Vải Tafta là một dòng vải cao cấp được rất nhiều người yêu thích lựa chọn, chúng có những đặc điểm vượt trội và luôn tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Chính vì thế, giá thành của dòng vải Tafta thường cao hơn so với những dòng khác trên thị trường.
Vậy loại vải Tafta này có ưu nhược điểm và ứng dụng như thế nào? Có khác gì so với vải taffeta không? Bài viết dưới đây của Coolmate sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc trên, cùng theo dõi nhé.
Vải Tafta là gì? Vải Taffeta là gì?
Vải Tafta hay còn có tên gọi đầy đủ theo Tiếng Anh là Taffeta được dệt trực từ sợi bông, tơ tằm hoặc sợi tơ nhân tạo dạng xoắn. Bởi lẽ, Taffeta được dịch ra là dệt xoắn, được lấy trực tiếp từ kỹ thuật dệt thời bấy giờ.
Đến nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác sự ra đời của vải Taffeta, chỉ có thể biết nó xuất phát từ các nước Ba Tư, Ấn Độ trong thế kỷ 15. Hai quốc gia này tới nay vẫn thịnh hành dòng vải Tafta và được nhiều nước phát triển trên thế giới đặc biệt yêu thích.
Vải Taffeta là dòng vải cao cấp thường sử dụng để làm trang phục như váy cưới, rèm cửa, quần áo,... những đồ dùng được sử dụng cho giới nhà giàu, quý tộc. Ngày nay, nhiều người sử dụng loại vải này để làm đồ trang trí nội thất, sản phẩm chăm sóc giấc ngủ như chăn, ga, gối đệm.
Loại vải này có đặc tính rất đặc biệt mịn màng, trơn bóng nhưng không rũ, form đứng nên người dùng luôn có cảm giác sang trọng. Tuy nhiên, vải Tafta không phải phải lụa vì loại này có độ cứng, khác xa so với vải lụa mềm mỏng và rũ.
Vải Tafta có những thành phần nào?
Ban đầu vải Tafta (vải Taffeta) được sản xuất hoàn toàn bằng bông và sợi tơ tằm. Vì vậy, giá thành của thành phần từ nguyên liệu vải này thường rất cao. Sau này, khi đã áp dụng công nghệ và sự ra đời của polyme đã giúp Tafta có bước chuyển vượt bậc. Vải Tafta ngày nay chắc chắn hơn, đa dạng màu sắc và giảm thiểu tối đa được ngân sách sản xuất. Thành phần vải Taffeta hiện nay bao gồm:
Cotton: Thành phần tạo ra sự thoải mái và phù hợp với nhiều loại da khác nhau, kể cả da nhạy cảm nhất.
Sợi tơ tằm: Thành phần tự nhiên được coi là “linh hồn” của vải Tafta giảm thiểu kích ứng cho làn da, tăng độ đàn hồi cho vải.
Acetate Tafta: Có tác dụng pha trộn, làm giảm giá thành của sản phẩm, tạo nên độ khít cho từng nốt xoắn của sản phẩm
Viscore Tafta: Là thành phần giúp tạo nên độ bóng và mềm mại cho sản phẩm. Ưu điểm là chi phí rẻ, để sử dụng nhưng bề mặt dễ bị cứa gây ra tình trạng xước bề mặt vải.
Nguồn gốc, lịch sử ra đời của vải Tafta
Đến nay, vẫn chưa xác định được nguồn gốc chính xác sự ra đời của vải Taffeta, chỉ có thể biết nó xuất phát từ các nước Ba Tư, Ấn Độ trong thế kỷ 15. Hai quốc gia này tới nay vẫn thịnh hành dòng vải Tafta và được nhiều nước phát triển trên thế giới đặc biệt yêu thích.
Tuy nhiên cũng có một số tư liệu khác lại ghi rằng, vải Tafta có nguồn gốc từ Attabiya - Baghdad từ thế kỷ 12, trong khi các nước như Ấn Độ và Pakistan chỉ là nơi sản xuất ra dòng vải thô. Khi công nghệ chưa phát triển, vải Taffeta được dệt hoàn toàn bằng tay, người ta sử dụng tay nắm để đệt hàng chục giờ mới được một tấm vải Tafta chất lượng.
Tới cuối những năm 90 của thế kỷ XX, khi khoa học công nghệ phát triển, người ta đã ứng dụng vào sản xuất nên rút ngắn thời gian và chất lượng vải Tafta. Nhờ vậy, những tấm vải Tafta có kết cấu chặt chẽ, độ xoắn cao và có giá thành rẻ hơn nhiều so với trước kia.
Ngày nay, vải Tafta đã phổ biến ra nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, mặc dù vậy, giá thành của loại vải này vẫn khá cao và phù hợp với những người có thu nhập khá trở lên.
Vải Tafta được sản xuất bằng cách nào?
Để có được một tấm vải có chất lượng tốt, đòi hỏi phải có kỹ thuật thực sự tốt. Tùy theo từng chất liệu khác nhau mà vải Tafta áp dụng cách sản xuất khác nhau. Cụ thể như sau:
Sản xuất bằng tơ tằm
Quy trình sản xuất vải Tafta bằng tơ tằm được bắt đầu từ việc trồng trọt, thu hoạch kén tằm trong môi trường sạch. Người nông dân nuôi trồng kén tằm sao cho chúng đạt năng suất cao nhất và không gây ra tình trạng bị chết hoặc bệnh ở tằm.
Khi đã sơ chế và thu được sợi tơ tằm, công nhân sẽ đem ngâm kén tằm để kéo thành sợi. Tiếp đó là nhuộm vải và đem đi dệt xoắn. Đây cũng là cách sản xuất truyền thống đã được lưu truyền hàng trăm năm, tới bây giờ vẫn có một vùng tại khu vực Ấn Độ đang áp dụng cách thức sản xuất này.
Sản xuất bằng chất bán tổng hợp
Chất bán tổng hợp là nguyên liệu tối ưu giúp hạ giá thành của vải Tafta, trong đó dòng vải polyester được sử dụng phổ biến nhiều nhất. Quy trình sản xuất từ việc tạo ra vải polyme, đem đi tạo thành sợi dệt, xử lý sợi rồi cho vào dây chuyền để tạo thành vải Tafta. Trước khi tạo thành vải Tafta, sợi vải thường rất thô, cứng, tuy nhiên sau khi đã cho qua dây chuyền, chất lượng vải tafta được tăng rõ rệt, sắc nét và bền hơn rất nhiều.
Tính chất về chất vải Taffeta
Dựa vào tính chất của vải Taffeta mà người dùng cần có cách sử dụng hợp lý để giữ thành phẩm bền. Vải Tafta được tạo nên từ những sợi vải mỏng khác nhau, tuy nhiên khi áp dụng kỹ thuật xoắn sợi vải thì chúng lại trở nên khá dày và tạo form đứng tốt.
Tafta là loại vải cao cấp có những đặc tính nổi trội khá xa với những sản phẩm khác trên thị trường. Tính chất đầu tiên là sắc nét, chúng có độ chững, là sự kết hợp hoàn hảo giữa nhiều sợi xoắn chặt chẽ với nhau, vải Tafta cũng được sản xuất theo kiểu dệt trơn, nên khi cầm người dùng sẽ luôn có cảm giác rất mịn.
Tuy nhiên khác so với vải lụa, Taffeta có độ sáng bóng đặc trưng, dù sản xuất bằng sợi bông, tơ tằm hay polyester thì chúng đều giữ được độ bóng rất tốt. Bên cạnh đó, Taffeta có bề mặt rất nhẵn mịn, đa dạng màu sắc, sau khi nhuộm màu vẫn giữ được độ mềm mại nhất định.
Khi cọ xát vải Tafta, chúng ta dễ dàng nghe thấy tiếng sột soạt, bởi lẽ nguyên liệu chính của vải được làm bằng sợi. Vải Tafta có khả năng hút ẩm thấp, thoáng khí, giữ nhiệt và khả năng co giãn thấp. Để đảm bảo được hiệu quả lâu dài khi sử dụng vải Taffeta, người dùng nên giặt lạnh hoặc giặt tay nhẹ nhàng là tốt nhất.
Phân loại chất liệu vải Tafta phổ biến hiện nay
Hiện tại có 8 loại vải Tafta trên thị trường hiện nay, chúng được phân chia dựa theo nguyên liệu chính sản xuất nên vải đó, cụ thể là.
Vài Tafta lụa: Loại vải này rất mềm mại, được nhà sản xuất lấy nguyên liệu chính tương tự như sản xuất lụa, nên chúng có những đặc tính tương tự như lụa
Giấy Tafta: Hay Taffeta polyester siêu mỏng, được tạo thành từ sợi tơ tằm hoặc sợi polyester rất mỏng và sắc nét.
Tafta tổng hợp: Mới ra đời trong thời gian gần đây nhưng đã giúp hạ giá thành của các thành phẩm được làm từ vải Tafta tổng hợp. Nguyên liệu chính là từ polyester hoặc rayon nhưng vẫn giữ được những đặc tính cơ bản của vải Taffeta.
Taffeta nhuộm sợi: Thay vì sản xuất xong mới đem đi nhuộm thì những sợi vải Taftasex sẽ được đem đi nhuộm sợi trước, chính vì thế chúng rất cứng và sắc nét, tăng thêm độ bền cho thành phẩm.
Tafta nhuộm mảnh: Trái ngược với tafta nhuộm sợi, tafta nhuộm mảnh sẽ được sản xuất ở màu sắc nguyên bản, sau khi dệt thành mới đem đi nhuộm nên chúng khá mềm mại, mỏng và bóng hơn.
Shot silk Tafta: Đây là một cách sản xuất sợi Tafta mới trong thời gian gần đây, tạo nên một dòng vải mới và được thị trường ưa chuộng. Để có thể tạo nên một dòng vải đặc biệt này, người ta sẽ sử dụng những sợi có màu sắc khác nhau mà dệt.
Thành phẩm tạo nên sẽ có vẻ ngoài óng ánh, màu sắc đa dạng từ nhiều góc khác nhau. Cũng có lúc Shot silk Tafta được làm từ sợi Polyester hoặc lụa được yêu thích và xuất khẩu ra nhiều nơi trên thế giới, chúng còn có tên gọi khác là Pompadour Taffeta hoặc Chiné.
Moire Taffeta: Loại vải này được sản xuất vô cùng cầu kỳ, áp dụng kỹ thuật chuyên môn cao tạo nên họa tiết hình chìm gợn sóng đặc biệt. Vì thời gian sản xuất khá công phu và tốn nhiều thời gian nên Moire Taffeta thường có giá thành cao.
Tafta cổ: Loại vải cổ truyền được sản xuất nguyên sơ như thời kỳ đầu có tính chất khá cứng, chưa thêm các cục sợi mềm cách đầu nhau trên bề mặt vải.
Ưu nhược điểm của vải Tafta
Ưu điểm của thành phẩm có chất liệu Tafta
Là dòng vải cao cấp trên thị trường, vải Tafta có rất nhiều ưu điểm nổi bật như:
Vải không nhăn, không cần ủi quá nhiều lần: Loại vải đặc biệt này rất bền và được liên kết chặt chẽ bằng các sợi xoắn nên hầu như không bị nhăn, xô lệch trong quá trình sử dụng. Chúng cũng có khả năng giữ được form dáng chuẩn và thường được dùng để làm hàng thiết kế cao cấp. Nếu bạn là người bận rộn và không có nhiều thời gian ủi đồ thì hãy lựa chọn trang phục được làm từ nguyên liệu này nhé.
Màu sắc đa dạng: Mỗi một thành phẩm được tạo nên từ vải Tafta đều có thiết kế vô cùng độc đáo, sắc nét, màu sắc đa dạng. Vải Tafta giữ màu rất tốt nên khi sử dụng bạn hoàn toàn yên tâm nhé.
Định hình trang phục dễ dàng: Nếu bạn chú ý, những loại váy phồng, óng ánh và cần giữ form dáng chuẩn thì đều sử dụng vải Tafta để thiết kế. Đặc biệt là những chiếc váy cưới cao cấp, có độ dày nhất định và góp phần tạo nên sự sang trọng, quý phái cho người mặc.
Dễ dàng vệ sinh: Chất liệu vải Taffeta khó bám bụi do thiết kế chặt chẽ từ các sợi vải nên người dùng có thể dễ dàng vệ sinh. Bạn sẽ chẳng phải dùng quá nhiều thời gian cho việc làm sạch bề mặt vải Tafta, chỉ cần nhẹ nhàng giặt thì những vết bẩn đã được loại bỏ dễ dàng.
Khả năng phản chiếu ánh sáng tốt: Mọi sản phẩm làm từ vải Tafta đều có độ bóng nhẹ, khả năng phản chiếu ánh sáng tốt nên những hoa văn, họa tiết in trên vải đều được hiện lên rõ ràng, bắt mắt. Vì vậy, vải Tafta luôn khiến cho bạn có cảm giác huyền ảo, thu hút vô cùng.
Giá cả phải chăng: Thời kỳ đầu vải Tafta được làm từ vải bông và sợi tơ tằm nên giá thành rất cao, chỉ sử dụng cho giới quý tộc, nhà giàu. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ và đa dạng hóa nguyên liệu thì không những chất liệu vải Tafta được tăng lên mà còn giúp giá thành được giảm đáng kể. Hiện nay, vải Tafta có thể sử dụng được cho nhiều tầng lớp, đối tượng khác nhau.
Nhược điểm của chất vải Taffeta
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với những sản phẩm khác trên thị trường nhưng Taffeta cũng có nhược điểm cần khắc phục như:
Khả năng thấm hút kém: Hầu như các loại vải Tafta đều không có khả năng thấm hút mồ hôi nên nếu sử dụng vào mùa hè sẽ dễ gặp tình trạng bí bách, khó chịu
Mất nhiều thời gian làm sạch: Vải Tafta mặc dù không bám bụi nhưng lại yêu cầu người sử dụng phải có quy trình giặt là chu đáo. Để giữ được chất lượng vải tốt nhất, người dùng phải giặt bằng nước lạnh, không sử dụng máy giặt mà phải sử dụng bằng tay
Độ co giãn thấp: Sau một thời gian dài sử dụng, vải Tafta cũng không có khả năng co giãn, vậy nên khi lựa chọn trang phục, bạn cần chú ý chọn đồ có số đo phù hợp với cơ thể của mình.
Khả năng giữ nhiệt thấp: Dù khả năng thấm hút kém nhưng khả năng giữ nhiệt của loại vải này cũng không được cải thiện, bởi lẽ khả năng thở của vải rất tốt. Do vậy bạn không nên sử dụng vào mùa đông hoặc khi thời tiết se lạnh.
Ứng dụng thực tế của vải Tafta trong đời sống
Ngày nay, khi tốc độ phát triển công nghiệp may mặc phát triển nhanh chóng, vải Tafta đã trở nên phổ biến và được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như trang trí nhà cửa, trang phục. Cụ thể là
Trang phục may mặc cao cấp: Những bộ quần áo cao cấp, sang trọng, váy cưới, đầm tinh tế được làm từ nguyên liệu vải Tafta luôn được nhiều người yêu thích. Thậm chí là những trang phục mặc hàng ngày, đi làm, đi chơi đều lấy nguyên liệu vải Tafta để may mặc.
Rèm cửa trang trí nội thất: Đồ trang trí nội thất sử dụng vải Tafta phổ biến nhiều nhất là rèm cửa. Bạn có thể thấy chúng ở bất kỳ nơi nào, từ văn phòng tới nhà ở, đều tạo nên sự sang trọng cho căn phòng
Lớp lót áo khoác: Bản chất của vải Taffeta đều rất mềm và giúp giữ form dáng tốt, vì vậy chúng cũng được sử dụng để làm lớp lót trong của áo khoác.
Làm áo ngực: Áo nịt ngực có tác dụng rất tốt trong việc giữ độ cứng, tạo form cho người, giảm thiểu tối đa việc gây kích ứng cho làn da.
Làm chăn ga, gối đệm: Ngoài những tác dụng trên, vải Tafta cũng được dùng làm vỏ gối, đệm, chăn, ga giường tạo nên không gian ấm cúng, sang trọng cho tổ ấm của bạn.
Lưu ý khi sử dụng vải Tafta
Để vải Tafta có thể sử dụng lâu và giữ được chất lượng tốt nhất, bạn nên lưu ý một số thông tin dưới đây:
- Không giặt vải Tafta bằng máy giặt với chất tẩy rửa mạnh, giặt bằng nước lạnh trực tiếp bằng tay. Hoặc nếu được bạn có thể giặt khô thay bằng giặt nước như những loại vải khác
- Với những sản phẩm được làm từ vải Tafta sợi tổng hợp thì bạn có thể giặt trực tiếp tại nhà.
- Không vắt hoặc xoắn sau khi rũ sạch
- Không phơi sản phẩm ở nơi nắng gắt, nắng trực tiếp, thay vào đó là những nơi thoáng gió
- Ủi đồ ở nhiệt độ thấp (nếu không cần thiết thì nên hạn chế ủi đồ)
- Hạn chế tối đa việc sử dụng vải Tafta ngoài nắng gây ra cảm giác khó chịu, nóng nực khi mặc
- Sử dụng sản phẩm có số đo phù hợp với cơ thể vì vải không co giãn
Trên đây là những thông tin về vải Tafta, hy vọng quý bạn đọc đã có được những thông tin cần thiết về sản phẩm này. Hãy theo dõi những thông tin mới nhất của chúng mình trên website mỗi ngày để biết thêm về tips mặc đẹp sống chất nhé.
“Coolmate - Địa chỉ mua sắm đáng tin cậy cho nam giới”