Vải thô là gì? Tất tần tật thông tin cần biết về vải thô

Vải thô được biết đến và sử dụng rộng rãi nhờ đặc tính đơn giản và thông thoáng của nó. Nếu bạn cũng đang quan tâm và sử dụng loại vải này, hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu kĩ hơn những thông tin bổ ích nhé.

Ngày đăng: 18.10.2023, lúc 11:05 727 lượt xem

Vải thô là gì? Đây có phải là chất liệu "thô" như tên gọi hay ẩn chứa những đặc điểm độc đáo mà bạn chưa từng khám phá? Bạn có biết rằng ngành công nghiệp dệt may toàn cầu sử dụng hàng triệu tấn vải mỗi năm, và vải thô chiếm một phần đáng kể trong con số khổng lồ đó nhờ vào tính đa dụng, bền bỉ và thân thiện với môi trường.

Vậy tại sao bạn nên đọc bài viết này? Nếu bạn từng thắc mắc tại sao vải thô ngày càng được ưa chuộng, hoặc muốn tìm hiểu cách phân biệt vải thô chất lượng cao, bài viết này sẽ là cẩm nang không thể thiếu. Đừng bỏ lỡ nếu bạn muốn lựa chọn trang phục thông minh và chăm sóc sức khỏe tốt hơn nhé!

Vải thô là gì?

Vải thô đã không còn quá xa lạ với tất cả chúng ta. Tuy nhiên cấu tạo của chúng vẫn còn khá mới lạ và là một câu hỏi lớn. Vải thô là loại vải được tạo nên bởi thành phần chủ yếu từ sợi tự nhiên như sợi bông và sợi gai, đặc biệt không có sự pha tạp của các sợi nhân tạo hay các chất liệu khác.

Nhờ vậy, các sản phẩm làm từ vải thô mang lại cảm giác mát mẻ, thông thoáng và an toàn với sức khỏe con người. Loại vải này có bề mặt trơn, phẳng, mộc mạc đúng như tên gọi “vải thô”. Khác với nhiều loại vải khác, khi tiếp xúc với mặt vải thô bạn sẽ có cảm giác hơi thô sơ và cứng.

Vải thô được đánh giá là một trong tám loại vải thông dụng nhất trên thị trường hiện nay, chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghệ may mặc thời trang hàng ngày. Tuy có nhiều ưu điểm nhưng vải thô lại không được người dùng đánh giá cao về mặt thẩm mỹ. Tới hiện tại, chúng được ứng dụng nhiều tạo ra các phụ kiện hoặc vật dụng trang trí nội thất, vì vậy tính chất “thô sơ” lại đáp ứng được vẻ đẹp cổ điển của nhà sản xuất và người dùng.

Vải thô - vị cứu tinh của trang phục hè

Vải thô - vị cứu tinh của trang phục hè

Vải thô có nguồn gốc từ đâu?

Vải thô là loại vải được dệt từ các loại sợi tự nhiên, không pha lẫn sợi nhân tạo. Nguồn gốc của vải thô có thể bắt nguồn từ rất lâu đời, khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi. Các loại sợi tự nhiên như bông, gai, len,... được sử dụng để dệt vải, phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người. Vải thô bông là loại vải thô phổ biến nhất hiện nay. Sợi bông được lấy từ quả bông, một loại cây trồng có nguồn gốc từ Nam Á. Những mảnh vải bông đầu tiên được tìm thấy có niên đại từ khoảng 6000 năm trước Công nguyên.

Bên cạnh đó, vải thô gai được dệt từ sợi gai, một loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ cây gai dầu. Cây gai dầu được phân bố ở nhiều nơi trên thế giới, từ Trung Quốc, Ấn Độ đến châu Âu. Vải thô gai có độ bền cao, khả năng thấm hút tốt và thường được sử dụng để may quần áo, khăn trải giường,... Vải thô len được dệt từ sợi len, một loại sợi tự nhiên có nguồn gốc từ lông cừu. Cừu được nuôi nhiều ở các nước có khí hậu ôn đới, như châu Âu, châu Á,... Vải thô len có độ ấm cao, mềm mại và thường được ứng dụng để may áo khoác, mũ, khăn,...

Ngoài ra, còn có một số loại vải thô khác được dệt từ các loại sợi tự nhiên khác, như vải thô đay, vải thô mây,...

Trong tương lai, vải thô có thể thiết kế từ các loại sợi nhân tạo và sợi tái chế để giảm thiểu tác động tiêu cực của ngành công nghiệp dệt may lên môi trường. Tuy nhiên, nguồn gốc tự nhiên vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất vải thô truyền thống và vẫn được đáng giá cao.


Vải thô được tổng hợp từ nhiều sợi vải tự nhiên

Vải thô được tổng hợp từ nhiều sợi vải tự nhiên

Các ứng dụng của vải thô trong đời sống

Chính nhờ những đặc tính khác biệt mà vải thô được sử dụng nhiều trong đời sống ở các lĩnh vực khác nhau. Một số ứng dụng phải kể đến như sau:

May mặc

Vải thô được đánh giá là chất liệu phi giới tính vì nó có thể dùng được cho cả nam và nữ. Nam giới khi diện trang phục từ vải thô sẽ toát lên vẻ cá tính, mộc mạc, ngược lại nữ giới sẽ thể hiện được vẻ đẹp nữ tính và giản dị.

Khi sử dụng trang phục từ vải thô kết hợp với da sẽ có mang lại sự khỏe khoắn, còn khi kết hợp với hoa thêu lại mang đến nét duyên dáng điệu đà cho người dùng. Có thể nói vải thô có thể sử dụng và phù hợp với nhiều hoàn cảnh và phong cách khác nhau.

 Vải thô được đánh giá là chất liệu phi giới tính

Vải thô được đánh giá là chất liệu phi giới tính vì nó có thể dùng được cho cả nam và nữ

Sản xuất phụ kiện

Vải thô còn được sử dụng nhiều để may trang phục của quân nhân. Với tính thoáng mát và độ bền cao, tạo cảm giác thoải mái, dễ dàng vận động nên nhiều đơn vị quân đội sử dụng vải thô làm chất liệu chính. Bên cạnh đó, họ cũng sử dụng vải thô để làm các phụ kiện, đồ dùng như túi xách, lều, bạt và giày,...

Sản xuất đồ nội thất

Vải thô có đặc tính cứng, dày nên được sử dụng khá rộng rãi trong các sản phẩm trang trí nội thất như rèm cửa, bọc ghế sofa. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính thô mộc, loại vải này mang đến vẻ đẹp cổ điển thô sơ cho những không gian vintage.

Một số nội thất từ vải thô được ưa chuộng

Một số nội thất từ vải thô được ưa chuộng

Một số ứng dụng khác

Ngoài những ứng dụng phổ biến nêu trên vải thô cũng được dùng cho một số mục đích như:

  • Sản xuất đồ dùng gia dụng: Vải thô được sử dụng để sản xuất các loại đồ dùng gia dụng như túi đựng rác, khăn lau,... Vải thô có giá thành rẻ, thân thiện với môi trường.
  • May bạt, túi đựng hàng hóa: Vải thô có độ bền cao, khả năng chống thấm nước tốt, phù hợp để may bạt, túi đựng hàng hóa.
  • Sản xuất đồ chơi trẻ em: Vải thô được sử dụng để sản xuất các loại đồ chơi trẻ em như thú nhồi bông, đồ chơi xếp hình,... Vải thô an toàn cho trẻ nhỏ, thân thiện với môi trường.
  • Làm đồ trang trí nghệ thuật: Vải thô được sử dụng để làm các loại đồ trang trí nghệ thuật như tranh thêu, gốm sứ,... Vải thô tạo nên vẻ đẹp mộc mạc, giản dị cho các sản phẩm nghệ thuật.

Ưu điểm của các loại vải thô

Vải thô được đánh giá là một trong những loại vải tốt nhất thị trường hiện nay, thậm chí chúng bền hơn các loại vải nỉ hay các loại vải may mặc mùa đông. Vì vậy một trong những ưu điểm của vải thô là có độ bền cao và được xuất hiện trong nhiều sản phẩm đời sống sinh hoạt hàng ngày từ bình dân tới cao cấp.

Mặc dù vải thô không sở hữu vẻ đẹp bóng sáng như vải lụa hay một số chất liệu khác nhưng nó lại có bề mặt khá nhẵn nhụi, trơn tru. Với thành phần chủ yếu từ sợi bông và sợi gai, vải thô mang đến sự nhẹ nhàng và cảm giác thoải mái, phù hợp cho mùa hè và các hoạt động ngoài trời.

Người dùng không chỉ quan tâm tới vẻ đẹp bên ngoài mà còn để ý tới sự an toàn của các loại vải bởi chúng sẽ tiếp xúc trực tiếp với da. Với thành phần tự nhiên, không lạm dụng nhiều loại chất hóa học trong quá trình sản xuất nên vải thô đảm bảo được tính an toàn tuyệt đối cho mọi đối tượng sử dụng. Đồng thời chất liệu này cũng không gây kích ứng cho da, kể cả làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, vải thô còn có độ thấm hút tốt, đó là lý do chúng được sử dụng nhiều vào mùa hè. Khả năng thấm hút tuyệt vời của loại vải này mang lại sự dễ chịu cho người dùng dù trời oi bức, nắng nóng. Chất vải mỏng nhẹ giúp chúng nhanh khô, nếu bạn là người hay ra mồ hôi thì không nên bỏ qua các loại áo được làm từ chất liệu này.

 

Các ưu điểm nổi bật của vải thô

Các ưu điểm nổi bật của vải thô

Nhược điểm của vải thô

Bên cạnh các ưu điểm nói trên, vải thô cũng tồn tại một số nhược điểm nhỏ, người dùng hoàn toàn có thể khắc phục được.

Một số người tiêu dùng vẫn thắc mắc không biết vải thô có nhăn không. Và câu trả lời là có, đây là nhược điểm khiến vải thô trở nên kém sang trọng và tinh tế hơn so với nhiều loại vải trên thị trường. Tuy nhiên chỉ cần một chiếc bàn là nhỏ, bạn chỉ cần vài phút để là chúng trước khi sử dụng, trang phục của bạn sẽ phẳng phiu như mới. Hoặc để khắc phục nhược điểm này, khi giặt bạn hạn chế vò vải mạnh tay, khi phơi giũ thật mạnh quần áo để hạn chế độ nhăn của vải, tiết kiệm thời gian là ủi sau khi giặt.

Dù vải thô thấm hút mồ hôi tốt, được sử dụng nhiều vào mùa hè nhưng lại có độ dày cao. Bởi vậy, trong may mặc, ứng dụng của chúng cũng bị hạn chế khi trang phục có yêu cầu khả năng chịu tác động cao từ môi trường.

Vải thô trở nên kém sang trọng bởi độ nhăn của nó

Vải thô trở nên kém sang trọng bởi độ nhăn của nó

So sánh vải thô và một số vải khác

Loại vải

Ưu điểm

Nhược điểm

Vải thô

- Độ bền cao, chịu lực tốt.

- Kết cấu chắc chắn, ít co rút sau giặt.

- Dễ may và bảo trì.

- Giá thành thấp hơn so với satin hoặc twill.

- Kém mềm mại, không thoáng mát bằng vải dệt kim.

- Ít bóng bẩy, không tạo cảm giác sang trọng.

Vải satin

- Bề mặt bóng, mịn, sang trọng.

- Thích hợp cho quần áo dự tiệc, ga giường, rèm cửa.

- Dễ nhăn và dễ xước.

- Khó bảo quản và giặt ủi.

- Giá thành cao hơn vải thô và twill.

Vải twill

- Độ bền cao, chống nhăn tốt.

- Có độ rũ và dẻo dai tốt hơn vải thô.

- Ít bám bẩn.

- Thường dày hơn, không phù hợp với thời tiết nóng.

- Giá cao hơn vải thô.

Vải dệt kim

- Co giãn tốt, thoải mái khi mặc.

- Mềm mại, thích hợp cho quần áo hàng ngày.

- Dễ bị dão, mất dáng sau thời gian dài sử dụng.

- Ít bền hơn so với vải thô hoặc twill.

Quy trình sản xuất vải thô

Quy trình sản xuất vải thô đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỉ, cùng tìm hiểu kĩ hơn về 5 bước tạo ra loại vải hữu dùng này nhé

  • Bước 1: Sản xuất sợi vải

Nguyên liệu chủ yếu của vải thô là sợi bông và sợi gai. Vào thời gian nhất định, người nông dân sẽ thu hoạch những quả bông, quả gai và mang đi sàng lọc, sơ chế sau đó đem đi kéo sợi. Để tạo độ bết dính và giảm ma sát cho chúng cần sử dụng thêm loại dầu đặc dụng để hỗ trợ công đoạn này.

  • Bước 2: Dệt vải

Đây được coi là bước quan trọng nhất trong quy trình. Để tăng độ dẻo dai, giảm ma sát mà không ảnh hưởng đến chất lượng vải, người ta sử dụng chất định cỡ và bôi trơn. Nhờ vậy sẽ hạn chế được tối đa tình trạng vải bị đứt trong quá trình dệt.

  • Bước 3: Kiểm tra và xử lý sợi vải

Sau khi đã dệt xong, vải tiếp tục được loại bỏ xơ sợi còn dư trên bề mặt bằng các chất hóa học và tiến hành tẩy trắng vải. Sau đó mang vải đi ngâm trong dung dịch kiềm để vải thêm bóng và bền hơn, đồng thời giúp quy trình phía sau thuận lợi hơn.

  • Bước 4: Nhuộm và in màu

Cũng giống như các loại vải khác, vải thô cũng được nhuộm và in nhiều màu sắc và họa tiết khác nhau để tăng tính thẩm mỹ cũng như đáp ứng các nhu cầu của khách hàng

  • Bước 5: Xử lý vải sau khi được nhuộm và in màu

Đây là bước cuối cùng của quy trình, nhà sản xuất sẽ kiểm tra kỹ chất lượng in. Nếu đã đạt chất lượng sẽ tiến hành thêm chất chống nhăn, chống chát, chống thấm, chống tĩnh điện, kháng khuẩn,...

Quy trình sản xuất vải thô khá phức tạp

Quy trình sản xuất vải thô đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp và tỉ mỉ

Các loại vải thô hiện có trên thị trường

Cũng như nhiều loại vải khác, vải thô được chia thành nhiều loại vải khác nhau tùy theo mục đích sử dụng của người tiêu dùng. Dưới đây là một số loại vải thô đang lưu hành trên thị trường.

Vải cotton khô là gì

Đây là loại vải thuộc nhóm vải thô, chúng được sản xuất từ nguyên liệu chính là sợi bông tự nhiên. Loại vải này có khả năng thấm hút nhanh, thông thoáng mồ hôi vượt trội. Đồng thời vải cotton khô còn có khả năng thấm hút nhan, giúp thông thoáng mồ hôi vượt trội so với các loại vải thô khác. 

Sự khác nhau giữa vải thô và vải cotton khô

Sự khác nhau giữa vải thô và vải cotton khô

Áo Thun Nam Cotton 200GSM

-54% 149.000đ 69.000đ
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Áo Thun Nam Cotton 220GSM

179.000đ
Mua 2 với giá 159K/sản phẩm
Màu sắc:
Kích thước Áo:

Vải kaki khô là gì

Vải kaki hay còn được biết đến với tên gọi tiếng anh là Khaki. Loại chất liệu này được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc bởi chúng được dệt từ sợi cotton 100% hoặc sợi cotton đan chéo với sợi tổng hợp. Vải kaki có tính chất nổi bật là bền, mát, ít nhăn, hơi dày nhưng tính co giãn tốt.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải kaki khô

Sự khác nhau giữa vải thô và vải kaki khô

Vải kate khô là gì

Vải kate khô được biết tới là một loại vải tổng hợp. Chúng là kết quả của sự kết hợp giữa sợi bông thiên nhiên và sợi nhân tạo với tỉ lệ thích hợp. Loại vải này được dệt và tạo theo nhiều kiểu dáng và họa tiết khác nhau như vải caro, vải sọc hoặc vải trơn. Đây cũng chính là một trong những loại vải thông dụng trong sản xuất và tiêu thụ.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải kake khô

Sự khác nhau giữa vải thô và vải kake khô

Vải thô boil là gì

Vải thô boil cũng là một loại vải thô nhưng chúng mềm mại hơn các loại vải thô khác. Loại vải này có độ rủ nhẹ, bề mặt chúng dày và đứng vải hơn cotton nhưng lại có sự mềm mại hơn vải thô, phù hợp để tạo xếp ly hoặc làm bèo nhún. Đồng thời chất liệu này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt nên được dùng nhiều trong thời trang trẻ em.

 

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô boil

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô boil

Vải thô cà bông là gì

Đây là một loại thô có tuổi thọ cao, thuộc nhóm vải sợi tự nhiên. Điều làm nên sự đặc biệt của loại vải này là sự trơn phẳng, mộc mạc, khi tiếp xúc với da sẽ có cảm giác hơi thô cứng chứ không mềm mại như các loại khác trên thị trường.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô bông

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô bông

Vải thô mộc

Với cái tên "vải thô," chất liệu này xuất hiện với đặc điểm bề mặt vải mang vẻ thô sơ, đơn giản, và thiếu đi sự sang trọng, dường như không thích hợp cho ngành công nghiệp thời trang. Tuy nhiên, chính sự mộc mạc này đã làm nên sự độc đáo và đặc biệt của loại vải này, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất, trang trí nội thất, và các sản phẩm thời trang phụ kiện, đem lại vẻ đẹp cổ điển và tự nhiên.
Các ứng dụng nổi trội của vải thô bao gồm rèm cửa với bề mặt thô rách, tạo sự kết hợp hoàn hảo với không gian nội thất, thảm trải sàn làm nên một không gian dễ chịu và ấm áp, túi xách với vẻ đẹp mộc mạc và duyên dáng, cũng như cúc áo và phụ kiện khác.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô mộc

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô mộc

Vải thô lụa

Vải thô lụa, khác với vải thô mộc, nổi bật với đặc tính mềm mịn và thường dành riêng cho lĩnh vực may mặc và sản xuất quần áo hàng ngày. Loại vải thô này được biết đến là một trong những chất liệu mềm nhất trong dải sản phẩm vải thô. Nhờ tính chất độc đáo này, vải thô lụa đã tạo ra một sự khác biệt thẩm mỹ đáng kể cho người sử dụng.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô lụa

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô lụa

Vải thô Hàn Quốc

Vải thô Hàn Quốc không thể được coi là có những đặc điểm nổi bật vượt trội so với vải thô Việt Nam. Tuy vậy, điểm mạnh của vải thô Hàn Quốc lại nằm ở sự đa dạng trong mẫu mã và thiết kế, đặc biệt được ưa chuộng bởi phụ nữ Việt Nam. Do đó, vải thô Hàn Quốc thường được sử dụng chủ yếu trong ngành sản xuất thời trang và may mặc, cũng như làm vật liệu cho phụ kiện nội thất như sofa, giường, hay nệm

 

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô hàn

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô hàn

Vải thô mềm

Vải thô mềm khác biệt với vải thô khác chủ yếu bởi tính mềm mại và cảm giác êm ái mà nó mang lại. Điều này làm cho vải thô mềm trở nên phổ biến rộng rãi và được ưa chuộng để khắc phục những khuyết điểm của các loại vải thô khác.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô mềm

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô mềm

Vải thô đũi

Vải thô đũi được biết đến với lượng sợi đũi trong thành phần vải khá cao, dẫn đến sự tương đồng đáng kể với vải đũi từ góc độ tính chất. Với cấu trúc vải đầy khoảng trống, vải thô đũi trở nên nhẹ nhàng và thông thoáng. Điều này có nghĩa rằng khi tiếp xúc với da, vải này không gây cảm giác khó chịu mà ngược lại, tạo ra cảm giác mát mẻ và thoải mái.

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô đũi

Sự khác nhau giữa vải thô và vải thô đũi

Một số cách phân biệt vải thô thật và giả

Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại vải hàng giả, hàng nhái, kém chất lượng xuất hiện tràn lan gây khó khăn cho người tiêu dùng. Do đó, bạn nên phân biệt các loại vải thô thật và giả theo một số cách dưới đây

  • Kiểm tra độ cứng của vải: Bạn dùng tay chà hai mặt vải hoặc vò nhẹ bằng tay, mỗi loại vải thô sẽ có một độ cứng và mức giá riêng. Bằng cách này bạn có thể phân biệt được các loại vải cần dùng. Trong trường hợp bạn tìm vải thô lụa mà khi vò nghe tiếng sột soạt và cứng thì nên cân nhắc.
  • Kiểm tra độ co giãn: Loại vải thô có độ co giãn thấp, nếu bạn kéo theo 4 chiều khác nhau mà chúng có khả năng co giãn thì có thể chúng không phải là vải thô nguyên chất.
  • Kiểm tra độ nhăn của vải: Nếu loại vải bạn kiểm tra không bị nhăn khi vò thì rất có thể chúng đã có thêm nylon hoặc polyester

Hướng dẫn cách vệ sinh và bảo quản vải thô

Vải thô bền và giữ được thẩm mỹ phần lớn phụ thuộc vào cách vệ sinh và bảo quản vải. Khi sử dụng cần lưu ý những điều sau để vải có tuổi thọ cao:

  • Trước khi giặt bạn nên làm sạch bề mặt để tránh sự bám bẩn khó xử lý khi vải ướt.
  • Đối với các bộ chăn ga gối và quần áo làm từ vải thô, bạn nên dùng những loại bột giặt an toàn, không có nhiều chất tẩy rửa nhằm giữ chất lượng và màu cho sản phẩm.
  • Sau khi giặt và làm sạch, nên phơi ở những nơi sạch sẽ, thông thoáng, có nhiều nắng và gió tự nhiên.
  • Không nên sử dụng những biện pháp nhiệt độ hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng gắt vì sẽ làm vải dễ biến dạng, giảm tuổi thọ sử dụng và nhanh phai màu.
  • Khi cần vệ sinh, bạn có thể loại bỏ bụi bẩn bằng máy hút bụi hoặc khăn ẩm.
  • Trong quá trình sử dụng, bề mặt vải không tránh khỏi những vết bẩn cứng đầu, vậy bạn có thể dùng cồn  90 độ đổ lên bề mặt và lau sạch bằng giấy.

Vải thô bền và giữ được thẩm mỹ

Vải thô bền và giữ được thẩm mỹ phần lớn phụ thuộc vào cách vệ sinh và bảo quản vải

Vải thô là gì? Nhìn chung, vải thô là loại vải phổ biến, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời sống, mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc vải thô là gì một cách chi tiết nhất. Đừng quên theo dõi ngay Coolblog để không bỏ lỡ bất kì thông tin hữu ích và những xu hướng giới trẻ được cập nhật mỗi ngày bạn nhé. 

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy cho nam giới

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn