Vải Recycle: Định Nghĩa, Phân loại, Tính Ưu Việt Với Môi Trường

Vải Recycle là gì? có lẽ đang là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vì vậy mà ngay sau đây, Coolmate sẽ giúp bạn bật mí những điều thú vị nhất về loại vải này nhé!

Ngày đăng: 18.09.2024, lúc 11:51 5.020 lượt xem

Trong xu hướng thời trang bền vững, vải tái chế (Recycle) là giải pháp nổi bật, giúp giảm rác thải và tiết kiệm tài nguyên. Trong bài viết này, bạn đọc hãy cùng Coolmate khám phá chi tiết về vải Recycle, từ định nghĩa đến lợi ích của nó trong ngành thời trang nhé! 

Tìm hiểu chi tiết về vải Recycle

1. Vải Recycle là gì?

Vải Recycle (vải tái chế) được sản xuất từ nguyên liệu đã qua sử dụng như nhựa, chai lọ, quần áo cũ hoặc chất thải công nghiệp. Thay vì sử dụng nguyên liệu thô mới, quá trình tái chế tận dụng những tài nguyên sẵn có, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, vải tái chế vẫn giữ được chất lượng tương đương với các loại vải truyền thống, nhưng mang tính bền vững và thân thiện hơn với môi trường.

hinh-anh-vai-recycle

Vải tái chế với nhiều màu sắc khác nhau đem lại sự cá tính và tinh tế 

Ngày nay, vải tái chế đã trở thành một phần không thể thiếu trong ngành thời trang bền vững, xuất hiện không chỉ trong sản phẩm hàng ngày mà còn trên sàn diễn của các thương hiệu lớn mang tầm quốc tế như Nike, Adida, Gucci, Louis Vuitton,... 

2. Tại sao lại lựa chọn vải tái chế Recycle? 

Việc sử dụng vải tái chế ngày càng được nhiều thương hiệu thời trang lớn lựa chọn vì nó mang lại nhiều lợi ích đáng kể cho môi trường, bao gồm: 

  • Giảm rác thải và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên: Vải tái chế giúp giảm lượng rác thải đặc biệt là rác thải nhựa và tiêu thụ ít tài nguyên hơn so với việc sản xuất vải từ nguyên liệu thô.

  • Tiết kiệm nước: Quy trình sản xuất vải từ vật liệu thông thường tiêu thụ rất nhiều nước trong việc tưới tiêu và xử lý. Vì vậy, việc sử dụng vải recycle tái chế giúp giảm bớt nhu cầu sử dụng nước cho ngành công nghiệp thời trang. 

  • Giảm phát thải khí nhà kính: Quy trình tái chế thường tiêu thụ ít năng lượng hơn so với sản xuất từ nguyên liệu mới, từ đó giảm khí thải CO2 và các khí gây hiệu ứng nhà kính. Đặc biệt, tái chế vải từ chai nhựa có thể giúp giảm đến 59% lượng khí thải so với sản xuất vải thông thường.

  • Giúp tạo ra chuỗi cung ứng bền vững: Sử dụng vải Recycle không chỉ mang tính thẩm mỹ mà còn thể hiện ý thức bảo vệ môi trường, giúp nâng cao giá trị thương hiệu thời trang. Điều này cũng góp phần tạo ra một hệ thống chuỗi cung ứng có trách nhiệm với môi trường hơn. 

vai-recycle-tu-chai-lo

Quần áo được làm từ vải tái chế mang tính ứng dụng cao

>> Tham khảo ngay những sản phẩm vải recycle tại đây:

Áo Polo Nam Thể Thao V1

-40% 249.000đ 149.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả và các khuyến mãi khác

Áo Sơ Mi Dài Tay Premium Poplin

599.000đ
Mặc thoải mái hơn khi tăng thêm 1 size

Các loại vải Recycle trên thị trường

Vải tái chế được phân loại dựa trên nguồn gốc nguyên liệu và quy trình sản xuất. Dưới đây là một số loại vải tái chế phổ biến hiện nay, bạn đọc có thể tham khảo nhé:

1. Vải Recycle Staple

Vải Recycle (vải tái chế) được sản xuất từ nguyên liệu đã qua sử dụng như nhựa, chai lọ, quần áo cũ hoặc chất thải công nghiệp. Thay vì sử dụng nguyên liệu thô mới, quá trình tái chế tận dụng những tài nguyên sẵn có, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Đặc biệt, vải tái chế vẫn giữ được chất lượng tương đương với các loại vải truyền thống, nhưng mang tính bền vững và thân thiện hơn với môi trường.

vai-recycle-tu-soi-staple

Áo thun sản xuất từ vải recycle staple, mang đến sự thoải mái và thân thiện với môi trường.

Việc tái chế này giúp giảm thiểu lượng rác thải vải ra môi trường và tiết kiệm đáng kể nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hơn nữa, trong ứng dụng thời trang nó còn khiến áo có form dáng cứng cáp, không nhăn và chống bám bụi bẩn cực tốt.

2. Vải Recycle Filament

Khác với vải staple, vải recycle filament được sản xuất từ sợi dài tái chế, mang lại độ mịn màng và bền bỉ cao hơn. Sợi filament tái chế thường có nguồn gốc từ các vật liệu như chai nhựa PET đã qua sử dụng, sau khi được xử lý sẽ kéo thành các sợi dài và dệt thành vải. Loại vải này có chất lượng tương đương với vải nguyên sinh nhưng lại tiêu thụ ít tài nguyên hơn và giảm thiểu đáng kể khí thải carbon.

vai-recycle-tu-soi-filament

Recycle Filament có bề mặt vải cực mềm mại, co giãn tốt và rất thích hợp sử dụng vào mùa hè

Vải recycle filament được ứng dụng phổ biến trong sản xuất quần áo thể thao, đồ bơi và các sản phẩm có yêu cầu cao về độ co giãn và bền bỉ. Đặc biệt, polyester tái chế là một trong những loại vải filament phổ biến nhất, giúp giảm lượng nhựa thải ra môi trường và giảm nhu cầu sử dụng dầu mỏ để sản xuất polyester mới.

3. Recycle Melange

Vải recycle melange là sự kết hợp giữa sợi tái chế và sợi nguyên sinh hoặc sợi tái chế từ các nguồn khác nhau, tạo ra màu sắc đa dạng và độc đáo. Điểm đặc biệt của vải melange là sự pha trộn các sợi có màu sắc khác nhau trước khi dệt, giúp tạo ra hiệu ứng màu sắc không đồng nhất và phong phú. Vải recycle melange thường được sử dụng để làm áo thun, áo khoác hoặc các sản phẩm thời trang có phong cách năng động, trẻ trung.

vai-recycle-tu-soi-melange

Vải recycle melange nổi bật với sự pha trộn màu sắc đặc trưng, thường được sử dụng trong thời trang đường phố và đồ thể thao.

Với sự kết hợp giữa yếu tố thẩm mỹ và tính bền vững, recycle melange đang ngày càng được ưa chuộng, đặc biệt là trong các bộ sưu tập thời trang mang tính sáng tạo. Việc tái chế các sợi vải nhiều màu sắc không chỉ giúp giảm thiểu rác thải mà còn tạo ra những sản phẩm thời trang độc đáo và thân thiện với môi trường.

Quá trình tái chế vải Recycle như thế nào?

Quá trình tái chế vải recycle gồm nhiều bước khác nhau, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại vải được sản xuất.

 quy-trinh-tai-che-recycle

Để có thể tái chế rác thành các sợi vải may mặc, thì việc sản xuất phải vô cùng nghiêm ngặt

  • Bước 1: Thu thập nguyên liệu

Nguyên liệu tái chế có thể bao gồm quần áo cũ, vải thừa từ quá trình sản xuất, hoặc các sản phẩm nhựa,..

  • Bước 2: Phân loại và làm sạch

Sau khi thu thập xong, các nguyên liệu sẽ được phân loại dựa trên chất liệu như cotton, polyester, nylon,... và sai đó được đưa đi làm sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ hoặc các tạp chất khác.

  • Bước 3: Nghiền nhỏ và tách sợi

Sau khi được phân loại và làm sạch, nguyên liệu sẽ được nghiền nhỏ thành các mẩu vụn.

  • Bước 4: Dệt và sản xuất vải

Các sợi tái chế được dệt thành vải bằng cách sử dụng các công nghệ dệt hiện đại. Tùy thuộc vào loại sợi, vải có thể được dệt theo các cách khác nhau để tạo ra nhiều loại vải như polyester tái chế, cotton tái chế, hoặc vải pha trộn (melange).

  • Bước 5: Kiểm tra chất lượng

Trước khi sản phẩm hoàn thiện, các tấm vải tái chế sẽ được kiểm tra chất lượng để đảm bảo độ bền, độ mịn, và các yêu cầu kỹ thuật khác. Nếu đạt tiêu chuẩn, vải sẽ được sử dụng để sản xuất quần áo, đồ dùng, hoặc các sản phẩm khác.

Ưu và nhược điểm của sợi vải Recycle

Sau khi giải đáp cho các bạn “vải Recycle là gì?”, Coolmate sẽ tiếp tục bật mí những ưu và nhược điểm của chất liệu này. Để hiểu rõ hơn, cùng tham khảo ngay phần tiếp theo của bài viết nhé!

1. Ưu điểm

  • Thân thiện với môi trường: Vải tái chế giúp giảm lượng rác thải công nghiệp và hạn chế việc khai thác nguyên liệu thô mới, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
  • Tiết kiệm nguyên liệu: Sử dụng vật liệu đã qua sử dụng giúp giảm năng lượng tiêu thụ trong quá trình sản xuất so với việc sản xuất từ nguyên liệu mới.
  • Chất lượng tốt: Vải tái chế có độ bền cao, mềm mịn, thoải mái khi sử dụng, và không thua kém so với các loại vải mới về mặt chất lượng.
  • Thời trang bền vững: Phù hợp với xu hướng thời trang bền vững, bảo vệ sức khỏe và làm cho môi trường thêm xanh-sạch-đẹp.

chai-nhua-recycle

Vải tái chế có tác dụng làm giảm thiểu khí thải và tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất

2. Nhược điểm

Dù có nhiều ưu điểm, vải tái chế vẫn có một số hạn chế phải kể đến như:

  • Giá thành cao: Vải tái chế thường có giá cao hơn so với các loại vải thông thường do quy trình sản xuất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn thu gom, phân loại, và xử lý nguyên liệu tái chế.
  • Chất lượng không đồng đều: Vì được sản xuất từ nhiều loại vật liệu đã qua sử dụng, vải tái chế có thể không đồng đều về chất lượng. Đôi khi, sợi vải có thể không đạt tiêu chuẩn về độ bền hoặc độ mịn.
  • Nguồn cung hạn chế: Nguyên liệu để sản xuất vải tái chế phụ thuộc vào lượng rác thải thu gom được, dẫn đến việc không phải lúc nào cũng có sẵn nguồn cung ổn định.
  • Hạn chế trong ứng dụng: Không phải tất cả các loại vải tái chế đều phù hợp với mọi mục đích sử dụng, đặc biệt khi cần các tiêu chuẩn cao về độ co giãn, thoáng khí, hoặc độ bền.

qua-trinh-rac-thai-thanh-soi

Quá trình sản xuất vải Recycle thì khá phức tạp nên nó có giá thành khá cao so với các loại khác

Điểm khác nhau giữa vải Polyester và vải Recycle là gì?

Nếu xét về chất liệu thì hai loại vải Polyester và Recycle đều có nguồn gốc từ nhiên liệu nhựa và chất lượng thì vô cùng tốt. Hơn nữa, sản phẩm làm từ chất liệu này thì ít nhăn, giữ form tốt và có khả năng chống bụi bẩn. Tuy nhiên, về nhiều tính năng thì chúng vẫn có sự khác nhau rõ rệt.

vai-recycle-va-vai-Polyester

Xét về các tính năng thì vải Polyester và vải Recycle có rất nhiều điểm khác biệt

Điểm khác nhau đầu tiên giữa vải Polyester và vải Recycle là hình thức tái chế. Vải Polyester được sản xuất chủ yếu bằng phương thức hóa học. Trong khi đó, Recycle làm từ các sợi vải đã qua sử dụng và được tái chế thủ công, đảm bảo an toàn tuyệt đối tới môi trường. Ngoài ra, việc sản xuất vải Polyester có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, như sử dụng nhiều năng lượng và tài nguyên, gây ra khí thải và ô nhiễm nước. Trái ngược lại, sản xuất vải tái chế có thể giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường, cải thiện khí hậu và sức khỏe con người.

Ứng dụng của vải Recycle trong thời trang

Hiện nay, vải tái chế ngày càng được ưa chuộng như một giải pháp bảo vệ môi trường sống. Đặc biệt trong ngành thời trang, ứng dụng của chất liệu này thì rất đa dạng khi đã có nhiều thương hiệu cho ra mắt các bộ sưu tập quần áo, túi xách và giày dép. Có thể nói, đây là một xu hướng mới đang gây bão và nhận rất nhiều sự quan tâm từ khách hàng.

1. Trong quần áo

Ứng dụng nổi bật nhất của vải Recycle trong thời trang chính là được sử dụng làm quần áo. Với ưu điểm bền lâu, màu sắc đa dạng cùng khả năng co giãn tốt nên nó thường được ưu ái trong thiết kế trang phục thể thao, áo phông và đồ bơi.

quan-ao-recycle

Với ưu điểm bền lâu, khả năng co giãn tốt nên vải tái chế luôn được thiết kế làm trang phục thể thao

Hơn nữa, chất liệu Recycle kết hợp cùng một số vải mới cũng được chọn làm rất nhiều trong các mẫu quần dài, quần short và Jean. Do đó giúp bạn có thể dễ dàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất mà vẫn có đóng góp trong việc bảo vệ môi trường.

2. Trong túi xách

Hiện nay, vải Recycle là một lựa chọn phổ biến cho túi xách bởi tính thân thiện với môi trường và khả năng tái chế cao. Với tính đa dạng trong kiểu dáng, màu sắc và họa tiết nên nó luôn được sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm có tính thời trang như túi đeo chéo, túi tote và túi đeo vai.

tui-xach-recycle

Vải Recycle là một lựa chọn phổ biến cho nhiều kiểu túi xách bởi tính thân thiện với môi trường

Không chỉ vậy, vải tái chế còn có đặc tính bền theo thời gian cùng khả năng chịu mài mòn cao. Do đó mà nó cũng được sử dụng để sản xuất các loại túi xách thể thao như túi gym, túi chạy bộ, túi đựng giày thể thao hay vali du lịch.

3. Trong giày dép

Trong thời trang, vải Recycle còn được ứng dụng để sản xuất các loại giày đi trong nhà như dép lê và mules. Điều này cũng dễ hiểu khi chất liệu này có tính năng vô cùng nhẹ và thoáng khí. Qua đó luôn giúp người đi cảm thấy thoải mái, dễ chịu trong quá trình sử dụng.

giay-dep-recycleVải tái chế thường được ứng dụng để sản xuất các loại giày đi trong nhà như dép lê và mules

Không chỉ vậy, vải Recycle còn có đặc tính bền và chịu mài mòn cao, do đó rất phù hợp để sản xuất các loại giày thể thao như chạy bộ, bóng rổ và đá banh. Hơn nữa, chất liệu này còn ghi điểm với khả năng đàn hồi tốt và chống trơn trượt, nhờ vậy mà giúp cho người dùng luôn cảm thấy thoải mái và linh hoạt khi vận động.

4. Trong phụ kiện

Vải tái chế còn có thể chế tạo với nhiều sản phẩm phụ kiện nổi bật khác nhau như khăn quàng cổ, mũ hay găng tay. Với nhiều ưu điểm nổi bật cùng tính thẩm mỹ cao, chắc chắn những món đồ làm từ chất liệu này sẽ khiến bạn trông thu hút và thời thượng hơn rất nhiều đấy. 

phu-kien-recycle

Vải tái chế chế tạo với nhiều sản phẩm phụ kiện khác nhau như khăn quàng cổ, mũ, găng tay

Cách bảo quản vải Recycle luôn bền đẹp như mới

Dưới đây là hướng dẫn cách bảo quản vải Recycle mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Tham khảo ngay để giữ cho vải luôn bền đẹp như mới nhé!

  • Khi sử dụng bất kỳ sản phẩm nào làm từ vải Recycle, để không bị tưa, bung thì khi vệ sinh bạn cần lộn mặt trong của sản phẩm để tránh làm ảnh hưởng xấu đến vải.
  • Trước khi giặt đồ sử dụng vải Recycle màu trắng, nên ngâm sản phẩm theo tỷ lệ nửa cốc với 3,7 lít nước ấm.
  • Nên ngâm sản phẩm qua đêm và giặt lại vào sáng hôm sau.
  • Nên giặt bằng nước ấm để đảm bảo sạch sẽ, đồ làm bằng vải tái chế nên giặt bằng tay để có kết quả tốt nhất.
  • Làm khô vải ở nhiệt độ trung bình (ví dụ: trong bóng mát) hoặc bằng máy hơi nước ở nhiệt độ thấp hơn để tránh bị nhăn.

sap-xep-trang-phuc-recycle

Cách bảo quản vải Recycle luôn bền đẹp như mới

Đóng góp tích cực của Coolmate trong việc bảo vệ môi trường

Là một thương hiệu thời trang luôn đi đầu xu hướng, Coolmate đã tích cực lựa chọn vải Recycle trong nhiều bộ sưu tập xuân hè năm nay. Không chỉ sử dụng vật liệu tái chế, chúng tôi còn đẩy mạnh tính bền vững bằng cách kết hợp nhiều công nghệ tiên tiến, đảm bảo thân thiện với môi trường.

ban-nam-mac-do-recycled-coolmate

Áo phông Recyled Coolmate 

Là thương hiệu đi đầu xu hướng, Coolmate đã tích cực lựa chọn vải Recycle trong nhiều bộ sưu tập. Qua đó tạo ra các sản phẩm chất lượng, thoáng khí, bề mặt mềm mịn và luôn tạo cảm giác thoải mái trong suốt quá trình sử dụng. Bên cạnh đó, thương hiệu vẫn theo đuổi phong cách basic, tối giản nên màu chủ đạo vẫn là các tone trung tính như đen, trắng, xanh và kem. Nhờ vậy, giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc phối đồ và hạn chế hấp thu nhiệt đồ trong ngày nóng nực.

Kết luận

Qua bài viết này, Coolmate đã giúp bạn giải đáp mọi thắc mắc về “vải Recycle là gì?”. Hy vọng, từ những chia sẻ trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích. Ngoài ra cũng đừng quên follow ngày trang page của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhất nhé!

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

 

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn