Vải thun mè là gì? Tất tần tật thông tin về loại vải thun mè

Thun mè là loại vải khá phổ biến, thường được sử dụng để may các loại quần áo thể thao và đồng phục. Cùng Coolmate tìm hiểu về vải thun mè trong bài viết nhé!

Ngày đăng: 22.10.2023, lúc 00:09 1.225 lượt xem

Đối với những bạn đang làm trong lĩnh vực may mặc hoặc thiết kế thời trang, việc hiểu rõ về đặc điểm của từng loại vải là vô cùng cần thiết để có thể lựa chọn được loại vải phù hợp với sản phẩm của mình. Bạn đã nghe về vải thun mè - một trong những loại vải thông dụng nhất hiện nay? Bạn đã biết về đặc điểm và tính chất của loại vải này chưa? Nếu đang trong quá trình tìm hiểu, hãy cùng Coolmate khám phá tất tần tật những thông tin về loại vải thun mè trong bài viết này nhé!

1. Vải thun mè là gì?

Vải thun mè có tên gọi tiếng Anh là Bird's Eye Pique Fabric. Tên gọi cũng phần nào mô tả đặc điểm của loại vải này, với bề mặt vải được dệt có những lỗ chấm li ti giống như hạt mè. Thành phần chính của thun mè gồm có sợi PE tổng hợp, một số loại sẽ được pha thêm sợi cotton hoặc 3-5% sợi Spandex.

Vải thun mè có những chấm li ti như hạt mè

Vải thun mè có những chấm li ti như hạt mè (Nguồn ảnh: Coolmate)

 

2. Tính chất của vải thun mè

2.1 Tính chất vật lý

Nhờ bề mặt có những lỗ nhỏ li ti giống như hạt mè, vải thun mè có đặc điểm là mềm, xốp và gần như không bị nhăn hay mất form áo dù cho có bị vo mạnh.

Ngoài ra, vải được tạo nên từ thành phần tổng hợp khá cao nên có đặc tính ít thấm nước, khả năng hút ẩm sẽ kém hơn các loại vải khác.

Vải thun mè thường sẽ rất khó bị nhăn

Vải thun mè thường sẽ rất khó bị nhăn (Nguồn ảnh: Coolmate)

2.2 Tính hoá học

Thun mè có chứa lượng lớn thành phần nilon nên vải cháy rất chậm, khi cháy sẽ có mùi khét và tro sẽ vón thành cục cứng chứ không bóp tan được. Ngoài ra, vải cũng rất dễ bị co rúm khi bị tiếp xúc với nhiệt độ cao.

3. Các loại vải thun mè

Trên thị trường hiện có nhiều loại vải thun mè khác nhau. Chúng được phân loại dựa theo các đặc điểm về kiểu dệt và tính co giãn.

3.1 Dựa vào kiểu dệt

Tuy đều có đặc điểm là những rãnh chấm li ti trên bề mặt, nhưng dựa theo kiểu dệt, hình dáng của những rãnh chấm sẽ có nhiều dạng khác nhau.

Vải thun mè Thái

Loại vải này vẫn còn khá mới trên thị trường nên chưa được sử dụng phổ biến. Điểm nổi bật của vải thun mè Thái đến từ thành phần được dệt với 100% Polyester. Một số trường hợp có pha thêm sợi cotton theo nhiều tỉ lệ khác nhau.

Thun mè thái có chất lượng được đánh giá cao

Thun mè thái có chất lượng được đánh giá cao(Nguồn ảnh: Coolmate)

Đây được coi là loại vải có chất lượng cao cấp hơn cả, bởi khả năng thấm hút nước tốt, ít bị nhão hay xổ bông khi sử dụng lâu dài. Thun mè Thái cũng được sử dụng khá nhiều trong các mặt hàng thời trang mùa hè.

Ngoài ra, thun mè Thái cũng có ưu điểm là nhẹ và ít khi bị nhăn. Vì vậy, những bộ trang phục được làm từ loại vải này sẽ giúp tiết kiệm thời gian hơn khi giặt ủi. Nếu in hoa văn trên vải thun mè Thái, hình dạng và màu sắc hoa văn sẽ khó bị phai hay mờ đi sau một thời gian sử dụng.

Vải thun mè nhí

Có khá nhiều đặc tính tương tự như vải thun mè, thun mè nhí có tên gọi như vậy là bởi những rãnh hình hạt mè có phần nhỏ hơn chút so với thun mè nguyên bản. Nhờ vậy mà loại vải này đem lại cảm giác mềm mượt, dễ chịu khi mặc.

Rãnh hạt mè của vải thun mè nhí sẽ nhỏ hơn 1 chút

Rãnh hạt mè của vải thun mè nhí sẽ nhỏ hơn 1 chút (Nguồn ảnh: Coolmate)

Thun mè nhí vẫn có ưu điểm là chống nhăn và bền bỉ khi sử dụng. Ngoài ra, thun này còn có nhiều điểm nổi trội hơn thun mè nguyên bản là ở khả năng thấm hút mồ hôi tương đối tốt.

Vải mè caro

Vẫn là loại vải thun mè nhưng đặc điểm của vải này là hình dáng những rãnh chấm có hình caro bắt mắt. Chính vì vậy, vải mè caro rất được ưa chuộng để may trong nhiều loại quần áo như áo sơmi, áo chống nắng, áo thể thao,...

Vải mè chéo

Vải mè chéo được ưa chuộng sử dụng để may mặc, đặc biệt là các loại trang phục dành cho chị em như váy, áo thun,... Đặc trưng của loại vải này là những rãnh mè xếp thành hình chéo trải dài trên bề mặt, tạo nên kiểu dáng độc đáo và dễ nhận biết.

Vải mè chéo được các chị em ưa chuộng

Vải mè chéo được các chị em ưa chuộng (Nguồn ảnh: Coolmate)

 

Vải mè bóng

Cũng là vải thun mè, nhưng bề mặt vải mè bóng có phần bóng láng hơn so với các loại còn lại. Điều này tạo nên điểm độc đáo và bắt mắt khiến nó được sử dụng nhiều trong các mặt hàng thời trang như sản xuất đồ thể thao, điển hình là quần áo thi đấu bóng đá, bóng chuyền, cầu lông,...

Vải thun mè cá sấu

Vải mè cá sấu hay vải cá sấu mắt chim có mặt vải khá giống với vải thun cá sấu, nhưng nó vẫn là một dạng của vải thun mè. Loại vải này vẫn có những rãnh chấm li ti, tuy nhiên những rãnh chấm đó lại không phải là hình hạt mè mà là hình ovan giống mắt dệt vải cá sấu. Thành phần của vải thun mè cá sấu thường là chất liệu 100% Polyester nên vẫn giữ hầu hết đặc tính của vải thun mè.

Thun mè cá sấu dễ bị nhầm lẫn với vải cá sấu

Thun mè cá sấu dễ bị nhầm lẫn với vải cá sấu (Nguồn ảnh: Coolmate)

3.2 Dựa vào tính co giãn

Ngoài việc dựa theo kiểu dệt, vải thun mè còn được phân loại theo độ co giãn. Có 2 dạng chính là vải thun mè co giãn 2 chiều và vải thun mè co giãn 4 chiều.

Vải thun mè co dãn 2 chiều

Đúng như tên gọi thì loại vải này chỉ co dãn được 2 chiều, đó là chiều ngang và chiều dọc.

Vải co dãn 2 chiều có ưu điểm là giá thành rẻ hơn so với loại khác, ít bị nhàu, giãn và vẫn  giữ được form qua thời gian dài sử dụng.

Vải co dãn 2 chiều có giá thành rẻ hơn

Vải co dãn 2 chiều có giá thành rẻ hơn (Nguồn ảnh: Coolmate)

Tuy nhiên, độ co dãn kém sẽ không lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng. Vì vậy, vải thun mè co dãn 2 chiều sẽ kém được ưa chuộng trong ngành may mặc.

Vải thun mè co dãn 4 chiều

Vải thun mè co giãn 4 chiều có đặc điểm ưu việt hơn nhiều so với vải thun co giãn 2 chiều. Khả năng co giãn tốt cho phép bạn dù có kéo giãn nó ở bất kỳ chiều nào thì cũng đều có thể đàn hồi được.

Với nhiều ưu điểm vượt trội, vải thun co dãn 4 chiều rất được ưa chuộng

Với nhiều ưu điểm vượt trội, vải thun co dãn 4 chiều rất được ưa chuộng (Nguồn ảnh: Coolmate)

Nhờ khả năng co giãn này, vải thun mè 4 chiều rất được ưa chuộng để may các bộ trang phục. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là dễ bị nhão và giãn sau một khoảng thời gian sử dụng nên sẽ phù hợp để may quần áo mặc ở nhà hơn.

4. Ưu và nhược điểm của vải thun mè

Ưu điểm

  • Có độ xốp nhất định nhờ những rãnh nhỏ li ti trên vải, nhẹ và thoáng khí

  • Vải được làm từ chất liệu Polyester sẽ có độ bóng, mềm mịn, thoát ẩm tốt và nhanh khô giúp tạo cảm giác dễ chịu và thông thoáng

  • Bề mặt vải không có lông, ít khi bị xù dù giặt bằng tay hay máy

  • Hầu hết các loại vải thun mè đều có màu sắc tươi sáng

  • Dễ dàng in hình hoạ tiết lên vải mà không lo bị mất hay phai màu

  • Không bị nhão hay mất form khi sử dụng được 1 thời gian dài

  • Nhờ khả năng kháng khuẩn tương đối cao nên ít bị nấm, mốc

Vải thun mè có nhiều ưu điểm

Vải thun mè có nhiều ưu điểm (Nguồn ảnh: Coolmate)

Nhược điểm

Vải thun mè được làm từ sợi Polyester nhân tạo sẽ không có khả năng hút ẩm, hút mồ hôi nên mặc sẽ khá nóng. Ngoài ra, vải có khả năng co giãn không cao sẽ gây cảm giác khó chịu và không thoải mái khi vận động.

5. So sánh vải thun mè với vải thun lạnh và thun cotton

Cả 3 loại vải này đều có thành phần làm từ chất liệu sợi Polyester pha lẫn các loại sợi khác. Ngoài ra chúng cũng có tên gọi cũng như vài đặc điểm giống nhau. Vì thế có nhiều người nhầm lẫn giữa 3 loại vải này cũng như không biết phân biệt chúng.

Thực tế, chúng đều là các loại vải công nghiệp được ứng dụng nhiều trong cuộc sống nhưng lại là 3 loại vải hoàn toàn khác nhau. Mỗi loại vải sẽ có loại và lượng Polyester khác nhau nên đặc tính cũng không giống nhau.

Đặc điểm của vải thun lạnh

Vải thun lạnh có đặc điểm là chất thun lạnh, khá mềm, mịn và trơn láng, tạo cho người sử dụng cảm giác mát, thoải mái và dễ chịu. Một ưu điểm nổi trội của loại vải này là khả năng không nhăn và dễ dàng giặt sạch, điều này tương tự như vải thun mè. Người dùng có thể dễ dàng giữ đồ của mình luôn trong tình trạng sạch sẽ, vì sợi tổng hợp bên trong giúp vải không bị tác động bởi vi khuẩn hoặc nước. Ngoài ra, khả năng thoát ẩm cao của vải thun lạnh giúp hút mồ hôi hiệu quả, vượt trội hơn so với vải thun mè.

Vải thun lạnh tạo cảm giác mát lạnh

Vải thun lạnh tạo cảm giác mát lạnh (Nguồn ảnh: Coolmate)

Cả 2 loại thun lạnh và thun mè đều có sự đa dạng về mẫu mã và màu sắc. Tuy nhiên, thun mè được đánh giá cao hơn về độ bền màu. Đối với thun lạnh, khả năng co giãn tốt hơn, ít bị co rút khi sử dụng. Thun lạnh không thích hợp sử dụng ở những môi trường có nhiệt độ cao, vì điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của vải.

Đặc điểm của vải thun mè

Vải thun mè thường được sản xuất từ chất liệu Polyester hoặc sợi PC (pha với 35% cotton và 65% Polyester). Vì thành phần chủ yếu là Polyester nên vải có khả năng thoát ẩm không tốt. Độ co giãn thì không nhiều nên chủ yếu được ứng dụng để may các kiểu quần áo rộng.

Thun mè phù hợp để may các loại quần áo có form rộng

Thun mè phù hợp để may các loại quần áo có form rộng (Nguồn ảnh: Coolmate)

Đặc điểm của thun cotton

Vải thun cotton được làm từ 100% sợi thiên nhiên có nguồn gốc từ cây bông, và là một loại vải rất phổ biến trong ngành may mặc. Được đan và dệt với độ dày và mịn, chất liệu này thích hợp để may hầu hết các loại trang phục, đặc biệt là đồ dành cho trẻ sơ sinh. Cotton có đặc điểm là mềm mại và dễ chịu nên ưa chuộng vì tính ứng dụng cao, phù hợp với mọi vóc dáng và thích nghi tốt trong mọi môi trường thời tiết.

Vải thun cotton được đánh giá cao hơn thun mè

Vải thun cotton được đánh giá cao hơn thun mè (Nguồn ảnh: Coolmate)

Vải cotton kết hợp với 5% Spandex có khả năng co dãn, linh hoạt và độ đàn hồi, đem đến sự thoải mái và dễ chịu khi sử dụng. Thun cotton được đánh giá là nhẹ và có khả năng thấm tốt nhất trong tất cả các loại vải. Đặc biệt, nó có khả năng thấm hút mồ hôi, rất phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam. Với nhiều khá nhiều ưu điểm vượt trội, khi xét về chất lượng, vải thun cotton được đánh giá cao hơn so với vải thun mè.

6. Cách nhận biết vải thun mè

Có 3 cách để nhận biết vải thun mè:

  • Cách đầu tiên là thông qua quan sát bằng mắt thường. Vải thun mè có 2 mặt. Một mặt được phủ bởi vô số rãnh chấm nhỏ li ti như hạt mè, mặt còn lại là trơn, bóng, sờ mịn và không có lông vải.

Cách nhận biết vải thun mè bằng mắt thường

Cách nhận biết vải thun mè bằng mắt thường (Nguồn ảnh: Coolmate)

  • Cách thứ 2 để nhận biết vải thun mè là thông qua tính bắt cháy của nó. Loại vải này cháy rất kém và sẽ tắt ngay khi rời xa nguồn lửa. Sau khi cháy, tro vải sẽ vón thành cục cứng và không thể bóp tan được. Do có sự hiện diện của sợi nylon trong thành phần công nghiệp, mùi của vải khi cháy sẽ khét.

  • Cách thứ ba để phân biệt là thông qua tính thấm nước của vải. Đặc điểm của vải thun mè là có khả năng thấm nước rất kém. Bạn có thể kiểm tra bằng cách đổ một ít nước lên vải và quan sát tính hút nước của nó. Nếu vải thấm nước rất chậm hoặc không thấm nước, khi ướt thì cũng chỉ bị ướt một mặt, đó có thể là vải thun mè.

Một số người thường dựa vào độ nhăn để nhận biết vải thun mè, nhưng cách này không đúng lắm. Vì độ nhăn của vải phụ thuộc vào tỷ lệ cotton và tỷ lệ sợi polyester trong thành phần.

7. Ứng dụng của vải thun mè

Với giá thành rẻ kết hợp với một số ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, không nhăn, bền bỉ,... vải thun mè được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống.

Quần áo thể thao

Vải thun mè được ưa chuộng sử dụng cho quần áo thể thao. Quần áo thể thao thường đòi hỏi phải có tính chất nhẹ, khả năng ít thấm nước, và mang lại cảm giác thoải mái và mát mẻ cho người sử dụng. Vải thun mè lại vừa vặn đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí trên và trở thành một lựa chọn lý tưởng nhất.

Áo thể thao vải thun mè

Áo thể thao vải thun mè (Nguồn ảnh: Coolmate)

Chất liệu nhẹ giúp giảm cảm giác nặng nề khi tham gia hoạt động thể thao. Khả năng ít thấm nước đảm bảo rằng mồ hôi không làm tăng trọng lượng của quần áo. Bề mặt vải với nhiều lỗ thoát khí giúp duy trì cảm giác thoải mái và mát mẻ cho người mặc, đặc biệt là trong các hoạt động thể thao đòi hỏi sự linh hoạt và trong điều kiện thời tiết nắng nóng.

Áo đồng phục

Khi lựa chọn vải để may áo đồng phục, người may thường ưu tiên các loại vải có chi phí hợp lý, phù hợp với đa dạng điều kiện và tình huống của người tiêu dùng. Do đó, vải thun mè hoàn toàn thích hợp để may các loại áo đồng phục. Loại vải này thường được dùng cho việc làm áo thun, áo polo, áo thể thao và nhiều kiểu áo khác. Áo đồng phục làm từ vải thun mè rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực như nhà hàng, quán cà phê, đồng phục công ty, đồng phục cho công nhân,...

 

Vải thun mè được sử dụng để may áo đồng phục

Vải thun mè được sử dụng để may áo đồng phục (Nguồn ảnh: Coolmate)

Áo khoác

Mặc dù không có độ dày như denim hay jeans, nhưng vải thun mè vẫn được sử dụng để may các mẫu áo khoác. Đặc biệt là các mẫu áo khoác chống nắng, áo khoác nhẹ, vì chúng không quá cồng kềnh và có thể dễ dàng phối đồ, thích hợp ở nhiều hoàn cảnh.

Khẩu trang

Vải thun mè có nhiều lỗ thoáng khí nên thường làm nguyên liệu cho việc may khẩu trang. Bên cạnh đó, nhờ khả năng kháng khuẩn, chất liệu này có thể giúp bảo vệ làn da khỏi bụi bẩn và các chất độc hại. Vải thun mè rẻ nên giá cả của khẩu trang cũng chỉ ở mức trung bình, có thể sử dụng được trong thời gian dài, làm cho đây trở thành lựa chọn phổ biến đối với người tiêu dùng

Khẩu trang được may từ vải thun mè

Khẩu trang được may từ vải thun mè (Nguồn ảnh: Coolmate)

Các vật dụng trong gia đình

Ngoài việc sử dụng để may quần áo, vải thun mè còn được dùng để may các loại khăn trải bàn, khăn che phủ, khăn lót bình hoa và nhiều vật dụng khác trong gia đình.

8. Cách bảo quản vải thun mè

Vải thun mè vốn có độ bền cao, tuy nhiên, nó cũng có thể bị hỏng và trông cũ nếu bạn bảo quản sai cách. Vì vậy, để kéo dài tuổi thọ và chất lượng vải luôn được như ban đầu, khi bảo quản, các bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

  • Nhiệt độ nước giặt phải dưới 40 độ C: Giống như đa số các loại vải tổng hợp khác, vải thun mè cũng được khuyên dùng chỉ nên giặt với nước lạnh hoặc ấm. Vì khi tiếp xúc với nước quá nóng, vải có thể bị biến dạng và mất đi những đặc tính ban đầu.

  • Không nên phơi trực tiếp dưới ánh nắng quá lâu: Bạn không nên phơi quần áo vải thun mè quá lâu dưới nắng vào những thời điểm như giữa trưa. Ánh nắng gắt tạo nhiệt sẽ làm cho trang phục nhanh bị hỏng, phai màu và có hiện tượng co rút.

Một số lưu ý khi dùng vải thun mè

Một số lưu ý khi dùng vải thun mè (Nguồn ảnh: Coolmate)

  • Không dùng chất tẩy quá mạnh: Vải thun mè có sử dụng các chất nhuộm hóa học khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa sẽ nhanh bị bay mất màu. Vì vậy, các bạn không nên dùng các chất tẩy quá mạnh, hoặc sử dụng nước giặt có tính tẩy cao lên các sản phẩm được làm từ loại vải này.

  • Hạn chế sử dụng bàn ủi: Ưu điểm của loại vải này là không nhăn nên bạn sẽ không cần phải sử dụng đến bàn ủi. Để quần áo luôn được phẳng và giữ được form dáng sau mỗi lần giặt, các bạn hãy rũ mạnh trước khi phơi. Trong trường hợp thực sự cần thiết sử dụng bàn ủi như muốn tạo nếp gấp hoặc xếp ly cho quần áo, bạn chỉ nên chỉnh nhiệt độ thấp sao cho đảm bảo được bề mặt không bị bóng, và cháy xém.

9. Những câu hỏi thường gặp khi nhắc đến vải thun mè

9.1 Sử dụng vải thun mè có mát không?

Vải thun mè là một loại vải có đặc điểm là có nhiều lỗ nhỏ trên bề mặt có khả năng thoáng khí, co giãn và thoát ẩm nhanh, nên rất thích hợp để may quần áo thể thao. Vì vậy, vải thun mè có thể mang lại cảm giác mát mẻ và thoải mái cho người mặc, nhất là trong những ngày nắng nóng.

Vải thun mè khá mát mẻ

Vải thun mè khá mát mẻ (Nguồn ảnh: Coolmate)

9.2 Mua vải thun mè ở đâu?

Vải thun mè là một loại vải có tính ứng dụng cao nên rất được ưa chuộng, thường được dùng để may áo thun, đồ thể thao, đồ lót, đồ bơi, v.v. Nếu bạn muốn mua vải thun mè, bạn có thể tham khảo một số chợ đầu mối sau đây:

  • Chợ vải Ninh Hiệp

  • Chợ vải Hà Đông

  • Chợ Đầu Mối Hóc Môn

  • Chợ vải Tân Bình

9.3 Vải thun mè có giá bao nhiêu?

Giá vải thun mè có thể dao động từ 64.000 đồng đến 89.000 đồng mỗi kg, tùy thuộc vào màu sắc, chất lượng và nơi cung cấp. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với các cửa hàng để biết thêm chi tiết và báo giá chính xác nhất.

vai-thun-me-la-gi-2995

Giá vải thun mè sẽ tuỳ từng nơi bán

Qua bài viết, chúng ta đã hiểu rõ hơn về vải thun mè là gì, tính chất đặc điểm và ứng dụng của nó ra sao. Vải thun mè có nhiều loại khác nhau dựa theo kiểu dệt và độ co giãn. Hãy lưu ý điều này để lựa chọn đúng loại vải mè phù hợp nhé.

Đừng quên theo dõi CoolBlog để biết thêm những thông tin hữu ích về cuộc sống cũng như cập nhật các xu hướng thời trang mới nhất nhé. 

"Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!"

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn