Vải sợi dứa - Người bạn thân thiết trong thời trang "xanh hóa"

Với xu hướng phát triển thời trang xanh, các loại vải sợi có nguồn gốc tự nhiên ngày càng được yêu thích và lựa chọn. Một trong số đó chính là vải sợi dứa - loại vải truyền thống của nhiều quốc gia và cực kỳ thân thiện với môi trường. Hãy cùng tìm hiểu về vải sợi lá dứa cùng Coolmate nhé.

Ngày đăng: 17.11.2024, lúc 21:19 1.503 lượt xem

Vượt qua hàng loạt thử nghiệm khắc nghiệt, có một chất liệu đã chinh phục cả những khách hàng khó tính nhất. Đó chính là vải sợi dứa - loại vải sợi hiện đại mới xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng lại sở hữu những ưu điểm vượt trội như thân thiện với môi trường, mềm mại, bền đẹp và dễ nhuộm màu. Bài viết này của Coolmate sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về định nghĩa đặc điểm và cách nhận biết chất liệu vải sợi dứa đấy. 

Chất liệu vải sợi dứa là gì? 

Chất liệu vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa là gì?

Vải sợi dứa, hay còn gọi là vải sợi lá dứa,... là loại vải được làm từ sợi tự nhiên được chiết xuất từ cây dứa. Việc tận dụng lượng lá dứa khổng lồ để tạo thành nguyên liệu dệt may thân thiện với môi trường chính là một biện pháp tận dụng nguyên vật liệu và giảm thiểu việc sử dụng các tài nguyên khác.

Vải sợi dứa là loại vải được dệt từ tơ cellulose tách từ lá dứa tươi nguyên chất 

Vải sợi dứa là loại vải được dệt từ tơ cellulose tách từ lá dứa tươi nguyên chất (Nguồn: Elle)

Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, tơ sợi dứa mảnh, mềm và dễ sử dụng hơn so với các loại tơ sợi thực vật khác như xơ dừa, sợi đay,... Để có thể tạo nên những tấm vải bền đẹp, tơ sợi từ lá dứa thường được kết hợp với cotton, sợi tre,... để tăng độ bền, dai và thấm hút tốt hơn. 

Theo thống kê, để có thể làm được khoảng một mét vuông vải sợi lá dứa thì cần sử dụng từ 15 đến 16 lá dứa, tạo nên một sản phẩm có độ bền cao, chống nước hiệu quả và đảm bảo khả năng phân hủy an toàn mà không cần sử dụng bất cứ biện pháp tác động nào. Nhờ những ưu điểm vượt trội này, vải sợi dứa đã được nhiều nhãn hàng thời trang lớn lựa chọn như H&M, Hugo Boss, Uniqlo,...

Các thương hiệu thời trang lớn đã sử dụng vải sợi dứa trong các bộ sưu tập của mình 

Các thương hiệu thời trang lớn đã sử dụng vải sợi dứa trong các bộ sưu tập của mình (Nguồn: Elle)

Lịch sử hình thành của vải sợi dứa

Dứa là một loài thực vật khá phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới như Việt Nam, Ấn Độ, Philippines, Indonesia,... Người Philippines đã nghiên cứu và phát triển công nghệ dệt vải sợi dứa từ nhiều thế kỷ trước, nhưng do hiệu quả không cao nên phương pháp sản xuất truyền thống này không hề phổ biến. 

Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ, sợi dứa đã xuất hiện ở các nước châu Phi, Hy Lạp từ hàng thế kỷ trước, chứng minh nhu cầu thị trường rộng của dòng sản phẩm này. Tuy nhiên, vào thế kỷ 19, khi vải sợi cotton với giá thành rẻ, chi phí nhân công thấp xuất hiện thì vải sợi lá dứa gần như biến mất hoàn toàn khỏi thị trường, chỉ còn xuất hiện trong các sản phẩm truyền thống của Philippines.

 Vải sợi lá dứa là một trong những loại vải có truyền thống hàng trăm năm ở Philippines

Vải sợi lá dứa là một trong những loại vải có truyền thống hàng trăm năm ở Philippines (Nguồn: Noron)

Vào những năm đầu thế kỷ 21, khi trang phục truyền thống của Philippines được may bằng vải sợi lá dứa xuất hiện trên thị trường thì mọi người mới bắt đầu chú ý đến loại vải sợi này và bắt đầu tìm tòi, cải tiến và phát triển công nghệ sản xuất nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như nhân lực của ngành công nghiệp sản xuất vật liệu này.

Tại Việt Nam, thương hiệu Ecosoi là một brand chuyên sản xuất vải sợi thô từ lá dứa để xuất khẩu sang thị trường Âu Mỹ. Đây chính là một dấu hiệu tốt cho ngành công nghiệp thời trang xanh ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, đồng thời tạo nên một hướng đi mới cho ngành nông nghiệp trồng dứa trong tương lai. 

Ecosoi là một thương hiệu chuyên sản xuất các loại xơ thô từ lá dứa do nông dân Việt Nam cung cấp 

Ecosoi là một thương hiệu chuyên sản xuất các loại xơ thô từ lá dứa do nông dân Việt Nam cung cấp (Nguồn: Tạp chí sở hữu trí tuệ)

>>>Xem thêm: Vải lụa tơ sen là gì? Ưu nhược điểm và ứng dụng của lụa tơ sen trong cuộc sống

Ưu nhược điểm của vải sợi dứa

Mặc dù đã nghe về sợi từ lá dứa cũng như trải nghiệm loại vải sợi độc đáo này nhưng không có nhiều người am hiểu về đặc điểm của chúng. Hãy cùng tìm hiểu về các ưu điểm và nhược điểm của loại vải sợi dứa cùng với Coolmate nhé. 

1. Ưu điểm

Là một loại vải sợi có nguồn gốc hoàn toàn từ thực vật tự nhiên, vải sợi lá dứa có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với dòng vải dệt nhân tạo hiện nay như:

  • Không sử dụng hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất: Sợi tơ dứa được sản xuất hoàn toàn dựa vào máy đánh sợi và các công đoạn ngâm, tách sợi cơ bản, không cần sử dụng hóa chất hoặc nguyên liệu có nguồn gốc từ động vật, đảm bảo chất thải của ngành công nghiệp sản xuất vải sợi dứa hoàn toàn an toàn với môi trường và không gây hại cho hệ sinh thái.

  • Tận dụng nguyên liệu: Khối lượng lớn lá dứa bị bỏ đi mỗi năm đều được tận dụng làm nguyên liệu sản xuất, hạn chế tình trạng đốt nương rẫy mỗi năm, giúp hạn chế gây hại đến môi trường.

  • Độ bền cao, thoáng khí và dễ dàng in nhuộm: Vì sợi tơ dứa cực kỳ mảnh, mềm và mịn nên những tấm vải sợi dứa thành phẩm có độ bóng khá cao, bề mặt mềm mại tương tự như vải lanh hoặc lụa tự nhiên. Công nghệ dệt vải giúp kết cấu sợi vải bền chắc nhưng vẫn thoáng khí, dễ dàng hấp thụ thuốc nhuộm và giữ màu tốt, tạo nên những tấm vải đẹp với đa dạng màu sắc độc đáo.

  • Không bị hỏng sau nhiều lần sử dụng: Một ưu điểm vượt trội của vải sợi dứa so với vải lanh hoặc tơ lụa chính là không bị phai màu, không bị co sợi vải ngay cả khi sử dụng và giặt nhiều lần. Đồng thời, loại vải này không cần lưu ý quá nhiều trong quá trình giặt phơi, giúp mọi người tiết kiệm được khá nhiều thời gian vệ sinh và bảo quản.

Vải tơ dứa có độ bền cao, thoáng khí, hút ẩm tốt 

Vải tơ dứa có độ bền cao, thoáng khí, hút ẩm tốt 

Màu sắc:
Kích thước Quần:

2. Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội kể trên, vải sợi dứa vẫn có những hạn chế cần được lưu ý.

  • Do ngành công nghiệp sản xuất sợi dứa chưa thực sự phổ biến trên toàn thế giới mà chỉ tập trung ở các vùng địa lý có thể trồng loại nông sản này.
  • Đồng thời, do mới xuất hiện trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, nên công nghệ sản xuất vải sợi lá dứa vẫn còn nhiều nhược điểm, dẫn đến chi phí sản xuất cao, khiến mức giá của những tấm vải sợi khá đắt đỏ.
  • Một hạn chế khác cần chú ý của vải sợi dứa chính là dư lượng thuốc trừ sâu còn lại trong lá sau khi đã thu hoạch quả dứa. Đối với những nông trại organic thì hàm lượng thuốc này hoàn toàn không đáng lo ngại, nhưng nếu mở rộng thu mua nguyên liệu từ nông dân trồng trọt quy mô lớn thì rất khó kiểm soát dẫn đến việc ảnh hưởng chất lượng vải sợi, dễ gây kích ứng da.

Công nghệ sản xuất vải sợi dứa vẫn còn nhiều cái mới đối với ngành dệt may

Công nghệ sản xuất vải sợi dứa vẫn còn nhiều cái mới đối với ngành dệt may

3. So sánh vải sợi dứa cùng 1 số loại vải khác

Các loại vải sợi

Ưu điểm

Nhược điểm

Vải sợi dứa

- Thân thiện với môi trường, tận dụng nguyên vật liệu thừa của ngành nông nghiệp 

- Độ bền cao, thoáng khí

- Dễ dàng in nhuộm màu, không bị phai màu trong quá trình sử dụng

- Tập trung ở một số vùng địa lý đặc thù

- Chi phí sản xuất cao

- Có nguy cơ còn dư lượng thuốc trừ sâu gây kích ứng da khi sản xuất quy mô lớn

Vải sợi chuối

- Độ bền cao

- Thân thiện với môi trường, tận dụng nguyên vật liệu thừa của ngành nông nghiệp

- Khả năng hút ẩm cao, thoáng khí tốt 

- Chống nấm mốc, có khả năng kháng khuẩn tự nhiên

- Độ co giãn thấp

- Dễ nhăn, khó là ủi

- Chi phí sản xuất cao

Vải lanh

- Độ bền cao, khả năng giữ form tốt

- Bề mặt mềm mại, có độ bóng tự nhiên

- Thân thiện với môi trường

- Khả năng thấm hút mồ hôi tốt

- Độ co giãn và đàn hồi kém

- Dễ nhăn, cần lưu ý cẩn thận khi là ủi ở nhiệt độ cao

Vải sợi tre

- Bề mặt vải mềm mại, trọng lượng nhẹ

- Thoáng mát, hút ẩm tốt và nhanh khô

- Chống nhăn, hạn chế xù lông khi sử dụng

- Mức giá vừa phải

- Có tác động tiêu cực đến môi trường

- Khả năng chịu nhiệt thấp, không bền khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tiếp và nguồn nhiệt cao

Quy trình sản xuất vải sợi dứa

Để có thể sản xuất những tấm vải sợi dứa mềm mại và chất lượng cao thì quy trình sản xuất ra loại vải này cũng cần được chú ý và quan tâm. Tùy theo từng loại máy móc được sử dụng mà công suất khác nhau, nhưng quy trình cơ bản để tạo nên những tấm vải tơ dứa thường bao gồm các công đoạn sau:

  • Thu hoạch lá: Phần lá dứa sau khi đã thu hoạch quả sẽ được tách rời với gốc cứng, bó thành từng bó lớn theo chiều dọc và vận chuyển về nhà máy.

  • Chiết sợi: Đây là công đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất tại nhà máy. Lá dứa tươi được đưa vào trong máy đánh sợi để các con lăn tạo áp lực nghiền, giúp sợi lá được tách rời khỏi nhau. 

  • Tách nước: Công đoạn này nhằm giảm lượng nước còn dư trong lá, giúp sợi vải tơi hơi và dễ dàng tách rời hơn.

Lá dứa tươi được thu hoạch sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà máy đến tiến hành các bước chiết sợi, tách sợi và dệt vải  

Lá dứa tươi được thu hoạch sẽ được chuyển trực tiếp đến nhà máy đến tiến hành các bước chiết sợi, tách sợi và dệt vải (Nguồn: Nhịp cầu đầu tư)

  • Tách sợi: Công đoạn này có thể sử dụng máy móc hoặc làm thủ công bằng cách tách rời xơ sợi và bã lá sau khi đã được ép khô nước.

  • Làm sạch và sấy khô: Sợi xơ được ngâm rửa trong bể lớn, sau đó được vắt nhẹ bằng máy và phơi khô tự nhiên dưới ánh mặt trời. Trong trường hợp sản xuất theo quy mô lớn thì có thể sử dụng máy sấy công nghiệp để hong khô.

  • Kéo sợi: Sợi xơ dứa sau khi được làm khô sẽ được đưa vào máy kéo sợi để tạo thành sợi chỉ dài hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, các sợi tơ dứa đã có độ bóng mềm mịn tiêu chuẩn.

  • Dệt vải: Công đoạn cuối cùng để tạo nên những tấm vải sợi dứa chất lượng chính là sử dụng tơ dứa để dệt vải. Các tấm vải dứa thành phẩm thường có màu trắng sữa, bề mặt bóng và cực kỳ mềm mịn.

>>>Xem thêm: Tất tần tận về Công nghệ xử lý sợi vải Bamboo

Cách nhận biết vải sợi dứa

Với những ưu điểm vượt trội kể trên, vải sợi lá dứa được rất nhiều người ưa chuộng và săn đón. Tuy nhiên, chất liệu này không quá khác biệt với những vật liệu tự nhiên khác, vậy làm cách nào để nhận biết vải sợi từ lá dứa nhanh và chính xác nhất? Hãy cùng tham khảo một số tips quan trọng sau:

  • Quan sát bằng mắt thường: Vải sợi dứa có cấu trúc tơ sợi dạng xơ tự nhiên, có dạng khe hở nhỏ giữa các sợi vải. Đồng thời, vì sợi tơ dứa khá mỏng và mềm mịn nên vải sợi dứa có độ bóng cao hơn những chất liệu vải tự nhiên khác.

  • Sờ và cảm nhận: Bề mặt vải mềm mại, có cảm giác trơn mềm khi chạm tay vào

  • Thử nghiệm: Vải sợi lá dứa tự nhiên có khả năng thấm hút nhanh và đều trên khắp bề mặt. Khi đốt thử, vải lá dứa tạo thành tro vụn, không bị vón cục.

  • Đọc nhãn mác: Trên mỗi mẫu quần áo đều có đầy đủ thông tin về chất liệu, các bạn có thể tìm hiểu chi tiết trên sản phẩm nhé. 

Có rất nhiều cách để nhận biết vải sợi lá dứa 

Có rất nhiều cách để nhận biết vải sợi lá dứa

Ứng dụng của vải sợi dứa trong cuộc sống

Cũng như những loại vải dệt có nguồn gốc tự nhiên khác, vải sợi lá dứa có rất nhiều ứng dụng phổ biến và rộng rãi. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu sản phẩm trên thị trường có sử dụng thành phần này như quần áo, túi xách, thảm, giày dép, khăn trải bàn,... Bên cạnh đó, sợi dứa còn xuất hiện trong cả ngành công nghiệp ô tô như lốp xe, băng tải,... hoặc các sản phẩm gia dụng như đế lót ly, dây thừng,...

Vải sợi lá dứa xuất hiện trong rất nhiều ngành công nghiệp hiện đại 

Vải sợi lá dứa xuất hiện trong rất nhiều ngành công nghiệp hiện đại (Nguồn: Nông sản hạnh phúc)

Vì thành phần của tơ dứa có chứa các loại vitamin và hợp chất thân thiện với cơ thể con người nên vải sợi dứa còn góp mặt trong cả ngành mỹ phẩm, dược phẩm,... Ngành công nghiệp sản xuất giấy cũng sử dụng vải sợi tơ dứa như một nguyên liệu phụ trợ giúp nâng cao chất lượng thành phẩm, tạo nên những sản phẩm giấy và composite chất lượng cao cấp mà giá thành lại cực kỳ ưu đãi.

Áo Polo Nam Cafe - Outlet

-60% 329.000đ 132.000đ
Không áp dụng chính sách đổi trả và các khuyến mãi khác
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Quy trình chăm sóc và bảo quản vải sợi dứa

Nếu những loại vải sợi tự nhiên khác như vải sợi tre, vải bông cotton,... đều có yêu cầu nghiêm ngặt về cách giặt phơi và bảo quản thì vải sợi dứa lại sở hữu ưu điểm vượt trội trong lĩnh vực này - không cần quá mức chú trọng trong quá trình sử dụng mà vẫn đảm bảo độ bền đẹp với thời gian. Một số lưu ý cơ bản mà các bạn nên ghi nhớ khi sử dụng trang phục làm từ vải sợi lá dứa bao gồm:

  • Sử dụng chế độ giặt nhẹ và nước lạnh dưới 40 độ C: Đây là chế độ giặt thông thường đối với hầu hết các loại trang phục nam nữ hiện nay. Việc sử dụng chế độ giặt nhẹ sẽ giúp hạn chế việc vò, vắt mạnh tay làm đứt gãy cấu trúc sợi vải, gây ảnh hưởng đến tuổi thọ của quần áo. Thêm vào đó, giặt đồ bằng nước lạnh sẽ giúp quần áo giữ màu tốt hơn, không bị phai màu sau nhiều lần giặt.
  • Nên sử dụng nước xả: Ưu điểm của nước xả vải chính là tăng độ bền sợi, giữ màu, tạo hương thơm cho quần áo và làm mềm sợi vải. Do đó, việc sử dụng nước xả làm mềm vải ở bước giặt cuối cùng sẽ giúp vải sợi dứa không bị thô cứng sau nhiều lần giặt, đồng thời hạn chế tình trạng xù lông, nhăn nhúm bề mặt vải.

Nên lưu ý giặt phơi quần áo làm từ sợi dứa để giữ cho trang phục luôn bền đẹp như mới 

Nên lưu ý giặt phơi quần áo làm từ sợi dứa để giữ cho trang phục luôn bền đẹp như mới (Nguồn: Infonet)

  • Phơi quần áo đúng cách: Nhiều người thường sử dụng máy sấy nhiệt để làm khô quần áo nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu có khả năng thì mọi người nên lựa chọn phương án phơi khô tự nhiên dưới ánh mặt trời nhẹ nhàng, không quá gắt và ở nơi thoáng gió, độ ẩm thấp. Quần áo được giũ nhẹ khi phơi sẽ giúp hạn chế vết nhăn trên bề mặt vải.
  • Bảo quản nơi khô ráo: Bất cứ loại vải nào cũng có khả năng bị mốc hỏng nếu bị cất giữ ở nơi ẩm ướt, tối tăm. Do đó, bạn nên bảo quản quần áo làm từ vải sợi tơ dứa ở nơi khô ráo, thoáng mát, ưu tiên sử dụng móc treo, tránh gấp nếp để hạn chế làm nhăn bề mặt trang phục nhé.

Tiềm năng phát triển của vải sợi dứa trong thời gian tới 

Sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội, vải sợi dứa đã nhận được nhiều đánh giá tích cực về tiềm năng phát triển, định hướng hỗ trợ ngành công nghiệp thời trang xanh hóa hiện nay. Chi phí sản xuất thấp hơn nhiều so với các loại vải nguồn gốc từ động vật, loại vải sợi tơ dứa này đã được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn.

Nguồn gốc chính của vải sợi lá dứa là sợi cellulose có trong lá được tách rời, làm sạch và dệt để tạo thành một loại vải bền đẹp, thoáng khí và trọng lượng nhẹ. Các nhà khoa học đánh giá tính nhân văn của ngành công nghiệp sợi lá dứa rất cao vì không gây tổn hại đến sức khỏe của con người, động vật cũng như môi trường xung quanh.

Các nhà khoa học đánh giá ngành công nghiệp vải sợi dứa có tính nhân văn cao vì không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường 

Các nhà khoa học đánh giá ngành công nghiệp vải sợi dứa có tính nhân văn cao vì không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường (Nguồn: Dân trí)

Tiềm năng phát triển của vải sợi dứa hiện nay là cực kỳ lớn vì nguồn nguyên liệu lá dứa khá khổng lồ. Theo ước tính, mỗi năm có tới hơn 40 nghìn tấn lá dứa bị tiêu hủy hoặc phân hủy tự nhiên mà không được tận dụng vào bất cứ ứng dụng nào. Do đó, việc phát triển công nghiệp sản xuất tơ dứa sẽ hạn chế ô nhiễm đất, nước và giảm tro bụi vào bầu khí quyển khi đốt nương.

Với sản lượng dứa đứng thứ 10 trên toàn thế giới, Việt Nam hiện nay sở hữu hơn 34.000 hecta dứa mỗi năm, thu hoạch hơn 550.000 tấn nông sản, đồng thời cũng cung cấp nguồn lá dứa nguyên liệu dồi dào cho ngành công nghiệp sản xuất sợi vải.

Cùng với xu hướng xanh hóa ngành dệt may, việc phát triển cơ cấu sang các loại sợi tự nhiên bền vững như sợi dứa, sợi cà phê, sợi tre,... chính là lựa chọn cực kỳ sáng suốt của các thương hiệu thời trang nội địa Việt Nam và trên toàn thế giới. 

Trong xu hướng thời trang xanh hiện nay, vải sợi dứa có rất nhiều tiềm năng để phát triển

Trong xu hướng thời trang xanh hiện nay, vải sợi dứa có rất nhiều tiềm năng để phát triển (Nguồn: Vinatex)

Một số câu hỏi thường gặp về vải sợi dứa

Vải sợi dứa có an toàn cho da nhạy cảm không?

Các sản phẩm trang phục vải sợi lá dứa hiện nay đều được làm từ lá dứa thu hoạch trong các trang trại organic, đảm bảo thân thiện với môi trường và an toàn với da nhạy cảm. Các bạn nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc và quy trình sản xuất của sản phẩm để đảm bảo không có bất cứ lo ngại nào đối với làn da của mình nhé. 

Vải sợi dứa giá thành có cao không?

Do mới xuất hiện trong khoảng thời gian gần đây, công nghệ sản xuất vải sợi lá dứa vẫn còn nhiều hạn chế, quy trình phức tạp, kết hợp với nguồn nguyên liệu phụ thuộc vào khu vực địa lý đặc thù nên chi phí sản xuất khá cao, dẫn đến mức giá của vải sợi dứa khá đắt đỏ so với mặt bằng chung trên thị trường. 

Vải sợi dứa có chi phí sản xuất cao nên mức giá bán cũng khá đắt đỏ 

Vải sợi dứa có chi phí sản xuất cao nên mức giá bán cũng khá đắt đỏ

Lời kết

Cùng với xu hướng phát triển bền vững của thế giới, ngành công nghiệp sản xuất vải sợi dứa chắc chắn sẽ có được một vị thế vững chắc và không ngừng phát triển rực rỡ. Việc sở hữu những trang phục làm từ sợi dứa chính là cách đơn giản và dễ thực hiện để thể hiện sự quan tâm đối với vấn đề bảo vệ môi trường đấy

Nếu các bạn thấy bài viết này hữu ích thì đừng quên chia sẻ ngay cho bạn bè và người thân cùng tham khảo. Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật những tin tức thời trang mới nhất. 

“Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới.”

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn