Vải Microfiber là gì? A đến Z đầy đủ về vải Microfiber

Vải microfiber là chất liệu không quá xa lạ trong ngành thời trang may mặc tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ đặc điểm về vải sợi microfiber này. Cùng Coolmate tìm hiểu vải microfiber là gì và những ứng dụng qua bài viết dưới đây nhé!

Ngày đăng: 18.10.2024, lúc 13:55 5.403 lượt xem

Trong thế giới thời trang may mặc, vải microfiber đang ngày càng trở nên phổ biến nhờ vào các ưu điểm vượt trội như độ bền, khả năng thấm hút, và độ mềm mại. Vậy cụ thể thì vải microfiber là gì và có những ứng dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày. Hãy cùng Coolmate điểm qua những thông tin thú vị về vải sợi microfiber này nhé! 

Đôi nét về vải microfiber

Vải microfiber là gì?

Microfiber là một loại vải được tạo thành từ những sợi siêu mỏng, với đường kính chỉ từ 1 đến 10 micromet, tức là bé hơn rất nhiều so với đường kính của một sợi tóc (khoảng 50-100 micromet). Chính vì kích thước siêu nhỏ này, vải microfiber có khả năng thấm hút nước và bụi bẩn rất tốt. Vải microfiber cũng nhẹ và mềm mại, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Vải microfiber là gì?

Vải sợi microfiber được hình thành và cấu tạo từ nhiều chất liệu khác nhau như Carbonhydrate thực vật, sợi Cellulose

Thành phần chính của vải microfiber thường là polyester và polyamide (nylon), những chất liệu tổng hợp có tính bền và dẻo dai. Tuy nhiên, cũng có những loại vải microfiber được pha trộn với các chất liệu tự nhiên như cellulose và carbohydrate, giúp tăng cường khả năng hấp thụ và tính thân thiện với môi trường.

Thành phần của vải microfiber

Như đã nói ở phần trước, vải microfiber được cấu tạo từ 2 thành phần chính là polyester và polyamide. Trong đó, polyester chiếm tỷ lệ cao hơn với 80% và polyamide chiếm tỷ lệ thấp hơn với 20%.

Tỷ lệ của hai thành phần cũng có thể thay đổi phụ thuộc vào đơn vị sản xuất hoặc nhu cầu sử dụng sản phẩm của người dùng. Tuy nhiên, dù điều chỉnh thế nào, tỷ lệ polyester vẫn chiếm tối thiểu 70% trong kết cấu của microfiber.

Thành phần của vải microfiber

Tùy thuộc vào thành phần pha trộn mà chất liệu microfiber sẽ có sự khác biệt nhất định 

Nếu tỷ lệ polyester nhiều hơn thì vải microfiber sẽ có độ bền cao hơn, nhưng lại khá cứng và có khả năng hấp thụ kém hơn. Ngược lại, nếu tỷ lệ polyamide nhiều hơn thì sẽ có độ mềm dẻo và khả năng hấp thụ tốt nhưng kém bền hơn.

Lịch sự hình thành và phát triển của microfiber

Nói về lịch sự ra đời và phát triển của vải sợi microfiber, chúng ta sẽ nhắc tới những dấu mốc đầu tiên mà người ta tìm thấy chất liệu này. Năm 1950, vải microfiber lần đầu được sản xuất với việc áp dụng kỹ thuật nóng chảy. Nhưng vào thời điểm lúc bấy giờ loại vải này chưa được biết đến và sự dụng rộng rãi.

Mãi cho đến những năm 1960, nhà khoa học tại Toray Industries (Nhật Bản) phát triển hơn loại vải này từ đó tạo tiền đề cho mọi người bắt đầu tò mò microfiber là gì. Sau đó, microfiber trở thành làn gió mới và được sử dụng nhiều hơn trong các xưởng ngành công nghiệp dệt may. Năm 1990, vải microfiber chính thức được công bố tại Thụy Điển và lan rộng khắp các vùng Châu Âu.

Lịch sự hình thành và phát triển của microfiber

Microfiber tiếp tục trở nên phổ biến ở Châu Á và Châu Âu trong suốt những năm 1990

Vào đầu những năm 2000, chất liệu này cũng được sử dụng rộng rãu ở Bắc Mỹ và trên khắp thế giới. Do tính chất làm sạch độc đáo mà vải microfiber đã trở thành một loại dệt chính cho khăn tắm, khăn bếp, … Và thời trang cũng không thể thiếu trong ứng dụng của vải sợi microfiber.

Vải microfiber được sản xuất ở đâu?

Trung Quốc là trung tâm sản xuất vải microfiber lớn nhất thế giới. Đứng thứ hai trong danh sách là Mỹ với lượng cung cấp ra thị trường không kém cạnh. Do đó, phần lớn các sản phẩm microfiber hiện nay có nguồn gốc từ Trung Quốc với Mỹ. Và Liên minh Châu Âu (EU) cũng là những nhà sản xuất quan trọng.

Màu sắc:
Kích thước Quần:

Các loại vải microfiber thường thấy trên thị trường

Flat-weave microfiber (Vải microfiber dệt phẳng)

Microfiber dệt phẳng là một trong những chất liệu microfiber bền nhất hiện nay. Và như đã nói, bền đồng nghĩa với việc khả năng hấp thụ kém. Nhưng đây vẫn là loại vải được ưa chuộng nhất trong sản xuất quần áo hay phụ kiện.

Split-weave microfiber (Vải microfiber dệt tách)

Do trong quá trình sản xuất được phân tách nên loại vải microfiber này có vô số vòng nhỏ trên bề mặt. Trong khi microfiber dệt phẳng mềm mịn thì microfiber dệt tách lại bám vào da khi bạn chạm vào. 

Vải microfiber dệt tách - loại vải thú vị và khác biệt của chất liệu này trên thị trường thời trang

Vải microfiber dệt tách - loại vải thú vị và khác biệt của chất liệu này trên thị trường thời trang

Micromodal

Micromodal là loại vải được làm từ 100% polyamide. Vậy nên, khi chạm vào chất liệu này, bạn sẽ cảm thấy bề mặt mềm mại hơn so với microfiber từ polyester và polyamide. Tuy nhiên, nhược điểm của micromodal là dễ bị giãn trong quá trình sử dụng và độ bền kém hơn.

Ultrasuede

Là một trong những chất liệu microfiber đầu tiên được phát triển, Ultrasuede là đối thủ cạnh tranh của vải da lộn. Các sợi siêu âm thường có phần rộng hơn các sợi được sử dụng trong các loại vải microfiber khác. Tuy vậy, Ultrasuede có đường kính dưới 1 nên đây vẫn được coi là một loại vải microfiber.

Vải Ultrasuede có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng chống thấm nước, chống tia cực tím, và dễ vệ sinh

Vải Ultrasuede có nhiều ưu điểm, bao gồm khả năng chống thấm nước, chống tia cực tím, và dễ vệ sinh

Prolen

Prolen là loại vải microfiber đã được đăng ký nhãn hiệu chỉ bao gồm polypropylen. Kết cấu của chất liệu này có thể có độ đàn hồi cao hoặc thấp và nó mềm hơn so với các loại vải microiber polyester-polyamide.

Terry microfiber

Terry microfiber được ứng dụng trong sản xuất khăn tắm hiện nay. Có thể nói đây là nguyên liệu phổ biến nhất để làm các loại khăn tắm bởi sự mềm mại với làn da.

Waffle weave microfiber

Waffle weave microfiber có kết cấu giống như hình dáng của một chiếc bánh waffle (giống như lưới). Vì vậy, chất liệu này phù hợp nhất để làm sạch thủy tinh. Kiểu kết cấu này làm giảm sự tiếp xúc bề mặt và mang lại sự trơ trượt, giảm ma sát.

Waffle Weave Microfiber có cấu trúc giống như hình dáng của một chiếc bánh waffle do hiệu ứng của các ô lưới đan xen với nhau

Waffle Weave Microfiber có cấu trúc giống như hình dáng của một chiếc bánh waffle do hiệu ứng của các ô lưới đan xen với nhau

Đặc điểm của vải microfiber

Mỗi loại vải đều mang những đặc điểm riêng mà với những đặc điểm đó để phân loại và ứng dụng trong những lĩnh vực khác nhau. Vậy đặc điểm của vải microfiber là gì?

Ưu điểm của vải sợi microfiber

Vải microfiber sở hữu nhiều đặc điểm nổi bật khiến nó trở thành sự lựa chọn ưa chuộng trong nhiều lĩnh vực, từ may mặc đến vệ sinh, làm sạch, hay gia dụng. Dưới đây là một số ưu điểm chính:

Khả năng thấm hút vượt trội: Vải microfiber có khả năng thấm hút cao gấp nhiều lần trọng lượng của chính nó, giúp người sử dụng luôn cảm thấy khô ráo và thoải mái. Điều này đặc biệt hữu ích trong các sản phẩm như khăn tắm, áo thun thể thao, hay chăn ga gối đệm.

Khả năng bắt bụi và vi khuẩn: Với cấu trúc sợi siêu nhỏ, vải microfiber có khả năng bắt bụi và vi khuẩn hiệu quả, khiến nó trở thành chất liệu lý tưởng cho các sản phẩm làm sạch như khăn lau và các dụng cụ vệ sinh.

Vải sợi microfiber có khả năng bắt bụi hiệu quả

Vải sợi microfiber có khả năng bắt bụi hiệu quả

Độ bền cao: Vải microfiber rất bền bỉ, có khả năng chịu được mài mòn và không dễ bị rách hay sờn sau thời gian dài sử dụng. Điều này làm cho nó trở thành lựa chọn lâu dài cho cả quần áo và các sản phẩm gia dụng.

Giữ form tốt: Vải microfiber ít bị nhăn, không cần phải ủi nhiều, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc bảo quản trang phục.

Vải sợi microfiber có khả năng giữ form rất tốt và không bị phẳng đi ngay sau khi giặt

Vải sợi microfiber có khả năng giữ form rất tốt và không bị phẳng đi ngay sau khi giặt

Dễ bảo quản và vệ sinh: Microfiber có khả năng giữ màu tốt và ít bị phai khi giặt. Nó cũng nhanh khô và dễ dàng làm sạch mà không mất đi các đặc tính vốn có.

Nhược điểm của vải sợi microfiber

Mặc dù vải microfiber có rất nhiều ưu điểm, nhưng cũng không thiếu những nhược điểm cần lưu ý:

  • Dễ hút bụi và lông vật nuôi: Mặc dù microfiber có thể hút bụi và vi khuẩn hiệu quả, nhưng cũng chính vì cấu trúc sợi nhỏ này mà vải có thể dễ dàng thu hút bụi, lông thú cưng hoặc các hạt nhỏ, tạo cảm giác không sạch sẽ sau một thời gian sử dụng.
  • Khó giặt sạch: Nếu không vệ sinh đúng cách, vải microfiber có thể bị bẩn và khó tẩy sạch, đặc biệt là khi vết bẩn dính lâu. Ngoài ra, một số loại microfiber có thể bị mòn sợi nếu giặt quá nhiều lần hoặc sử dụng chất tẩy rửa mạnh.
  • Khả năng thấm hút kém: Vải microfiber có độ bền cao bởi các sợi vải liên kết với nhau chặt chẽ nhưng đây cũng là hạn chế do khả năng thấm hút kém hơn vải cotton. 

Khả năng thấm hút của vải microfiber không tốt nên chúng không được ưa chuộng vào mùa hè

Khả năng thấm hút của vải microfiber không tốt nên chúng không được ưa chuộng vào mùa hè

Ứng dụng của vải Microfiber trong đời sống

Ứng dụng của vải Microfiber trong may mặc

Một trong những ứng dụng phổ biến của microfiber chính là thời trang may mặc. Với đặc tính khác biệt so với vải cotton, vải microfiber thương được dùng để sản xuất các loại quần áo thể thao như trang phục dành cho các vận động viên đạp xe, trang phục chạy bộ… Hay áo quần dành cho những người thường xuyên hoạt động dưới nước như áo tắm, áo choàng, quần áo bơi, …

Vải microfiber thương được dùng để sản xuất các loại quần áo thể thao

Vải microfiber thương được dùng để sản xuất các loại quần áo thể thao

Ngoài ứng dụng để may quần áo thể thao, chất liệu vải microfiber cũng có thể kết hợp cùng da để tạo ra những loại phụ kiện dùng trong sinh hoạt hàng ngày như balo, túi xách, ví, giày dep hay vỏ điện thoại di động…

Ứng dụng trong phụ kiện

Trong việc sản xuất phụ kiện, vải microfiber cũng được sử dụng để sản xuất các loại phụ kiện như: giày dép, balo, ví… Những sản phẩm được làm từ chất liệu này đều là các dòng sản phẩm cao cấp.

Ứng dụng của vải microfiber làm phụ kiện cao cấp

Ứng dụng của vải microfiber làm phụ kiện cao cấp

Chúng đều có đặc trưng là nhanh khô, thân thiện với môi trường. Bởi vậy nên nhiều hãng thời trang cũng ưu tiên chất liệu vải này nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho đơn vị của mình.

Ứng dụng trong sản phẩm cách điện

Bởi có tác dụng hút ẩm, giữ nhiệt tốt nên vải microfiber thường được áp dụng để thay thế các vật liệu cách nhiệt. Ví dụ như: phần lông của túi ngủ hoặc một số thiết bị ngoài trời.

Làm vật cách điện, lau chùi an toàn

Làm vật cách điện, lau chùi an toàn

Với vỏ xe oto, loại vải này cũng được sử dụng với mục đích cách nhiệt, nước bằng cấu tạo là nhiều lớp mỏng ghép lại. Vải cũng được dung để làm khăn lau các bề mặt như mặt kính, màn hình thiết bị điện tử, bề mặt sơn tĩnh điện…

Đối với những người mắc các bệnh về viêm xoang, viêm mũi dị ứng thì loại vải này khá an toàn. Bạn sẽ hoàn toàn yên tâm vì nó không có xơ bụi vải trong quá trình sử dụng nên đảm bảo sức khỏe cho người dùng.

Ứng dụng trong chăn ga gối đệm

Vải microfiber mặc dù là một loại chất liệu mới nhưng lại có nhiều ứng dụng trong việc sản xuất ga gối đệm. Đó là bởi loại vải này rất thích hợp với khí hậu nóng ẩm của nước ta do khả năng thấm hút ưu việt.

Ứng dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối đệm

Ứng dụng nhiều trong sản xuất chăn ga gối đệm

Nếu thời tiết quá nóng, bạn đổ mồ hôi nhiều thì ga gối đệm làm bằng microfiber sẽ thấm hút một cách đáng kể. Bạn sẽ có một trải nghiệm tuyệt vời với những dòng sản phẩm này.

Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm chăn ga gối đệm với dòng chất liệu microfiber. Đặc biệt là những đơn vị uy tín, có kinh nghiệm lâu năm như Everon, Elyby… cũng sử dụng loại vải này để sản xuất.

Bên cạnh đó, vải microfiber cũng còn được ứng dụng để sản xuất một số vật dụng khác như làm đồ nội thất da và ghế sofa hay một số sản phẩm làm sạch chuyên nghiệp như găng tay, giẻ lau sàn...

Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải microfiber đúng cách

Dù biết rõ về vải microfiber nhưng nhiều người dùng vẫn mắc lỗi trong quá trình vệ sinh và bảo quản khiến chúng không giữ được form dáng hay đặc tính ban đầu.

Vải microfiber dễ bị bẩn và hư hỏng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách

Vải microfiber dễ bị bẩn và hư hỏng nếu không được vệ sinh và bảo quản đúng cách

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý:

  • Có thể làm sạch các sản phẩm từ vải microfiber bằng cách giặt tay hay giặt máy.
  • Khi giặt máy bạn cần phải dùng loại máy giặt có dung tích tương ứng với kích thước, trọng lượng sản phẩm và chú ý chỉ nên giặt ở nhiệt độ 30 – 40 độ C.
  • Nên sử dụng các loại bột giặt có độ pH trung tính và hòa tan bột giặt vào nước ấm trước khi giặt đồ để tránh hiện tượng vón cục trên sản phẩm.
  • Phơi đồ ở những nơi thoáng mát, ánh sáng nhẹ và có gió. Đặc biệt không nên sử dụng máy sấy để làm khô vì sẽ gây nhăn vải microfiber.

Những câu hỏi thường gặp về vải microfiber

Vải microfiber có dễ bị nhăn không?

Vải microfiber ít bị nhăn so với nhiều loại vải khác. Đây là một trong những ưu điểm nổi bật của vải microfiber. Nhờ vào cấu trúc sợi siêu nhỏ và chất liệu tổng hợp, vải microfiber không dễ bị nhăn và thường giữ được hình dáng ban đầu sau khi giặt. 

Vải Microfiber có khả năng chống nhăn rất tốt, nên bảo đảm tính thẩm mỹ

Vải Microfiber có khả năng chống nhăn rất tốt, nên bảo đảm tính thẩm mỹ

Điều này giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức trong việc ủi đồ, làm cho vải microfiber trở thành lựa chọn lý tưởng cho những người bận rộn hoặc yêu thích sự tiện lợi.

Vải microfiber có bền màu không?

Vải microfiber có khả năng giữ màu rất tốt. Chất liệu này thường ít bị phai màu khi giặt, nhờ vào cấu trúc sợi bền bỉ và khả năng chống mài mòn. 

Độ bền màu của vải microfiber cũng phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm và cách sử dụng của người dùng

Độ bền màu của vải microfiber cũng phụ thuộc vào chất lượng của sản phẩm và cách sử dụng của người dùng

Tuy nhiên, để duy trì độ bền màu của vải, bạn nên giặt microfiber với nước lạnh hoặc ấm nhẹ và tránh dùng chất tẩy rửa mạnh. Nếu được chăm sóc đúng cách, vải microfiber sẽ giữ được màu sắc tươi sáng lâu dài.

Lời kết,

Trên đây là những thông tin cơ bản về vải microfiber – một chất liệu hữu ích trong cuộc sống. Mong rằng những chia sẻ này của Coolmate sẽ giúp bạn hiểu hơn về microfiber cũng như đặc điểm và ứng dụng của nó. Đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật những xu hướng thời trang mới nhất nhé!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn