Theo khảo sát mới nhất, có tới 80% nam giới lựa chọn trang phục làm từ vải poplin cho các dịp quan trọng trong cuộc sống. Vải poplin sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội như bền đẹp, không nhăn, mềm mịn và tính thẩm mỹ cao, thích hợp với phong cách thời trang sang trọng và tinh tế. Bài viết của Coolmate dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vải poplin là vải gì, nguồn gốc, đặc điểm và những ứng dụng của chất liệu này trong cuộc sống nhé.
Vải poplin là vải gì?
Vải poplin là vải gì?
Vải poplin, hay còn gọi là tabinet, là loại vải dệt trơn với sợi dọc mịn và sợi ngang thô hơn. Thành phần cấu tạo gồm nhiều chất liệu như spandex, polyester, cotton,...
Bề mặt vải có những đường gân chạy dọc theo thớ. Sợi ngang dày hơn tạo độ dày và làm nổi bật đường gân.
Sự kết hợp hài hòa giữa sợi dày và mỏng tạo nên chất liệu chắc chắn nhưng mềm mại, không thô cứng. Tùy mục đích sử dụng, vải poplin có thể được làm từ len hoặc lụa, tạo ra bề mặt nhẵn hơn so với loại thông thường.
Bề mặt nổi rõ đường gân của vải poplin
Nguồn gốc của vải poplin đến từ đâu?
Vải poplin xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 15 tại Pháp. Tên gọi "poplin" bắt nguồn từ từ "papelaine" trong tiếng Pháp, chỉ chất liệu tương tự lụa. Được sử dụng rộng rãi hơn vào thế kỷ 20, dùng để may đầm lụa hoặc len cao cấp. Năm 1920, vải poplin chính thức vào thị trường Mỹ với tên gọi "wire cloth".
Tên gọi "poplin" hiện nay thường chỉ loại vải được cấu tạo từ polyester và cotton, đồng thời cũng chỉ phương pháp dệt đan xen sợi to, nhỏ.
Vải poplin đã xuất hiện từ rất lâu trước khi phổ biến như hiện nay
Ưu nhược điểm của vải poplin là gì?
Ưu điểm của vải poplin
Là lựa chọn tối ưu của hầu hết các nam giới sành điệu trên thế giới, vải poplin có rất nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng và trải nghiệm người dùng như:
-
Độ bền cao: Tất cả các trang phục làm từ vải poplin đều có độ bền sử dụng khá cao, kết hợp với khả năng giữ form và giữ màu hoàn hảo, đảm bảo các bạn có thể sử dụng trong thời gian dài mà không cần phải lo lắng đến chất lượng của trang phục.
-
Bề mặt mềm mại, không nhăn: Nhờ phương pháp dệt trơn, bề mặt vải poplin cực kỳ mềm mại và trơn nhẵn, tương tự với vải lụa nên được rất nhiều người yêu thích. Thêm vào đó, vải có độ mềm rủ cao, không bị nhăn khi gập hoặc vò, không tạo nếp xấu trên trang phục.
-
Tính thẩm mỹ cao: Vải poplin có khả năng bám màu cao, dễ dàng in ấn hoa văn đa dạng nên rất thích hợp với các thiết kế tinh tế, cao cấp
Vải poplin có độ bền cao, bề mặt mềm mại, không nhăn và dễ dàng in nhuộm
Nhược điểm của vải poplin
Với những ưu điểm kể trên, vải poplin vẫn có một số nhược điểm như sau:
-
Khả năng giữ nhiệt thấp: Chất liệu vải poplin có kết cấu khá thoáng mát, không giữ nhiệt nên thích hợp làm trang phục mùa hè hơn là mùa đông.
-
Co giãn thấp: Nếu vải poplin không kết hợp với các chất liệu khác thì độ co giãn nguyên bản khá thấp, không phù hợp với các trang phục ôm sát hoặc đồ thể thao.
Vải poplin có khả năng giữ nhiệt thấp, độ co giãn cũng kém hơn các chất liệu khác
Các loại vải |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Vải poplin |
- Độ bền cao, giữ form và giữ màu bền đẹp - Bề mặt mềm mại, không nhăn, không nếp gấp - Tính thẩm mỹ cao, dễ nhuộm màu và in ấn hoa văn |
- Khả năng giữ nhiệt thấp - Độ co giãn thấp |
Vải cotton |
- Thấm hút tốt, độ thoáng mát cao - Độ bền cao, nhanh khô thoáng - An toàn với da nhạy cảm, không gây kích ứng |
- Giá thành cao - Độ co giãn thấp |
Vải polyester |
- Độ bền màu cao, có khả năng chịu nhiệt - Mức giá rẻ, không bị bám bẩn, dễ vệ sinh - Độ co giãn tốt, giữ nhiệt tốt |
- Độ thoáng mát thấp, không thấm hút mồ hôi tốt - Dễ bị kích ứng da - Không thân thiện với môi trường |
Vải satin |
- Bề mặt mềm mại, bóng mượt và trơn nhẵn - Không kích ứng da - Thấm hút mồ hôi, giữ nhiệt tốt - Có nhiều màu sắc và hoa văn đa dạng |
- Mức giá thành cao, yêu cầu tay nghề thợ may trang phục cao - Độ bền thấp, dễ bị xước rách khi sử dụng |
Những loại vải poplin trên thị trường
Vải poplin được dệt từ lụa hoặc len
Sự kết hợp giữa sợi len thô (sợi ngang) và sợi tơ tằm mềm mại (sợi dọc) tạo nên đường gân ấn tượng. Sợi len giữ ấm tốt, tạo vẻ sang trọng.
Vải poplin được dệt từ sợi cotton
Dệt từ cùng một loại sợi cotton nhưng có độ dày khác nhau, tạo nên bề mặt mềm mịn, thoáng mát, khả năng hút ẩm cao, không gây kích ứng da.
Vải poplin cotton và poplin lụa
Vải polyester poplin
Bề mặt bóng mịn hơn vải cotton, giá thành rẻ nhất, nhưng khả năng thấm hút mồ hôi và thoáng khí kém hơn.
Vải poplin len và poplin polyester
Cách nhận biết vải poplin
Sau khi nắm rõ vải poplin là vải gì thì các bạn hãy cùng Coolmate tìm hiểu những cách nhận biết chất liệu này nhé. Thông thường, mọi người có thể nhận biết vải poplin qua bốn cách cơ bản như sau:
-
Quan sát: Bề mặt vải mềm nhẹ, có độ bồng bềnh, khó giữ form như các loại vải khác chính là cách nhận biết cơ bản của vải poplin
-
Sờ và cảm nhận: Tính chất bề mặt của poplin giống hệt lụa, bề mặt mềm mại trơn nhẵn, sờ mát tay
-
Thử nghiệm: Nhờ phương pháp dệt đặc biệt nên vải poplin không bị nhăn ngay cả khi gập, vò hoặc kéo, bề mặt vải có độ mềm rủ, không bị nhăn nhúm
-
Tem trang phục: Trên các tag quần áo đều có đầy đủ thông tin về chất liệu của trang phục đó, các bạn có thể tìm hiểu thông tin này trên sản phẩm nhé.
Có thể dễ dàng nhận biết vải poplin bằng cách quan sát hoặc cảm nhận trực tiếp
Ứng dụng của vải poplin trong cuộc sống
Vải poplin trong ngành thời trang may mặc
Từ quân phục thời chiến đến trang phục thường ngày, áo sơ mi công sở.
Những chiếc áo sơ mi làm từ vải poplin
Vải poplin trong ngành thiết kế nội thất
Rèm cửa, vải bọc đệm, bọc gối… với màu sắc đa dạng.
Vải poplin được ứng dụng làm rèm cửa
Cách bảo quản và vệ sinh vải poplin
Để bảo quản và giặt phơi vải poplin đúng cách, đảm bảo trang phục luôn bền đẹp như khi mới mua thì các bạn hãy ghi nhớ các thông tin sau đây:
Giặt đồ poplin bằng tay
Giặt đồ làm từ vải poplin bằng tay là lựa chọn thích hợp nhất vì chất liệu này có độ mềm mại cao, đảm bảo quần áo luôn bền đẹp. Một số lưu ý quan trọng khi giặt bằng tay bao gồm:
-
Không sử dụng nước giặt tẩy mạnh để tránh phai màu quần áo
-
Sử dụng nước lạnh, nhiệt độ dưới 40 độ để giặt
-
Nên dùng nước xả vải để duy trì độ mềm mại, ngăn ngừa nấm mốc và lưu hương lâu
-
Chỉ nên vò nhẹ bằng tay, không chà xát mạnh trên bề mặt vải
Nên giặt đồ bằng vải poplin bằng tay để tăng độ bền vải
Giặt đồ poplin bằng máy
Bên cạnh những lưu ý tương tự như giặt đồ vải poplin bằng tay, khi giặt máy các bạn nên lưu ý như sau:
-
Không sử dụng chế độ giặt sấy ở nhiệt độ cao
-
Nên dùng chế độ giặt nhẹ và sử dụng túi giặt chuyên dụng
-
Không giặt trang phục sáng màu với quần áo tối màu hoặc dễ phai màu khác
Không nên sử dụng chế độ giặt sấy nhiệt độ cao khi giặt đồ poplin
Cách phơi đồ poplin đúng cách
Để giữ cho trang phục đồ poplin luôn phẳng đẹp thì các bạn nên ưu tiên sử dụng móc treo để duy trì form dáng ổn định, đồng thời không phơi khô dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp mà nên phơi ở nơi thoáng gió, râm mát, không ẩm mốc nhé.
Nên phơi đồ poplin ở nơi thoáng gió, râm mát và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp
Một số câu hỏi thường gặp về vải poplin
Vải Poplin có phù hợp với thời tiết nóng ẩm không?
Với độ thoáng mát cao, bề mặt mềm mịn và mát lạnh, trang phục làm từ vải poplin rất thích hợp cho mùa hè nóng bức. Các sản phẩm làm từ chất liệu này giúp người mặc cảm thấy thoải mái, dễ chịu ngay cả khi thời tiết nóng ẩm.
Vải Poplin giá thành có cao không?
Với những ưu điểm vượt trội, vải poplin có mức giá thành khá đa dạng dựa vào chất liệu sợi dệt. Trong số đó, các sản phẩm 100% cotton poplin sẽ có mức giá cao, thích hợp sử dụng cho trẻ em nhờ thành phần tự nhiên và độ an toàn tuyệt đối. Còn các sản phẩm poplin với chất liệu kết hợp giữa polyester, cotton và spandex sẽ có mức giá rẻ hơn, vừa với túi tiền của mọi người.
Giá thành của vải poplin khá đa dạng, phụ thuộc vào chất liệu sợi dệt
Đoạn kết
Qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ định nghĩa vải poplin là vải gì cũng như các đặc điểm, cách nhận biết và bảo quản trang phục làm từ chất liệu này.
Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chuyên mục Phối đồ tìm hiểu được nhiều thứ hay ho về thời trang tại blog Coolmate nhé!
Coolmate - Nơi mua sắm tin cậy của nam giới!
>>> Xem thêm: