Vải Taffeta là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng trong đời sống

Vải taffeta là gì? Ưu nhược điểm, tính chất, phân loại và ứng dụng của nó như thế nào? Tìm hiểu cùng Coolmate qua bài viết dưới đây nhé.

Ngày đăng: 08.08.2023, lúc 23:18 3.231 lượt xem

Nhắc đến Taffeta, người ta sẽ nghĩ ngay đến chất liệu thường sử dụng trong những bộ trang phục dạ hội. Vậy vải taffeta là gì? Đặc tính, các phân loại, ưu nhược điểm và ứng dụng của loại vải này là gì? Cùng Coolmate đi sâu tìm hiểu nhé.

vai-taffeta-2372

Tìm hiểu về vải taffeta

1. Giới thiệu chung về vải Taffeta

1.1. Vải Taffeta là gì?

Taffeta (hay tafta) là một loại vải dệt được tạo thành từ tơ tằm, sợi bông và các loại sợi tổng hợp khác. Chất liệu vải có bề mặt trơn, sờ vào rất mịn. Tùy thuộc vào loại sợi và độ chặt khi dệt mà vải có độ bóng và cứng khác nhau.

Được sử dụng từ thế kỷ 15, vải tafta được ưa chuộng để may đầm dự tiệc, áo choàng bóng, váy cưới hay đồ trang trí nội thất. Mặc dù gần giống với vải lụa nhưng vải taffeta có tính chất cứng hơn và được coi là một chất liệu cao cấp trong thời trang.

Có nhiều biến thể của vải taffeta như taffeta gấm, taffeta lụa hay taffeta sợi nhân tạo cho các mục đích sử dụng khác nhau.

vai-taffeta-2372

Vải tafta được ưa chuộng may đầm dạ hội/ đầm biểu diễn

1.2. Lịch sử của vải taffeta

Taffeta, có nguồn gốc từ từ “taftah” trong tiếng Ba Tư, nghĩa là “dệt xoắn”. Loại vải này được sản xuất lần đầu tiên ở Trung Đông vào thế kỷ thứ 12. Cho đến năm 1990, nó được dệt từ sợi xoắn bằng phương pháp thủ công. Nhưng vào cuối thế kỷ trước, một chiếc máy đặc biệt được tạo ra ở thị trấn Bangalore, Ấn Độ. Điều này giúp việc sản xuất tafta trở nên thuận tiện hơn. Đó cũng chính là lý do Ấn Độ được coi là quốc gia dẫn đầu trong việc sản xuất và bán vải Taffeta.

vai-taffeta-2372

Lịch sử của vải taffeta

1.3. Thành phần của vải 

Giống như những loại vải khác, vải taffeta hoặc được làm từ nguyên liệu tự nhiên hoặc từ nguyên liệu nhân tạo.

Ban đầu, vải taffeta được làm từ sợi tơ tằm tự nhiên nên giá thành cực kỳ cao và chỉ có những gia đình quý tộc hay triều đình mới có thể sở hữu. 

Với sự phát triển của công nghệ và sự xuất hiện của polyme cùng các chất liệu khác, sản xuất vải tafta cũng trở nên dễ dàng hơn. Nhờ giảm thiểu chi phí sản xuất, vải tafta ngày nay có màu sắc đa dạng và được sử dụng rộng rãi hơn.

  • Sợi tơ tằm: Lụa taffeta được dệt từ sợi tơ tằm tự nhiên, người có làn da nhạy cảm cũng có thể mặc được. Dù giá thành lụa rất cao nhưng đổi lại là sự sang trọng, tinh tế mà nó mang lại. 

  • Cotton: Bông taffeta từ cotton mang lại sự thoải mái và không gây dị ứng khi mặc. Giá thành của nó cũng thấp hơn loại tơ tằm.

  • Viscose tafta: Vải viscose nhân tạo có độ bóng và khá mềm mại. Nhược điểm của nó là rất dễ bị cứa, chỉ cần tác động một vết móng tay nhỏ lên là vải sẽ bị hỏng. Bù lại, viscose tafta có giá thành khá mềm, ai cũng có thể mua và sử dụng.

  • Acetate Tafta: Được làm từ polyester, thường để may các loại trang phục thường ngày. Giá vải thấp nên được sử dụng rất phổ biến.

vai-taffeta-2372

Vải viscose tafta

2. Đặc tính của vải taffeta

Khác với những loại vải khác, Taffeta có nhiều đặc tính riêng biệt:

  • Tafta được làm từ sợi xoắn chặt với nhau, vải rất mỏng nhưng nhìn lại thấy khá dày. Điều này làm cho các trang phục tafta có form đứng và không bị rủ.

  • Với độ bóng và khả năng bắt sáng cực tốt, Tafta rất được ưa chuộng trong sản xuất các trang phục biểu diễn. Chất liệu khi tiếp xúc với ánh đèn sân khấu sẽ làm cho sản phẩm được nổi bật và thu hút ánh nhìn.

vai-taffeta-2372

Sơ mi taffeta cho nam

  • Nếu bạn mặc một bộ đồ tafta và di chuyển, âm thanh sột soạt nhẹ sẽ phát ra khi vải cọ xát với nhau.

Những đặc tính của vải taffeta còn phụ thuộc vào từng nguyên liệu làm ra nó. Tuy nhiên, một số đặc tính phổ biến có trong tất cả các loại tafta là tính nhẹ, không hấp thụ độ ẩm và giữ dáng tốt.

3. Phân biệt các chất liệu taffeta

Vải taffeta được phân ra thành 6 loại khác nhau với những đặc điểm riêng biệt: 

  • Shot Silk Taffeta: Đặc trưng của vải nằm ở sợi dọc và sợi ngang có màu sắc khác nhau, tạo ra hiệu ứng óng ánh bắt mắt.

  • Warp-printed Taffeta: Các sợi dọc được in trước khi dệt, cho ra thành phẩm vải có màu sắc đa dạng, phổ biến ở Pháp vào thế kỷ 18.

vai-taffeta-2372

Warp-printed Taffeta có các sợi dọc

  • Antique Taffeta: Là loại tafta được dệt từ các sợi không đều nhau.

  • Paper Taffeta: Chất liệu tafta cực kỳ mỏng, nhẹ và cứng như giấy, mặc lên người trông rất thanh lịch.

  • Faille Taffeta: Được làm từ các sợi có chiều dài ngắn như sợi bông hoặc len. Vải có độ bóng đẹp và mềm mại.

  • Stretch-Taffeta: Chất liệu co giãn, kết hợp với spandex vào sợi dệt giúp tăng tính co giãn và linh hoạt cho trang phục.

vai-taffeta-2372

Stretch-Taffeta có tính co giãn

4. Ưu nhược điểm của chất liệu taffeta

Vải taffeta là một loại vải có nhiều ưu điểm và cũng không tránh khỏi một số nhược điểm.

- Ưu điểm của vải taffeta:

  • Sang trọng: Với bề mặt bóng và sắc nét, vải tafta luôn mang đến vẻ đẹp sang trọng cho bất kỳ bộ trang phục nào. Ánh sáng tự nhiên chiếu vào tạo hiệu ứng lung linh và huyền ảo, làm trang phục trở nên nổi bật và ấn tượng.

vai-taffeta-2372

Trang phục vải tafta nhìn thanh lịch và sang trọng

  • Giữ form dáng: Vải Tafta có kết cấu bền vững, không bị nhăn nhúm và mất dáng sau một thời gian sử dụng. Điều này giúp trang phục giữ được những nếp gấp thời trang và tạo sự uyển chuyển.

  • Hoa văn tinh tế: Vải tafta kết hợp cùng các thành phần nhân tạo, giúp tạo ra những bộ sưu tập sang trọng với màu sắc nổi bật và đường nét hoa văn tinh xảo. Từ đó giúp phụ nữ dễ dàng lựa chọn và kết hợp nhiều kiểu trang phục khác nhau.

  • Phản chiếu ánh sáng tốt: Chất liệu tafta có độ bóng nhẹ, khi ánh sáng chiếu vào tạo nên hiệu ứng lung linh, huyền ảo cho trang phục nổi bật hơn.

  • Dễ vệ sinh: Vải tafta dễ dàng vệ sinh khi bẩn.

  • Giá thành phù hợp: Nhờ sự phát triển của công nghệ và việc sản xuất nhiều loại vải tafta khác nhau mà giá thành của chúng đã giảm đáng kể.

vai-taffeta-2372

Chất liệu vải dễ vệ sinh

- Nhược điểm của vải Tafta:

  • Không thấm hút chất ẩm: Chất liệu taffeta không có khả năng thấm hút mồ hôi, khi mặc vào mùa hè sẽ gây cảm giác bí, nóng và khó chịu.

  • Tốn thời gian giặt ủi: Để giữ chất lượng vải tốt nhất, việc giặt yêu cầu sử dụng nước lạnh, không dùng nước nóng và máy giặt.

  • Co giãn kém: Vải taffeta không có khả năng co giãn kể cả sau một thời gian sử dụng. Vì vậy khi lựa chọn chất liệu này, cần đảm bảo trang phục phù hợp với số đo cơ thể.

5. Ứng dụng của taffeta trong đời sống

Vải taffeta được ứng dụng rất nhiều trong thực tế đời sống nhờ các đặc tính và ưu điểm mà nó mang lại. Dưới đây là một số ví dụ về ứng dụng của chất liệu: 

  • Phòng ngủ: Vỏ gối, drap giường và đệm làm từ chất liệu tafta giúp không gian phòng ngủ trở nên sang trọng và tinh tế hơn. Vải giữ dáng tốt, không bị nhăn nhúm nên khi dọn dẹp hay trang trí cũng tiện hơn.

vai-taffeta-2372

Ứng dụng chất liệu tafta trong phòng ngủ

  • May trang phục: Vải taffeta là sự lựa chọn hàng đầu trong việc may các loại trang phục dạ hội, biểu diễn, đồ cưới, thậm chí là trang phục hàng ngày. Đặc tính bóng nhẹ của vải mang đến sự tinh tế và sang trọng cho thiết kế.

  • Làm đồ trang trí nội thất: Một số loại vải tafta nặng và cứng sẽ được sử dụng để may rèm cửa, tạo nên không gian nhà sang trọng. Đặc biệt, ưu điểm ít bám bụi của vải cũng giúp tiết kiệm công sức dọn dẹp hay chi phí vệ sinh.

  • Làm lớp lót trong của trang phục: Vải tafta thường được sử dụng để làm lớp lót trong váy đầm, giúp trang phục trông dày dặn hơn và không gây cảm giác khó chịu cho da.

vai-taffeta-2372

Rèm cửa chất liệu tafta

6. Cách vệ sinh và bảo quản trang phục taffeta

Để giữ cho vải tafta bền đẹp lâu mà không làm hỏng chất liệu, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn giặt và bảo quản sau:

  • Giặt khô hoặc giặt bằng nước lạnh. Đặc biệt, vải lụa taffeta luôn cần được giặt khô. Trong khi đó, vải tafta tổng hợp có thể được giặt tại nhà.

  • Không dùng nước nóng vì sẽ khiến thuốc nhuộm vải ra màu.

  • Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng.

  • Không vắt mạnh hoặc xoắn trang phục để tránh làm hỏng vải và form dáng.

  • Phơi đồ ở nơi thoáng gió, không có ánh nắng chiếu vào trực tiếp.

  • Sử dụng bàn là ở nhiệt độ thấp.

  • Không nên mặc trang phục tafta vào những ngày nắng nóng vì vải không có khả năng thấm hút mồ hôi.

  • Vải không co giãn nên cần may hoặc mua chuẩn số đo cơ thể.

Kết luận

Trên đây là những thông tin tổng quát về vải taffeta. Bằng cách hiểu chất liệu, hiểu đặc tính cũng như ưu nhược điểm của nó, bạn có thể cân nhắc may đồ hoặc mua sắm trang phục vải taffeta. Xem thêm các bài viết khác về chất liệu may mặc tại CoolBlog nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn