Vải Satin là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản

Bạn có từng thắc mắc về loại vải satin chưa, nếu có thì nhất định đừng bỏ qua bài viết hấp dẫn này nhé!

Ngày đăng: 23.10.2023, lúc 15:57 747 lượt xem

Nếu là một tín đồ thời trang thì chắc hẳn bạn sẽ dành nhiều sự quan tâm về các mẫu mã thiết kế cũng như các loại vải. Đặc biệt với những người yêu thích các loại vải sang trọng, gợi cảm thì vải satin sẽ không thể thiếu được trong danh sách từ khóa được quan tâm.

Vậy bạn đã thực sự biết được toàn bộ các thông tin liên quan đến loại vải này chưa? Vậy bạn có muốn được giải đáp những thắc mắc này không? Nếu câu trả lời là thì đừng bỏ qua bài viết này của Coolmate nhé, vì toàn bộ nội dung dưới đây sẽ giúp bạn biết được vải satin là gì. Cùng nhau tìm hiểu nhé!

1. Vải Satin là gì?

vai-satin-la-gi-3013

Vải satin là loại vải gì?

Vải satin là gì? Một câu hỏi không khó đối với những người yêu thích và quan tâm đến lĩnh vực thời trang nhưng lại cực kỳ mới lạ với những ai “ngoại đạo”. Thật ra, vải satin còn được biết đến với một tên gọi khác là vải satanh. Loại vải này sử dụng kỹ thuật dệt vân đoạn giúp cấu trúc sợi dệt vải trở nên chặt chẽ nhờ quá trình đan kết của các sợi ngang và sợi dọc. 

Nhiều chục năm về trước, vải satin chủ yếu được dệt từ sợi tơ tằm, sợi cotton. Nhưng đến hiện nay đã có nhiều sự thay đổi, các nhà sản xuất bắt đầu sử dụng các loại sợi tổng hợp polyester, sợi visco,... để dệt vải satin. 

Chính vì sử dụng kỹ thuật dệt vải đặc biệt kết hợp với việc sử dụng các chất liệu cao cấp nên vải satin có bề mặt bóng, láng mịn, còn mặt dưới thô mờ. Cho đến thời điểm hiện tại, loại vải này vẫn đang chiếm vị trí top đầu trong những chất liệu may cao cấp trên thị trường. Đặc biệt, tính ứng dụng của chúng trong đời sống cũng khá cao, được nhiều người yêu thích và lựa chọn.

1.1 Lịch sử ra đời của vải Satin 

vai-satin-la-gi-3013

Lịch sử ra đời của loại vải satin 

Khi đọc đến những dòng chữ này chắc hẳn sẽ có rất nhiều người quan tâm đến lịch sử ra đời của loại vải satin này. Tên gọi satin bắt nguồn từ “Zatiun” - tên Ả Rập của cảng Tuyền Châu, Trung Quốc. Vải satin đã được hình thành từ rất lâu. Có tài liệu ghi lại rằng, từ thời Trung Cổ thì loại vải này đã xuất hiện rồi.  

Khoảng 2000 năm về trước, ở vùng nông thôn Trung Quốc rất phổ biến việc trồng dâu, nuôi tằm và cũng chính là vùng đất đầu tiên sản xuất ra vải satin. Nhận thấy loại vải này mang đến cho mình nhiều lợi nhuận nên Trung Quốc đã nghiên cứu và bảo vệ thành công công thức dệt vải satin trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều năm sau vì có sự hội nhập giao lưu với các quốc gia khác nên “bí quyết” này đã được chia sẻ với nhiều quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,... 

Còn ở Phương Tây, vải satin được du nhập qua con đường tơ lụa. Tuy nhiên vì nguyên liệu để dệt vải này còn khan hiếm nên giá thành sản phẩm được bán ra thị trường khá đắt đỏ, hầu hết chỉ bán được cho giới thượng lưu, quý tộc. 

Sau đó đến những năm 1970 thì vải satin bắt đầu được sử dụng phổ biến hơn và giá thành cũng bắt đầu giảm đi ít nhiều.

1.2 Quá trình dệt vải Satin 

vai-satin-la-gi-3013

Qúa trình dệt vải satin có gì khác biệt? 

Quá trình dệt vải satin có gì khác biệt so với các loại vải khác mà lại được nhiều người yêu thích và có giá thành cao như vậy? Thì ra, yếu tố để tạo nên sự khác biệt cả về mặt thẩm mỹ lẫn chất lượng của loại vải này chính là chất liệu cùng với kỹ thuật dệt vân đoạn. Kỹ thuật dệt này là sự kết hợp giữa kiểu dệt may chính kết hợp với dệt trơn và dệt đan chéo. 

Điểm đặc biệt của kỹ thuật này là cần phải có sự kết hợp giữa sợi dọc và sợi ngang: 4 sợi ngang sẽ đè lên 1 sợi dọc, ở mặt ngược lại thì 4 sợi dọc sẽ đè lên 1 sợi ngang. 

Như vậy trong quá trình dệt các sợi dọc sẽ được giữ cố định trên khung cửi còn sợi ngang thì được luồn lên xuống. Đây cũng chính là lời giải thích cho thắc mắc vì sao bề mặt vải satin có nhiều sợi ngang song song. 

Vượt qua khỏi khuôn khổ nguyên bản, ngày nay người ta đã nghiên cứu và cho ra đời thêm nhiều kỹ thuật dệt vải vải satin khác nhau, cụ thể là: 

  • Kỹ thuật 4/1: 1 sợi ngang đè lên 3 sợi dọc điều này có tác dụng giúp vải dễ đàn hồi và co giãn hơn.

  • Kỹ thuật 5/1: Cũng giống như nhưng ở đây sẽ đè lên 3 sợi dọc rồi mới luồn xuống 1 sợi dọc.

  • Kỹ thuật 8/1: Đây được đánh giá là cách dệt satin linh hoạt nhất, công thức thức hiện sẽ là 1 sợi ngang đè lên 7 sợi dọc rồi sau đó luồn xuống 1 sợi dọc.

2. Phân loại vải Satin

vai-satin-la-gi-3013

Vài satin có những loại nào? 

Vải satin nói chung là loại vải có chất lượng tốt, giá thành khá cao so với các loại vải khác trên thị trường. Chưa dừng lại ở đó, mỗi loại vải Satin lại có một mức giá cũng như đặc điểm riêng, điều này được thể hiện cụ thể như sau: 

2.1 Satin lụa 

Loại vải này có thành phần chủ yếu là sợi lụa dệt cùng với một số chất phụ gia khác. Đặc điểm nhận diện là chất vải mềm mại, chống bụi bẩn tốt và đặc biệt không bị tích điện vào mùa đông. Nhìn chung mọi người rất yêu thích sử dụng loại vải này vì nó có tính thẩm mỹ cao và dễ ứng dụng vào trong cuộc sống. Có thể sử dụng để may trang phục hoặc may rèm cửa trang trí không gian sống, mang đến cảm giác sang trọng, quý phái

2.2 Satin cotton 

Vải satin cotton được sản xuất dựa trên công nghệ dệt vải cotton truyền thống kết hợp với satin giúp cho sản phẩm có tính ứng dụng cao và thu hút được sự yêu thích của nhiều người. 

Thành phần chính của loại vải này là sợi cotton tổng hợp kết hợp với sợi visco, sợi tơ tằm nhưng vẫn giữ được những đặc điểm nổi bật của vải satin. Những đặc điểm nổi bật của loại vải này là chất liệu sở hữu bề mặt mịn, sáng bóng đặc biệt là không bị nhăn nhàu như những sợi cotton 100%, giữ được form dáng tốt. 

Bạn có thể sử dụng loại vải này để may đồ ngủ hoặc các loại trang phục mùa hè như đồ lót, bikini hoặc cũng có thể sử dụng để may vỏ chăn ga, gối đệm tạo nên sự quý phái, cao cấp cho sản phẩm

2.3 Vải satin Antique 

Loại vải này có thành phần gồm sợi satin, sợi xơ, các hóa học, phụ gia,... Nhìn chung, chúng có đặc điểm nổi bật như trọng lượng lớn, độ bóng mờ, bề mặt của sợi xơ trên vải không đều và cấu trúc sợi dệt cũng không đồng đều. 

Loại vải này hay được chọn để làm các sản phẩm trang trí nội thất hơn là may mặc. 

2.4 Vải satin Baronet 

Đặc điểm nổi bật của loại vải này là độ bóng lớn, mềm mại và có nhiều màu sắc, đáp ứng được nhiều yêu cầu về mặt thẩm mỹ. Thành phần chính để làm nên loại vải này chủ yếu là sợi rayon và sợi bông. Sản phẩm có cấu trúc sợi ngang kết hợp sợi dọc trên bề mặt. Mặt trước bóng còn mặt sau thô trơn. Người ta cũng rất ưa chuộng các sản phẩm nội thất làm từ loại vải này.

3. Ưu và nhược điểm của vải Satin 

Là một trong những loại vải đắt đỏ, sang trọng nhận được đánh giá cao của người tiêu dùng, nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì nó vẫn sẽ có những ưu và nhược điểm không thể tránh khỏi. Điều đó được thể hiện qua những thông tin dưới đây.

3.1 Ưu điểm của vải Satin 

Trước tiên, chúng tôi sẽ giúp một tổng kết lại toàn bộ những ưu điểm của loại vải này nhé! Một đặc điểm mà bạn sẽ dễ dàng nhận thấy ngay từ cái nhìn đầu tiên đó là vẻ đẹp óng ánh của bề mặt vải, đặc biệt là khi chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì càng trở nên lung linh và mê người. 

Thứ hai, vải satin có trọng lượng cực kỳ nhẹ, mang đến cho người ta cảm giác mềm mịn, mỏng và cực kỳ thoải mái khi sờ vào. Đặc biệt loại vải này có khả năng điều hòa thân nhiệt rất tốt. 

Thứ ba, đây là một trong những loại vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt tạo cảm giác mát mẻ khi mặc vào mùa hè và giữ ấm cơ thể vào mùa đông. Không những thế màu sắc của vải rất đa dạng nên bạn thoải mái lựa chọn được gam màu phù hợp với gu của mình

3.2 Nhược điểm của vải Satin 

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật được nhắc đến ở trên thì vải satin cũng có một số nhược điểm bạn cần biết. 

Thứ nhất, vì bề mặt của loại vải này khá trơn nên khi may sẽ tạo cảm giác khó khăn cho thợ may trong việc luồn mũi kim trên sợi vải. Hơn nữa, nếu chẳng may bạn để các vật sắc nhọn hoặc móng tay tác động lên bề mặt vải thì chúng sẽ dễ bị xước, mất thẩm mỹ 

Thứ hai, các bước bảo quản, giặt giũ đối với vải satin rất cầu kỳ đòi hỏi bạn phải chịu khó và kiên nhẫn 

Thứ ba, loại vải này rất dễ bắt lửa nên bạn cần phải thật chú ý và cẩn thận trong quá trình sử dụng. Tuyệt đối không được để vải gần nguồn lửa 

Thứ tư, đây là điều mà khiến hầu hết mọi người e ngại, đó chính là giá thành của vải này cao hơn nhiều lần so với các loại vải thông thường trên thị trường hiện nay

Sau khi đã biết được cụ thể ưu điểm và nhược điểm của loại vải này thì chắc hẳn bạn đã có được lựa chọn nên hay không nên sử dụng chúng rồi đấy.

4. Ứng dụng và cách bảo quản vải Satin

vai-satin-la-gi-3013

Vải satin được ứng dụng khá phổ biến trong cuộc sống 

Nhìn chung, vải satin có tính ứng dụng phổ biến trong đời sống của chúng ta. Cụ thể bạn có thể lựa chọn loại vải này để may trang phục, quần áo theo ý thích của mình để thể hiện được gu thời trang sang trọng, đẳng cấp của mình. 

Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện kinh tế mà cũng có nhiều người lựa chọn vải satin để may chăn ga gối cho gia đình. Điều này không những giúp tăng tính thẩm mỹ cho không gian sống của bạn mà còn thể hiện được sự thanh lịch, phong cách thời trang của chủ nhà. 

Hoặc hiện nay cũng có rất nhiều người ứng dụng vải satin vào việc sản xuất nội thất như may rèm cửa, vỏ bọc ghế sofa hay thảm trải bàn,... 

Để kéo dài tuổi thọ của các sản phẩm làm từ vải satin thì người dùng nên biết cách bảo quản đúng. Và dưới đây là những điều bạn cần nhớ:

  • Khi giặt đồ vải satin lần đầu tiên, bạn nên ngâm đồ vào nước lạnh rồi cho vào đó một ít muối, sau 2 giờ đồng hồ thì giặt sạch chúng. Bạn nhớ giặt bằng tay và không ngâm chung với các loại quần áo khác.

  • Khi phơi đồ, bạn không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chỉ nên phơi ở những nơi thoáng mát và không phơi quá lâu.

  • Khi là, ủi chúng hãy lật mặt bên trong nhằm giúp giữ được độ mịn và bóng tự nhiên của vải. Nên để một miếng lót hoặc chiếc khăn bông mỏng ở giữa bàn là và sản phẩm để tránh trường hợp làm hỏng chất liệu vải.

5. Một số lưu ý khi lựa chọn sử dụng vải Satin

vai-satin-la-gi-3013

Một số lưu ý bạn cần biết khi sử dụng vải satin 

Vải satin rất đẹp, điều này ai cũng biết và ai cũng mong muốn được sở hữu chúng. Tuy nhiên, để lựa chọn được sản phẩm đúng chuẩn thì bạn hãy tham khảo một số lưu ý dưới đây: 

  • Hãy lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua hàng, kiểm tra cẩn thận thông tin và tìm hiểu những đánh giá, phản hồi về chất lượng sản phẩm của những người đã mua hàng trước đó.

  • Khi chọn vải hãy kiểm tra bề mặt của vải. Sản phẩm đúng chất lượng sẽ có bề mặt bóng mượt, lấp lánh, khi nhìn vào ánh sáng thì bề mặt vải sẽ có độ bóng và độ mịn đặc trưng.

  • Bạn sẽ cảm nhận được được cảm giác mềm mịn, êm ái khi sờ vào vải satin 100%.

  • Thông thường, sản phẩm được làm từ vải satin chất lượng sẽ có mức giá cao hơn nhiều so với các loại vải cotton hay poly khác.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến vải satin mà Coolmate đã tìm hiểu, tổng hợp để chia sẻ với mọi người. Hy vọng rằng sau khi đọc xong bài viết này bạn đã có được câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi “vải satin là gì”. Chúc mọi người có một trải nghiệm mua sắm thắm vị.

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới” 

Theo dõi CoolBlog để xem thêm các bài viết thú vị khác!

>>> Xem thêm

Chất vải umi là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản

Vải thun mè là gì? Tất tần tật thông tin về loại vải thun mè

Vải acrylic là gì? Ưu nhược điểm, ứng dụng và cách bảo quản

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn