Vải len là gì? Tổng hợp tất cả thông tin cần biết về vải len

Vải len là chất liệu từ lông động vật như cừu, dê, mềm mại, co giãn tốt, giữ nhiệt vượt trội. Khả năng thấm hút và giữ ấm của len giúp tạo sự thoải mái, lý tưởng cho mùa lạnh.

Ngày đăng: 06.11.2024, lúc 00:47 5.695 lượt xem

Bạn có biết rằng một chiếc áo len không chỉ mang lại cảm giác ấm áp và mềm mại, mà còn vô cùng bền bỉ không? Bí mật nằm ở chất liệu len – một loại sợi tự nhiên không chỉ có khả năng giữ ấm mà còn có độ bền đáng kinh ngạc.

Theo các nghiên cứu, một chiếc áo len có thể được mặc tới 400 lần trong suốt vòng đời của nó, và trung bình có thể bảo quản được hơn 14 năm trong tủ đồ của người tiêu dùng. Điều này cho thấy len không chỉ mang lại giá trị sử dụng lâu dài mà còn là lựa chọn lý tưởng cho lối sống bền vững và tiết kiệm đấy!

Vậy vải len là gì? Chúng có những nguồn gốc, đặc điểm và ứng dụng như thế nào? Cùng Coolmate khám phá những thông tin bổ ích ngay tại bài viết dưới đây nhé!

Những bật mí thú vị về vải len

Những bật mí thú vị về vải len

Vải len là gì?

1. Khái niệm vải len

Từ "len" có nguồn gốc từ từ "laine" trong tiếng Pháp, dùng để chỉ loại vải được chế tạo từ lông của động vật như dê, lạc đà, thỏ,... Mặc dù len thường gắn liền với lông cừu, nhưng thực tế cho thấy vải len có thể được sản xuất từ lông của nhiều loại động vật khác nhau. Để tạo ra vải len, người ta thường dùng dụng cụ quay các sợi lông lại với nhau hay bện lại thành một liên kết sợi. Quá trình này không chỉ đảm bảo chất lượng của sản phẩm mà còn tạo ra sự đa dạng về các loại len.

Len được biết đến với khả năng giữ nhiệt, thoáng khí và độ bền cao
Len được biết đến với khả năng giữ nhiệt, thoáng khí và độ bền cao

 Nguồn tham khảo: Wikipedia

2. Nguồn gốc của vải len

Len được nhiều nhà khoa học cho là đã xuất hiện từ thời đồ đá mới khi con người săn thú lấy thịt để ăn, dùng lông để giữ ấm. Người Babylon vào năm 4000 TCN đã sử dụng quần áo len.

Nghề sản xuất len bắt đầu khi con người thuần hóa và dùng lông của cừu

Nghề sản xuất len bắt đầu khi con người thuần hóa và dùng lông của cừu

Ngày nay, len đã trở nên phổ biến rộng rãi, không chỉ trong trang phục mùa đông mà còn xuất hiện trong các sản phẩm nội thất như chăn, thảm và phụ kiện thời trang. Sự phát triển của công nghệ sản xuất hiện đại và xu hướng tiêu dùng bền vững đã giúp len tiếp tục khẳng định vị thế của mình trên thị trường toàn cầu.

>>>Tham khảo ngay một số sản phẩm đồ thu đông cực hot đến từ nhà Coolmate

Màu sắc:
Kích thước:

Màu sắc:
Kích thước:

Áo Hoodie Essential

-50% 499.000đ 250.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả
Màu sắc:
Kích thước:

3. Quy trình sản xuất vải len

1. Bước 1: Thu hoạch lông

Để sản xuất được vải len, trước hết phải thu hoạch lông từ những con vật có thể lấy lông như cừu, dê, thỏ….

 

Lông được rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất

Lông được lấy từ những con vật có thể lấy lông như cừu, dê, thỏ

2. Bước 2: Làm sạch lông

Lông sau khi được lấy từ những con thú sẽ được cho đi làm sạch. Len thô sẽ có chất nhờn lanolin, chất nhờn này sẽ được làm sạch bằng các chất xúc tác hóa học. Sau đó sẽ phân loại theo từng kiên.

3. Bước 3: Chải thô và kéo sợi

Sau khi đã được phân loại, len sẽ được chải thô. Quá trình này sẽ giúp cho sợi len được dài ra. Những sợi len dài này tiếp tục được kéo thành sợi.

Lông được chải thô để tách bỏ các sợi cứng và tạo thành các sợi nhỏ hơn

Lông được chải thô để tách bỏ các sợi cứng và tạo thành các sợi nhỏ hơn

4. Bước 4: Dệt vải

Sợi len lúc này sẽ được đem đi dệt thành nhiều sản phẩm khác nhau, tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà người chế tạo đang hướng đến.

Sợi len được dệt thành vải tùy theo nhu cầu

 Sợi len được dệt thành vải tùy theo nhu cầu

Đặc điểm của vải len

1. Ưu điểm

Những ưu điểm vượt trội của vải len

Những ưu điểm vượt trội của vải len

  • Giữ ấm tốt: ưu điểm lớn nhất mà khiến người sử dụng luôn nhớ đến vải len đó là khả năng giữ ấm cực kì tốt. Chính vì vậy, vải len thường được dùng để làm trang phục vào mùa đông.
  • Vải len rất mềm mịn: Do nguồn gốc từ các loại lông cừu nên len có độ mềm mịn cao, mặc vào sẽ cảm thấy rất thoải mái, không bị cọ xát hay dính người quá nhiều, không gây rát cho cơ thể.
  • Khả năng chống cháy tốt: Thường thì len đều có khả năng chống cháy, tùy vào các loại len có mức độ chống cháy cao, thấp khác nhau. Đây là một khả năng khá đặc biệt mà ít loại vải nào có được.
  • Thân thiện với môi trường: Là loại vải có nguồn gốc từ thiên nhiên nên không gây ra những tác động xấu cho môi trường.

2. Nhược điểm

 

Những nhược điểm về loại vải len này

Những nhược điểm về loại vải len này

  • Lâu khô: Len có khả năng hút ẩm cao đồng nghĩa với việc vải len khi thấm nước sẽ lâu khô hơn. Có nhiều loại áo khoác len sau khi giặt phải mất 3 đến 4 ngày mới khô hoàn toàn được.
  • Dễ ẩm mốc: Vải len nếu để ở những nơi ẩm ướt hay những nơi có độ ẩm cao lâu ngày sẽ dễ sinh nấm mốc.
  • Sợi len bị xước: Những đồ dùng bằng vải len khi không may bị vướng vào một vật nhọn sẽ làm cho sợi len bị xước ra và cũng có thể làm những sợi len khác bị tuột theo.
  • Trọng lượng vải nặng: Những đồ dùng bằng vải len thường rất khó khăn khi vệ sinh. Bởi khi nhúng nước, vải len sẽ hút nước nhiều và làm trọng lượng của vải tăng lên gấp nhiều lần, gây khó khăn cho việc giặt giũ.
  • Xù lông: Vải len giặt nhiều hoặc giặt không đúng cách sẽ rất dễ bị xù lông, làm mất đi tuổi thọ cũng như tính thẩm mỹ của sản phẩm.

3. So sánh Ưu - Nhược điểm của Len với một số loại vải

Loại Vải Ưu Điểm Nhược Điểm
Len

- Giữ ấm tốt, thích hợp cho thời tiết lạnh.
- Tính đàn hồi, không bị nhăn nhiều.
- Độ bền cao và dễ chăm sóc.

- Dễ bị hư hỏng khi gặp môi trường kiềm.
- Dễ bị ám mùi trong thời gian dài.
- Vải len có thể bị xù lông sau một thời gian sử dụng.

Lông

- Chất vải mềm mại, nhẹ nhàng.

- Giữ ấm tốt

- Thoáng mát, phù hợp với mùa hè.

- Khó vệ sinh

- Dễ rách và hư hỏng.

- Giá thành cao

- Có thể gây dị ứng

Nhung - Bề mặt mềm mịn, sáng bóng.
- Có độ bền cao và bắt sáng tốt
- Dễ bị bẩn và khó vệ sinh.
- Có thể bị rạn nứt hoặc xù lông.
- Không phù hợp với thời tiết nóng.
Nỉ

- Giữ ấm tốt.

- Mềm mại, thoải mái.

- Giữ màu tốt.

- Giá phải chăng

- Dễ bám bụi và lông.

- Thấm hút kém.

- Trọng lượng nặng

- Có thể bị co rút hoặc mất dáng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao

Jeans - Không bị co nhăn khi mặc và giặt ủi.
- Thoáng khí và giữ nhiệt hiệu quả.
- Khả năng co giãn kém.
- Dễ bị bay màu theo thời gian.
Dạ

- Giữ ẩm tốt.
- Bền bỉ và dày dặn.
- Chống nhăn tốt.

- Cảm giác nặng khi mặc.
- Giặt giũ và bảo quản khó khăn.
-Thấm hút kém.

- Dễ bị xù lông

- Giá thành cao

 

 >>> Xem thêm: Len mongtoghi là gì? Tìm hiểu chất liệu mongtoghi lý tưởng cho mùa thu

Phân loại len thường gặp

1. Len lông cừu thường

Len lông cừu là một loại len tự nhiên được lấy trực tiếp từ những chú cừu đã thay lông một lần, chất liệu này có độ mềm mại và đàn hồi cao, khả năng giữ ấm tốt và độ bền cao theo thời gian.

2. Len Cashmere

Sợi len cashmere vô cùng khan hiếm, được lấy từ lông của loài dê cashmere sống ở Kashmir, một vùng cao ở Himalaya. Đây cũng là loại len siêu nhẹ, đồng thời cũng là loại len có giá thành đắt nhất.

 Sự khác nhau giữa vải len và vải cashmere

 

 Sự khác nhau giữa vải len và vải cashmere

3. Len Alpaca

Alpaca là một loài động vật thuộc họ lạc đà Nam Mỹ, lông của nó khá giống với lông cừu nhưng nhẹ và mềm hơn. Len Alpaca có khả năng giữ nhiệt tốt, mềm mại và có tính bền bỉ cao.

Sự khác nhau giữa vải len và vải alpaca

 Sự khác nhau giữa vải len và vải alpaca

4. Len cotton

Chất liệu cotton cũng mang nhiều ưu điểm của vải len như giữ ấm, cách nhiệt, cách điện, hút ẩm,... Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi chúng được lựa chọn để tạo ra sản phẩm này. Hơn thế nữa, chúng không gây mẩn ngứa cho da so với vải len làm từ lông động vật đối với những người có làn da nhạy cảm.

 Sự khác nhau giữa vải len và vải cotton

 Sự khác nhau giữa vải len và vải cotton

5. Len Virgin

Len Virgin là loại len tự nhiên hoàn toàn chưa qua xử lý hóa học, được lấy từ lần cạo lông đầu tiên của cừu non. Đây là loại len có độ mềm mại và mịn màng nhất, giữ nhiệt tốt, phù hợp cho các sản phẩm cao cấp vì có chất lượng và độ tinh khiết cao.

 Sự khác nhau giữa vải len và vải virgin

 Sự khác nhau giữa vải len và vải virgin

6. Len Merino

Được sản xuất từ lông của cừu Merino, một giống cừu đặc biệt nổi tiếng với chất lượng len mềm mại và khả năng cách nhiệt vượt trội. Len Merino nhẹ và không gây ngứa, là lựa chọn phổ biến cho các sản phẩm may mặc thể thao và thời trang cao cấp, đặc biệt phù hợp với làn da nhạy cảm.

Sự khác nhau giữa vải len và vải merino

Sự khác nhau giữa vải len và vải merino

7. Len Angora

Là loại len đắt tiền nổi tiếng về độ mềm, sợi mỏng và bông. Tuy nhiên, loại len này có nhược điểm là không bền như các loại len khác và dễ bị rụng lông. Nó thường được pha trộn với các loại sợi khác để tăng độ bền và giữ nhiệt.

Sự khác nhau giữa vải len và vải angora

Sự khác nhau giữa vải len và vải angora

8. Len Mohair

Len Mohair đến từ lông của dê Angora, loài dê này nuôi tương tự như cừu, nhưng ở quy mô nhỏ hơn nhiều. Vậy nên len Mohair đắt hơn một chút so với các loại len từ lông cừu, có độ bóng và mượt cao, mang lại vẻ ngoài lấp lánh cho các sản phẩm.

 Sự khác nhau giữa vải len và vải mohair

 Sự khác nhau giữa vải len và vải mohair

9. Len Shetland

Len Shetland là loại len khá dày và cứng cáp, thường có sợi lông dài, rất bền. Khi được sản xuất, một số lanolin vẫn còn trong sợi len. Điều này tạo nên một lớp phủ bảo vệ giúp sợi len chống thấm nước, rất phù hợp cho các sản phẩm len đan dệt truyền thống và sản phẩm may mặc ngoài trời.

Sự khác nhau giữa vải len và vải shetland

Sự khác nhau giữa vải len vải shetland.

Cách nhận biết vải len

  • Quan sát bằng mắt thường: Vải len thường có các sợi lông nhỏ, mềm mại và tự nhiên. Bề mặt vải có thể trông hơi xù xì nhưng đều đặn, tạo nên cảm giác ấm áp. Màu sắc của len thật thường cũng có độ trầm và ấm hơn so với các chất liệu khác.

  • Sờ và cảm nhận: Khi chạm vào vải len thật, bạn sẽ cảm thấy bề mặt mềm, có độ ấm và đôi khi hơi xù xì. Len tự nhiên có độ đàn hồi và co giãn nhất định, tạo cảm giác dễ chịu khi sờ. Khác với các loại sợi tổng hợp, vải len thường không gây cảm giác lạnh khi chạm vào, đặc biệt là khi trời lạnh.

  • Thử nghiệm: Một cách nhận biết đơn giản là đốt thử một sợi nhỏ của vải. Len thật khi đốt sẽ có mùi giống tóc cháy và để lại tro mịn, dễ bóp vụn. Ngược lại, sợi tổng hợp sẽ có mùi khét như nhựa cháy và tạo thành cục cứng. Tuy nhiên, hãy lưu ý thực hiện thử nghiệm này ở nơi an toàn và cẩn thận.

  • Đọc nhãn mác: Trên nhãn mác của sản phẩm, nhà sản xuất thường ghi rõ thành phần vải giúp bạn xác định thành phần và tỷ lệ len trong sản phẩm. Một số nhãn còn cung cấp các thông tin quan trọng về cách bảo quản, nguồn gốc, và các yếu tố cần lưu ý để đảm bảo độ bền và chất lượng vải, giúp bạn yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm.

Trên nhãn mác thường ghi rõ các lưu ý cần thiết

Trên nhãn mác thường ghi rõ các lưu ý cần thiết

Ứng dụng của len trong cuộc sống

1. Trong may mặc

  • May khăn quàng cổ: Vải len cao cấp thường được sử dụng để may khăn quàng cổ giữ ấm, mang lại sự mềm mại và phong cách thời trang, giúp người mặc tự tin trong những ngày đông lạnh giá.

Thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng và màu sắc

Thiết kế đa dạng với nhiều kiểu dáng và màu sắc

  • May mũ thời trang: Vải len co giãn tốt, bền và đẹp, là chất liệu lý tưởng để sản xuất các mẫu mũ thời trang, tạo điểm nhấn cho phong cách cá nhân khi dạo phố hay làm việc.

Mũ len che chắn đầu khỏi thời tiết lạnh giá

Mũ len che chắn đầu khỏi thời tiết lạnh giá

Mũ Len 84RISING Beanie

184.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả

  • May áo len: Vải len giúp giữ nhiệt và thoải mái cho người mặc, là lựa chọn hoàn hảo cho áo len mùa đông, mang đến sự ấm áp và phong cách cho những ngày lạnh.

Áo len ấm áp, thoải mái và thời trang

Áo len ấm áp, thoải mái và thời trang

  • Ngoài ra: Vải len còn được sử dụng để may các sản phẩm phụ kiện khác như găng tay, tất, và nhiều dòng sản phẩm cao cấp khác, mang lại vẻ đẹp tinh tế và khả năng giữ ấm vượt trội cho bạn.

Không còn sợ lạnh với găng tay làm bằng vải len

Không còn sợ lạnh với găng tay làm bằng vải len

2. Trong thiết kế nội thất

Ngoài ra, vải len còn được dùng làm đồ trang trí nội thất như thảm trải sàn, gối tựa lưng, chăn, vỏ gối ... Do có khả năng cách điện, chống cháy tốt nên chất liệu này rất thích hợp để sản xuất đồ trang trí nội thất.

Mang lại sự ấm áp và thêm phần sang trọng

Mang lại sự ấm áp và thêm phần sang trọng cho không gian sống

3. Làm đồ handmade

Đồ handmade là những món đồ được làm thủ công từ những nguyên liệu có sẵn, sử dụng sự tỉ mỉ và khéo léo của nhà sản xuất để tạo ra những món đồ đẹp và độc đáo. Vải len còn có thể dùng để làm một số đồ thủ công như gấu bông, bông tai, móc chìa khóa… Những sản phẩm này rất thích hợp để làm phụ kiện trang trí hoặc làm quà tặng.

Mang lại cảm giác gần gũi và độc đáo, phù hợp với sở thích cá nhân

Mang lại cảm giác gần gũi và độc đáo, phù hợp với sở thích cá nhân. Nguồn: Internet

Cách bảo quản và vệ sinh vải len

1. Giặt đồ len bằng tay

Nhẹ nhàng vò nhẹ và xả lại bằng nước sạch

 

Nhẹ nhàng vò nhẹ và xả lại bằng nước sạch. Nguồn: Internet

  • Trước khi giặt, bạn dùng gậy đập loại bỏ bớt bụi bám trên quần áo len, rồi cho chúng vào ngâm với nước lạnh khoảng 20 – 25 phút.
  • Vò nhẹ trong nước lạnh và vắt ráo nước, cho vào nước đã được hòa tan bột giặt hoặc nước giặt.
  • Khuấy đều tay và vò nhẹ sao cho bụi bẩn được tẩy sạch, vắt ráo nước. Hòa 1 ly giấm hoặc nước cốt chanh vào nước lạnh, tiếp tục cho đồ len vào giặt sạch.
  • Giấm và chanh sẽ giúp trung hòa chất giặt tẩy còn sót lại trên sợ vải.
  • Sau khi giặt xong bạn nên vắt ráo nước cho vào túi lưới, treo nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.

2. Giặt đồ len bằng máy

Chọn chế độ giặt nhẹ và sử dụng túi giặt để bảo vệ sợi

Chọn chế độ giặt nhẹ và sử dụng túi giặt để bảo vệ sợi. Nguồn: Internet

  • Với đồ len bạn nên hạn chế giặt bằng máy, tuy nhiên hiện nay có khá nhiều loại len giặt được bằng máy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để biết sản phẩm len nào có thể giặt bằng máy.
  • Với giặt máy bạn nên dùng nước ấm ở nhiệt độ từ 60 – 70 độ, như vậy đồ len của bạn sẽ không bị giãn.
  • Tuyệt đối không được giặt đồ len ở chế độ thường nếu máy của bạn không có chế độ giặt cho đồ len, bạn có thể sử dụng chế độ giặt nhẹ và cho đồ len vào túi giặt, như vậy sẽ giảm bớt áp lực lên sợi vải, tránh bị giãn, chảy đồ.

3. Cách phơi đồ len đúng cách

Phơi đồ len bằng móc khi còn ẩm ướt thì rất dễ làm giãn, mất dáng của trang phục, dễ gây hư hỏng. Vì vậy, bạn có thể chọn cho mình một trong những cách phơi đồ len sau:

Phơi đồ len nằm ngang trên bề mặt phẳng để tránh việc kéo dãn hoặc biến dạng

Phơi đồ len nằm ngang trên bề mặt phẳng để tránh việc kéo dãn hoặc biến dạng. Nguồn: Internet

  • Chọn một mặt phẳng sạch, khô thoáng, trải đồ len của bạn lên hong khô, như vậy bạn sẽ chẳng lo đồ của bạn bị giãn do sức nặng của nước.
  • Chỉ sử dụng dây phơi. Thay vì móc, bạn chỉ cần cuộn đồ len bên trong một chiếc khăn và vắt chúng ngang qua dây phơi.

Một số câu hỏi thường gặp

Vải len có phù hợp với người có da nhạy cảm không?

Vải len tự nhiên thường không gây kích ứng da, thậm chí còn được coi là chất liệu phù hợp với người có làn da nhạy cảm. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với len, đặc biệt là len từ cừu. Để đảm bảo an toàn, người có da nhạy cảm nên thử một miếng vải len nhỏ lên da trước khi mặc cả một sản phẩm làm từ len.

Có thể mặc đồ len vào mùa hè không?

Vải len có đặc tính thoáng khí, nên có thể mặc đồ len vào mùa hè miễn là chọn đúng loại vải len. Len mỏng và nhẹ, như len Merino hoặc len pha, là lựa chọn lý tưởng cho trang phục mùa hè. Những loại vải len này giúp thoáng khí và thấm hút mồ hôi, giúp người mặc mát mẻ và thoải mái.

Áo len phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết

Áo len phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết. Nguồn: Internet

Làm sao để biết chất lượng của vải len?

Để biết chất lượng của vải len, bạn có thể kiểm tra các yếu tố sau: độ mềm mại của sợi (len cao cấp thường mềm mại hơn), độ co giãn (len chất lượng cao giữ được hình dạng tốt sau khi giặt), và độ mịn của bề mặt (sợi len không có bụi hoặc xơ thừa). Ngoài ra, hãy chú ý đến nhãn mác để xác định nguồn gốc và thành phần của vải len.

Len có gây dị ứng không?

Len tự nhiên thường không gây dị ứng. Tuy nhiên, một số người có thể bị dị ứng với lanolin, một loại dầu tự nhiên có trong len. Nếu bạn bị dị ứng với lanolin, bạn nên tránh mặc đồ len hoặc chọn những sản phẩm len đã được xử lý để loại bỏ lanolin.

Lời kết

Vải len, từ quá khứ đến hiện tại, vẫn giữ vững vị thế là một chất liệu hoàn hảo cho cả mùa đông và mùa hè. Với những ưu điểm vượt trội như giữ nhiệt, thoáng khí và bền bỉ, vải len xứng đáng là sự lựa chọn hàng đầu cho những ai tìm kiếm sự thoải mái, phong cách và chất lượng. Đừng quên theo dõi CoolBlog hoặc ghé website Coolmate để tham khảo những sản phẩm bán chạy phù hợp với mình nhất nhé!

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn