Sở hữu những ưu điểm vượt trội như chất vải mỏng nhẹ, bề mặt vải mát, thích hợp cho nhiều thiết kế hiện đại,... những tấm vải Tole được rất nhiều nhà thiết kế săn đón, đồng thời cũng hớp hồn phần lớn người sành thời trang hiện đại. Tuy nhiên, không có nhiều người hiểu rõ về chất liệu này. Hãy cùng Coolmate tìm hiểu định nghĩa vải Tole là gì và cách phân loại, ứng dụng, đặc điểm của vải Tole nhé!
Vải Tole là gì?
Vải Tole, hay còn gọi là vải Tôn, vải toile,... là chất liệu vải mỏng mịn được tạo nên từ sợi cây lanh hoặc cotton kết hợp với tỷ lệ nhỏ sợi tổng hợp. Bề mặt vải Tole có rất nhiều lỗ thoáng khí nhỏ với kích thước không đều, góp phần làm nên màu sắc trong suốt và khả năng hút nước cực tốt. Đồng thời, chất liệu này thường có họa tiết đơn giản hoặc thiết kế trơn màu.
Vải Tole là chất liệu được làm từ sợi tự nhiên và sợi tổng hợp (Nguồn: Chăn ga gối đệm Khánh Hà)
Phân biệt vải tole và vải lanh
Bên cạnh việc nắm rõ định nghĩa vải Tole, mọi người cũng cần phân biệt chất liệu này với những loại vải phổ biến khác trên thị trường. Vải Tole thường bị nhầm lẫn với vải Lanh. Hãy cùng tìm hiểu những đặc điểm khác biệt rõ nét của hai chất liệu này để có thể phân biệt chúng đúng cách nhé.
- Thành phần vật liệu: Vải Tole là vải được làm từ sợi lanh, sợi cotton kết hợp với sợi tổng hợp theo tỷ lệ đa dạng, trong khi vải Lanh có 100% thành phần tự nhiên được làm từ sợi cây lanh.
- Bề mặt vải: Khi chạm vào bề mặt vải Tole thì thường có cảm giác mềm nhẹ, mịn màng và trơn tay, trong khi vải Lanh lại mang đến cảm giác mát mẻ nhưng thô cứng hơn nhiều.
- Kết cấu sợi vải: Khi nhìn bằng mắt thường, bề mặt vải Tole kín, khít và mịn hơn, trong khi bề mặt vải Lanh lại có các mắt vải rõ nét và đường đan sợi nhỏ.
- Đặc tính: Do thành phần thuần tự nhiên nên vải Lanh có khả năng hút ẩm và thoáng khí hơn nhiều so với vải Tole. Tuy nhiên, vải Tole lại ít bị nhăn và dễ bảo quản hơn, còn vải Lanh yêu cầu là ủi nhiều hơn để có thể giữ cho trang phục luôn phẳng phiu và đẹp đẽ.
- Khả năng ứng dụng: Do đặc điểm có độ trong suốt cao nên vải Tole thích hợp để làm đồ ngủ hoặc đồ bộ mặc nhà, còn vải Lanh thì có thể được sử dụng khi may váy áo, sơ mi hoặc các loại trang phục mùa hè phổ biến.
Vải Tole và vải Lanh có rất nhiều điểm khác biệt rõ ràng, hãy quan sát thật kỹ trước khi lựa chọn nhé (Nguồn: Đồng phục Bốn mùa)
Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải Tole
Nguồn gốc của vải Tole
Vải tole xuất hiện lần đầu tại Pháp vào thế kỷ 18 bởi nhà sản xuất vải Christophe-Philippe Oberkampf. Được lấy cảm hứng từ vải Trung Quốc và Ấn Độ, vải tole gắn liền với phong cách thời trang Pháp và nhanh chóng trở nên thịnh hành ở lục địa Âu Mỹ.
Hiện nay, vải tole được sử dụng phổ biến trong phân khúc thời trang trung cấp và các đồ nội thất hiện đại, mang đến vẻ đẹp cá tính, tinh tế cho người sử dụng. Do đó, chất liệu này được rất nhiều khách hàng yêu thích và lựa chọn.
Vải tole xuất hiện lần đầu vào thế kỷ 18 (Nguồn: Đồng phục Thanh Hưng)
Quy trình sản xuất vải Tole
Các bước sản xuất vải tole như sau:
-
Chuẩn bị nguyên liệu: Các loại sợi nguyên liệu như sợi lanh, sợi bông, sợi tổng hợp được chọn lọc kỹ lưỡng, kích thước nhỏ, mảnh dài và không có sợi vụn.
-
Dệt vải: Công nghệ dệt vải tole phổ biến nhất hiện nay là bobbinet với cách đan ngang dọc theo hình lục giác để không xoắn hỏng sợi vải trong quá trình dệt, đồng thời tăng lực căng và giúp kết cấu thêm chắc chắn hơn.
-
Tẩy trắng: Vải thành phẩm sẽ được đem đi tẩy trắng trong các dung dịch có nguồn gốc tự nhiên để làm sạch các vết bẩn, đồng thời giúp vải có màu trắng đồng đều trước khi nhuộm màu.
-
Phơi khô và nhuộm vải: Sau khi phơi khô thì vải sẽ được nhuộm bằng các màu sắc khác nhau, đảm bảo màu sắc phân bổ đều và không loang lổ.
-
Kiểm tra và phân phối ra thị trường: Chỉ những tấm vải tole hoàn chỉnh, chất lượng tốt mới được phân phối đến các xưởng may và công ty thời trang trên toàn thế giới.
Vải tole được dệt bằng công nghệ bobbinet hiện đại (Nguồn: Kho sỉ ANN)
Ưu, nhược điểm của vải Tole
Ưu điểm của vải Tole
Vải tole có rất nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng như sau:
-
Độ mềm mại cao: Nhờ cấu trúc sợi nhỏ đan xen nhịp nhàng giúp bề mặt vải mềm mại, mịn màng, mang đến vẻ đẹp tự nhiên và thoải mái cho người dùng.
-
Khả năng thiết kế linh hoạt: Vải tole có chất vải mềm mại nên thích hợp với nhiều phương pháp cắt may và thiết kế, tạo hình, mang đến những sản phẩm phong phú và đa dạng.
-
An toàn cho làn da: Tỷ lệ sợi tổng hợp trong thành phần vải tole khá thấp nên không gây kích ứng cho người dùng, đảm bảo an toàn với cả làn da nhạy cảm nhất.
-
Thấm hút tốt: Vải tole có khả năng thấm hút mồ hôi lên tới 20% tỷ trọng, đảm bảo bề mặt vải nhanh khô ráo, không gây bí bách khi sử dụng
-
Thoáng mát: bề mặt mỏng nhẹ kết hợp với các ô vải thoáng khí, vải tole mang đến cảm giác mát mẻ và thoải mái cho người dùng.
-
Không nhăn, dễ bảo quản: Do có thành phần sợi nhân tạo nên vải tole có độ phẳng cao, ít bị nhăn khi sử dụng, đồng thời có độ bền sử dụng cao, giữ màu tốt nên dễ dàng nhuộm in họa tiết mà không lo phai màu khi giặt.
Vải tole có rất nhiều ưu điểm vượt trội
Nhược điểm của vải Tole
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, vải tole vẫn còn một số nhược điểm như:
-
Độ đàn hồi kém: Do thành phần chính là vải sợi lanh và cotton nên vải tole gần như không co giãn, có độ đàn hồi kém, không thích hợp với các trang phục yêu cầu độ linh hoạt và ôm sát.
-
Nhạy cảm với nhiệt độ cao: Nếu ủi liên tục tại một vị trí có thể gây gãy sợi chỉ hoặc co rút bề mặt vải.
Vải tole có độ đàn hồi kém và nhạy cảm với nhiệt độ cao
So sánh vải Tole với vải coolmax, viscose
Loại vải |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Vải tole |
- Độ mềm mại cao - Khả năng thiết kế linh hoạt - An toàn cho làn da - Thấm hút tốt - Thoáng mát - Không nhăn, dễ bảo quản |
- Độ đàn hồi kém - Nhạy cảm với nhiệt độ cao |
- Trọng lượng nhẹ và bề mặt mềm mại - Có khả năng ngăn mùi, thấm hút mồ hôi tốt - Không nhăn, không phai màu - Dễ làm sạch - Độ bền cao |
- Dễ cháy - Nhiệt độ nóng chảy thấp |
|
- Bề mặt mềm mại, dễ chịu - Thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt - Có độ rủ tự nhiên, tính thẩm mỹ cao - Khả năng giữ màu tốt, dễ nhuộm màu - Mức giá vừa phải |
- Dễ bị nhăn và co rút ở nhiệt độ cao - Dễ bị xù lông, kém bền khi ướt - Không thân thiện với môi trường |
Xem thêm các sản phẩm cực thoáng mát đang có mặt tại Coolmate
Phân loại các loại vải Tole phổ biến hiện nay
Sau khi đã hiểu rõ định nghĩa và đặc điểm chính của vải Tole thì các bạn hãy cùng tìm hiểu cách phân loại chất liệu này. Trên thị trường hiện nay có hai nhóm vải Tole chính bao gồm vải Châu Tôn và vải Tole hai da. Hãy cùng khám phá ngay trong phần dưới đây nhé.
Vải Tole 2 da
Đây là một dạng vải Tole có hai bề mặt khác nhau nhờ công nghệ dệt double face. Hai bề mặt vải đều có màu sắc, họa tiết,... khác nhau. Thông thường, mặt trong thì có khả năng hút ẩm tốt hơn, còn mặt ngoài sẽ có màu sắc sáng, độ mịn cao, phù hợp với nhu cầu thẩm mỹ của nhiều khách hàng.
Vải Tole 2 da là vải gì?
Vải Châu Tôn
Đây là dòng vải Tole tự nhiên, có độ mềm và độ rũ cao, kết hợp với đặc tính không nhăn và co giãn nhẹ nên rất thích hợp để sử dụng trong may mặc thông thường. Đây cũng chính là chất liệu được ưa thích khi may các mẫu áo dài và trang phục truyền thống khác.
Vải Châu Tôn là vải gì?
Cách nhận biết vải Tole
Để phân biệt vải tole chính hãng thì có rất nhiều phương pháp, nhưng cách đơn giản nhất bao gồm:
-
Quan sát: Khi nhìn bằng mắt thường, vải tole có cấu trúc bề mặt khít, mịn màng, có độ nhám bóng vừa phải.
-
Sờ và cảm nhận: Khi chạm vào vải tole sẽ có cảm giác mềm mịn, trọng lượng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu.
-
Thử nghiệm: Vải tole có khả năng thấm hút nhanh chóng, dàn đều trên toàn bộ bề mặt. Đồng thời, do có tỷ lệ sợi tổng hợp thấp nên khi đốt vải tole sẽ có một ít tro vón cục kết hợp với tro mịn.
-
Đọc nhãn mác: Trên nhãn mác của trang phục làm từ vải tole sẽ được ghi rõ chất liệu giúp người dùng có thể phân biệt dễ dàng.
Có thể phân biệt vải tole với các chất liệu khác một cách dễ dàng (Nguồn: Panpan)
Ứng dụng của vải Tole trong đời sống
Với những ưu điểm vượt trội kể trên thì ứng dụng chính của vải Tole là gì? Vải Tole là một chất liệu quen thuộc, được sử dụng khá phổ biến trong các ngành thời trang và thiết kế hiện đại. Cùng tìm hiểu nhé!
Trang phục mặc nhà
Với khối lượng nhẹ và bề mặt mát, vải Tole được sử dụng khá nhiều trong các thiết kế đồ ngủ và trang phục mặc ở nhà. Sở hữu độ rũ nhẹ tự nhiên, đây là một chất liệu thích hợp để may các sản phẩm rộng, thoải mái cho người mặc. Thêm vào đó, do vải Tole dễ nhuộm và bám màu nên có rất nhiều họa tiết, màu sắc đa dạng, thích hợp để sử dụng trong nhiều thiết kế khác nhau.
Vải Tole có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong đời sống hiện nay (Nguồn: Xưởng may sỉ quần áo)
Trang phục trẻ em
Với những ưu điểm như màu sắc tươi tắn, đa dạng, có nhiều họa tiết sinh động, bề mặt vải mềm mịn và không gây kích ứng da, vải Tole là một lựa chọn hoàn hảo để thiết kế trang phục cho trẻ em. Thêm vào đó, khả năng thấm hút mồ hôi và độ thoáng khí cao cũng giúp trẻ nhỏ luôn thoải mái và dễ chịu suốt cả ngày dài.
Đồ trang trí nội thất
Vải Tole thường được sử dụng để làm các sản phẩm nội thất gia dụng như drap giường, vỏ gối, khăn trải bàn, khăn bọc nệm,... mang đến những trải nghiệm thoải mái cho người dùng, đồng thời giúp không gian sống thêm sinh động và đẹp đẽ hơn rất nhiều.
Vải tole được sử dụng để trang trí nội thất
Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản trang phục vải Tole
Mặc dù sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội về chất lượng nhưng vải Tole vẫn cần lưu ý trong quá trình sử dụng và bảo quản để đảm bảo các mẫu trang phục được làm từ chất liệu này luôn đẹp đẽ và bền màu. Hãy cùng note lại những lưu ý quan trọng khi sử dụng đồ dùng, trang phục làm từ vải Tole nhé.
- Không giặt trang phục vải Tole ở nhiệt độ cao, mức nhiệt ưu tiên là nước lạnh có nhiệt độ dưới 40 độ C
- Sử dụng bột giặt và nước xả vải có độ tẩy thấp để không làm mòn sợi vải và phai màu trang phục
- Nên giặt bằng tay hoặc chế độ giặt nhẹ của máy giặt, không giặt vắt mạnh hoặc chế độ sấy nóng
- Phải giũ mạnh nhiều lần trước khi phơi để loại bỏ các nếp nhăn trong quá trình giặt giũ
Mọi người nên lưu ý một số điểm quan trọng khi giặt ủi và bảo quản trang phục làm từ vải Tole nhé (Nguồn: Công nghệ điện máy Nhật Bản)
- Phơi quần áo vải Tole ở nơi râm mát, khô thoáng, không phơi dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp
- Nên sử dụng bàn là hơi nước hoặc ủi vải Tole khi còn ẩm. Lưu ý nên là ủi trên mặt trái của vải để tránh nhiệt độ quá cao làm bay màu vải
- Hạn chế va chạm mạnh hoặc kéo giãn quá đà để giữ độ bền cho trang phục
- Nên sử dụng trang phục từ vải Tole thường xuyên để tránh bị mục hoặc ẩm mốc vải
- Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, không ẩm mốc, hạn chế gấp cuộn trong thời gian dài để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và cấu trúc sợi vải.
Nên phơi vải tole ở nơi râm mát
Các câu hỏi thường gặp (FAQ)
Vải Tole có an toàn với da nhạy cảm không?
Vải tole có thành phần chính là sợi lanh và cotton tự nhiên, đồng thời có bề mặt mềm mại nên không gây kích ứng với da nhạy cảm, đảm bảo an toàn khi sử dụng.
Vải Tole có dễ phai màu không?
Vải tole có khả năng nhuộm và bám màu tốt, không bị phai màu trong quá trình sử dụng cũng như giặt phơi thông thường.
Nên chọn vải Tole hay vải lanh cho mùa hè?
Vải lanh là một lựa chọn hoàn hảo cho các trang phục mùa hè như váy, áo sơ mi, còn vải tole thích hợp để làm các trang phục mặc nhà hoặc đồ ngủ.
Vải tole thích hợp để may trang phục mặc nhà trong mùa hè (Nguồn: Đồng phục Thanh Hưng)
Lời kết
Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng, vải Tole thực sự là một lựa chọn hoàn hảo cho trang phục mùa hè cũng như thời trang ở nhà cho những người yêu thích sự thoải mái, dễ chịu và êm ái. Qua bài viết trên, các bạn đã nắm rõ định nghĩa vải Tole và những đặc điểm, cách phân loại và bảo quản phù hợp nhất.
Đừng quên theo dõi Chuyên mục Chất liệu may mặc để cập nhật những xu hướng mới nhất của thời trang. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo chuyên mục Phối đồ tìm hiểu được nhiều thứ hay ho về thời trang tại blog Coolmate nhé!