng không bị thô hay vén mép áo như loại single, thường được sử dụng để may quần áo trẻ em.
Interlock jersey là loại vải có hai mặt với đường đan ở cả hai mặt.
4. Jacquard Jersey
Vải jersey là một loại vải hai mặt khác. Các mũi khâu đặc biệt được sử dụng để tạo ra các thiết kế Jacquard (hoa văn, v.v.) được dệt kim trong vải chứ không phải in. Vải jacquard jersey có độ giãn ít hơn các loại áo jersey khác, nhưng có độ xếp nếp tuyệt vời, cũng như gia công chi tiết và tỉ mỉ hơn rất nhiều.
Vải jacquard jersey có độ giãn ít hơn các loại áo jersey khác
5. Stretch jersey
Tên này được đặt cho các loại vải jersey được làm từ bông hoặc các loại sợi xơ khác mà một tỷ lệ nhỏ elastan đã được thêm vào. Loại vải này có độ co giãn và độ bền cao hơn, do đó chúng đặc biệt phù hợp để sản xuất các mặt hàng quần áo thể thao.
Loại vải Stretch jersey này có độ co giãn và độ bền cao
Quần Shorts chạy bộ Advanced Vent Tech
Quần Shorts chạy bộ Advanced Vent Tech
239.000đ
209.000đ
Cách nhận biết vải Jersey
Quan sát bằng mắt thường
Vải Jersey thường có một mặt phẳng và một mặt hơi gồ ghề hơn do đặc tính dệt kim. Bạn có thể dễ dàng nhận ra kết cấu mặt vải này khi quan sát kỹ.
Với vải single Jersey, thường chỉ có một lớp mỏng, mặt trước mịn màng và mặt sau có kết cấu hơi thô hơn.
Sờ, cảm nhận
Vải Jersey có cảm giác mềm mại, dễ chịu khi chạm vào. Khi kéo nhẹ, bạn sẽ nhận thấy độ co giãn của vải, một đặc điểm đặc trưng của chất liệu này.
Sự mềm mịn và thoáng khí là điều dễ nhận thấy khi tiếp xúc với vải Jersey, tạo cảm giác thoải mái và không gây kích ứng da.
Cách nhận biết vải Jersey
Thử nghiệm
Hãy kéo thử vải theo chiều ngang và chiều dọc. Nếu vải có độ co giãn linh hoạt, khả năng cao đó là vải Jersey.
Có thể thực hiện thử nghiệm nhỏ bằng cách giặt nhanh và kiểm tra xem vải có bị nhàu hoặc biến dạng không. Vải Jersey có khả năng chống nhăn tốt và giữ được hình dáng ban đầu sau khi giặt.
Đọc nhãn mác
Nhãn mác thường ghi rõ thành phần sợi cấu thành, như bông, polyester hay các loại sợi tổng hợp khác. Điều này giúp bạn xác định đúng loại vải và phân biệt giữa vải Jersey và các loại vải khác.
Ứng dụng của vải Jersey trong đời sống hàng ngày
Việc Coco Chanel sử dụng áo jersey trong thời trang cao cấp có thể là lý do quan trọng khiến loại vải này trở nên phổ biến, thế nhưng áo jersey hiện nay đã không còn là hình ảnh phổ biến trên sàn catwalk. Thay vào đó, loại vải này lại được sử dụng rộng rãi như một chất liệu mặc định cho may mặc hàng ngày.
Loại vải này được sử dụng rộng rãi như một chất liệu mặc định cho may mặc hàng ngày.
Các nhà sản xuất dệt may chủ yếu sử dụng vải jersey để may quần áo nhẹ, thông thường như áo thun và đồ lót. Tất nhiên, áo jersey cũng là một lựa chọn phổ biến cho trang phục thể thao.
Các ứng dụng của vải jersey chủ yếu vẫn giới hạn trong may mặc, nhưng một ví dụ phi may mặc đáng chú ý về ứng dụng vải jersey là những bộ drap giường. Mang những đặc trưng như mềm mại, mịn nhẹ, các nhà sản xuất dệt may thường sử dụng vải jersey để làm ga trải giường, vỏ gối và thậm chí cả chăn.
Combo 3 Quần Lót Nam Trunk Lenzing Modal
Combo 3 Quần Lót Nam Trunk Lenzing Modal
299.000đ
279.000đ
Hướng dẫn chăm sóc vải Jersey đúng cách
Giặt ủi
Để giữ cho chất liệu vải Jersey luôn bền đẹp và mềm mại, bạn cần lưu ý những điều sau khi giặt và ủi
-
Nhiệt độ: Vải Jersey nên được giặt ở nhiệt độ thấp hoặc nước ấm (khoảng 30-40°C). Nhiệt độ cao có thể làm giảm độ co giãn và mềm mại của vải, khiến nó mất form dáng ban đầu.
-
Loại xà phòng: Sử dụng xà phòng nhẹ hoặc nước giặt chuyên dụng cho vải mềm mại để tránh làm hỏng sợi vải. Tránh dùng các chất tẩy mạnh hoặc chất tẩy có chứa hóa chất mạnh, vì chúng có thể làm giảm tuổi thọ của vải Jersey.
-
Cách giặt riêng cho từng loại vải: Tách riêng vải Jersey màu sáng và tối để tránh phai màu. Nên giặt riêng các sản phẩm làm từ vải single Jersey để hạn chế bị dính lông hoặc xơ từ những loại vải khác.
-
Cách sử dụng máy giặt: Khi giặt bằng máy, nên đặt máy ở chế độ giặt nhẹ nhàng và sử dụng túi giặt để tránh ma sát quá mức, giúp bảo vệ bề mặt vải. Hạn chế vắt mạnh, thay vào đó chỉ nên vắt nhẹ để vải không bị co giãn hoặc biến dạng.
Hướng dẫn chăm sóc vải Jersey đúng cách
Phơi và bảo quản đúng cách
-
Cách phơi: Phơi vải Jersey ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để tránh làm phai màu và giảm độ bền của vải. Nên phơi vải theo chiều ngang để giữ nguyên hình dáng ban đầu của áo, tránh treo vì dễ làm chảy nhão chất liệu.
-
Cách gấp: Khi cất giữ, gấp gọn áo thay vì treo để giữ dáng vải tốt hơn, đặc biệt là với các sản phẩm từ vải single Jersey mỏng nhẹ.
-
Nơi bảo quản: Bảo quản trong tủ khô ráo, thoáng khí để tránh ẩm mốc. Tránh đặt vải Jersey ở nơi có độ ẩm cao, vì vải dễ bị ẩm và bám mùi.
-
Cách bảo quản để giữ màu sắc: Hạn chế giặt quá thường xuyên và luôn sử dụng chất giặt giữ màu để bảo vệ độ tươi sáng của vải. Nếu cần thiết, có thể sử dụng sản phẩm bảo quản màu dành riêng cho vải dệt kim như Jersey.
Các câu hỏi thường gặp (FAQs)
Làm sao để phân biệt vải Jersey thật giả?
Nhìn và cảm nhận bề mặt: Vải Jersey thật thường có một mặt mịn và một mặt thô nhẹ, mềm mại, thoáng khí và co giãn tốt. Nếu vải không có những đặc tính này hoặc có mùi hóa chất mạnh, có thể đó là sản phẩm giả.
Vải Jersey có dễ giặt ủi không?
Có. Vải Jersey dễ giặt và có khả năng chống nhăn tốt. Tuy nhiên, để bảo quản tốt nhất, nên giặt nhẹ nhàng và ủi ở nhiệt độ thấp hoặc dùng bàn ủi hơi nước.
Các câu hỏi thường gặp
Vải Jersey có bền không?
Rất bền, đặc biệt khi được làm từ sợi bông hoặc pha trộn với các loại sợi tổng hợp khác. Tuy nhiên, độ bền cũng phụ thuộc vào cách bảo quản và chăm sóc của người sử dụng.
Lời kết
Vậy là qua bài viết của Coolmate về chất liệu vải Jersey, các bạn hẳn đã biết được vải jersey là gì và lý do tại sao loại vải này lại trở nên phổ biến và thông dụng đến như thế rồi nhỉ?
Nếu như bạn yêu thích bài chia sẻ về vải jersey - loại vải xuất hiện ở khắp nơi trong đời sống hàng ngày của các bạn thì đừng chần chừ mà hãy chia sẻ với Coolmate ngay nhé! Và đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật xu hướng thời trang và biết thêm những thông tin thú vị về đời sống.
Coolmate – Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới