Vải Viscose đang dần trở thành một trong những chất liệu phổ biến được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang hiện đại. Với những ưu điểm vượt trội về sự mềm mại, độ thoáng khí, và tính linh hoạt, vải Viscose luôn là lựa chọn ưu tiên cho những ai yêu thích trang phục thoải mái, chất lượng cao. Hãy cùng Coolmate khám phá tất tần tật từ vải Viscose là gì, từ nguồn gốc, quy trình sản xuất cho đến những ứng dụng và cách bảo quản bạn nhé!
Vải viscose là gì?
Viscose có độ bóng nhẹ và thoáng khí, làm cho nó trở thành một lựa chọn phổ biến trong ngành may mặc
Vải viscose có cảm giác gần giống với vải lụa, mang lại cảm giác thoải mái và sang trọng khi mặc. Quá trình làm nên vải Viscose đã được các nhà thiết kế loại bỏ một số phụ gia hoá chất gây hại cho sức khoẻ nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn khi sử dụng.
Nguồn gốc của vải Viscose
Vải Viscose xuất hiện lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19 tại châu Âu, như một sự thay thế rẻ hơn cho vải lụa tự nhiên. Ban đầu, nó được gọi là "artificial silk" (lụa nhân tạo) do cảm giác mềm mại tương tự lụa. Ngày nay, Viscose được sản xuất ở nhiều quốc gia, chủ yếu từ các nguồn bột gỗ như cây bạch đàn, cây tre và cây thông.
Vào những năm 1920, vải Viscose đã trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp dệt may, thay thế cho lụa trong nhiều sản phẩm
Ngày nay, Viscose được sản xuất ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia. Nhờ vào tính chất linh hoạt, mềm mại, và giá thành hợp lý, vải Viscose ngày nay vẫn là một trong những chất liệu phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may toàn cầu.
Quy trình sản xuất vải Viscose
Quy trình sản xuất vải Viscose khá phức tạp, kết hợp giữa các bước xử lý hóa học và cơ học để biến cellulose tự nhiên từ bột gỗ thành sợi vải mềm mại:
- Bước 1: Thu hoạch nguyên liệu và chiết xuất cellulose: xay nhuyễn bột gỗ mịn, sau đó cellulose được chiết xuất, tạo thành nguyên liệu chính cho sợi Viscose.
- Bước 2: Hòa tan cellulose: Cellulose sau khi chiết xuất được hòa tan trong dung dịch kiềm (sodium hydroxide) để tạo ra hỗn hợp cellulose kiềm.
- Bước 3: Xử lý hóa học: Hỗn hợp cellulose kiềm được tiếp tục xử lý bằng carbon disulfide, tạo ra một hợp chất gọi là cellulose xanthate.
- Bước 4: Quay sợi Viscose: Hỗn hợp viscose dope được ép qua các lỗ nhỏ của máy quay sợi (spinneret), tạo ra những sợi viscose mỏng manh; sau đó được kéo dài và ngâm trong dung dịch axit sulfuric để kết tủa.
- Bước 5: Rửa và làm sạch sợi: Các sợi viscose sau khi được tạo ra sẽ được rửa kỹ bằng nước để loại bỏ các tạp chất và hóa chất còn sót lại từ quá trình sản xuất. Sau đó, sợi được xử lý thêm bằng các chất hóa học để tăng độ bền và độ bóng của vải.
- Bước 6: Kéo sợi và dệt vải: Sau khi làm sạch, sợi viscose được kéo thành sợi dài, cuộn thành các bó sợi lớn. Các sợi này sẽ được dệt hoặc đan thành vải.
Ưu điểm của vải viscose
Vải viscose là lựa chọn tuyệt vời cho những ai yêu thích sự thoải mái, mềm mại và vẻ ngoài thời trang mà không cần chi tiêu quá nhiều.
Những ưu điểm nổi bật của vải Viscose
Một số ưu điểm nổi bật của vải viscose:
Mềm mại như lụa
Vải Viscose có bề mặt mịn màng, mềm mại, mang lại cảm giác dễ chịu khi mặc. Nhờ vào đặc tính này, vải Viscose thường được so sánh với lụa tự nhiên, nhưng với giá thành hợp lý hơn.
Vải có độ mềm mịn tuyệt đối nhưng hoàn toàn không xảy ra hiện tượng tích điện
Thoáng khí và thấm hút tốt
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của vải Viscose là khả năng thoáng khí và thấm hút mồ hôi tốt. Chất liệu này giúp hơi ẩm từ cơ thể thoát ra dễ dàng, giữ cho người mặc luôn cảm thấy khô ráo và thoải mái. Điều này đặc biệt quan trọng trong các sản phẩm quần áo mùa hè hoặc trang phục thể thao.
Độ rủ tự nhiên, tạo dáng đẹp
Vải Viscose có độ rủ tự nhiên, giúp trang phục tạo được những nếp gấp mềm mại, tạo cảm giác uyển chuyển và thanh lịch. Chất liệu này rất phù hợp cho các thiết kế váy, áo sơ mi và quần suông, giúp người mặc luôn nổi bật với vẻ ngoài tinh tế.
Giữ màu tốt, ít phai màu
Vải Viscose có khả năng giữ màu rất tốt nhờ vào cấu trúc sợi vải hấp thụ màu nhuộm một cách hiệu quả. Các trang phục từ vải Viscose giữ được độ tươi mới sau nhiều lần giặt, màu sắc không bị phai nhạt nhanh chóng như một số loại vải khác.
Dễ nhuộm màu, đa dạng kiểu dáng
Viscose là một trong những loại vải dễ nhuộm màu nhất, giúp các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm với màu sắc đa dạng và đẹp mắt.
Giá thành phải chăng
Dù mang nhiều đặc tính tương tự như lụa, nhưng vải Viscose có giá thành thấp hơn đáng kể.
Vải viscose được nhiều người lựa chọn và ứng dụng để sản xuất nhiều loại quần áo thời trang thay thế vải cotton, tạo nên thành phẩm phù hợp túi tiền của nhiều đối tượng khách hàng
Nhược điểm của vải viscose
Một vài nhược điểm nổi bật của vải viscose
Bên cạnh những ưu điểm nổi trội vừa nêu thì sợi viscose vẫn còn một số nhược điểm gây nên nhiều hạn chế khiến người tiêu dùng e ngại khi chọn lựa mà Coolmate sẽ để cập ngay sau đây:
Dễ bị nhăn và co rút
Vải Viscose có khả năng bị nhăn khá cao, đặc biệt là sau khi giặt hoặc gấp lâu ngày. Chất liệu này thường không giữ được nếp như các loại vải tổng hợp khác, dẫn đến việc cần phải ủi thường xuyên.
Vải Viscose cũng có xu hướng co rút khi giặt ở nhiệt độ cao hoặc giặt không đúng cách
Độ bền kém khi ướt
Khi tiếp xúc với nước, sợi Viscose sẽ yếu đi, dễ bị rách và hư hỏng hơn so với khi ở trạng thái khô. Điều này khiến cho vải Viscose cần được giặt và phơi một cách cẩn thận.
Dễ bị xù lông
Mặc dù vải Viscose mềm mại và mịn màng, nhưng nó có xu hướng dễ bị xù lông sau một thời gian sử dụng, đặc biệt là khi tiếp xúc nhiều với ma sát (ví dụ như cọ sát với túi xách hoặc đồ trang sức).
Không thân thiện với môi trường nếu không xử lý đúng cách
Quá trình sản xuất vải Viscose sử dụng nhiều hóa chất như sodium hydroxide và carbon disulfide, có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Bên cạnh đó, vải Viscose còn có thể bị hư hại khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài
Phân loại các loại vải viscose phổ biến trên thị trường
Vải viscose nguyên chất
Vải viscose nguyên chất là loại vải được sử dụng phổ biến nhất trên thị trường, và thường được ứng dụng trong may mặc là chính. Một số sản phẩm từ vải viscose nguyên chất cũng phổ biến không kém mà bạn dễ dàng bắt gặp chính là các loại đồ nội thất.
Vải viscose còn được ứng dụng để làm các loại rèm cửa trang trí nội thất
Bởi vì chúng có đặc tính dễ bị co lại và mất đi cấu trúc ban đầu khi tiếp xúc với nước nên việc vệ sinh các sản phẩm này đòi hỏi sự tỉ mỉ và phức tạp. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý loại chất liệu này thì có thể sử dụng các dịch vụ giặt ủi chuyên nghiệp để đảm bảo giữ được tình trạng tốt nhất của sản phẩm.
Vải viscose có độ bền cao
Như đúng cái tên của nó, vải Viscose có độ bền rất cao và chịu được lực lớn. Chính vì những ưu điểm đặc trưng này nên chúng thường được sử dụng để sản xuất hàng dệt may công nghiệp hoặc dùng để sản xuất các loại lốp xe, đai ô tô. Với giá thành rẻ cùng sức chịu lực cao nên hầu hết chi phí làm ra có thể tiết kiệm một khoảng rất lớn.
Vải viscose có độ bền cao thường được sử dụng để sản xuất hàng dệt may công nghiệp
HWM Rayon (HWM viscose)
HWM Rayon hay còn được gọi là HWM viscose là loại vải có khả năng thấm hút cao và giữ hơi ấm hiệu quả nhất trong cả 3 dòng sản phẩm.
HWM Rayon (HWM viscose)
Vải được nhiều người tiêu dùng lựa chọn nhờ vào sự thoáng mát và dễ vệ sinh, chất vải có thể giặt bằng nhiều phương pháp khác nhau mà không phải lo đến việc vải bị giãn hay mất form ban đầu.
Ứng dụng của vải Viscose trong đời sống hiện nay
Ứng dụng trong dệt may
Vải Viscose là một chất liệu linh hoạt và được sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp dệt may. Nhờ vào các đặc tính vượt trội như độ mềm mại, độ rủ tự nhiên và khả năng thấm hút tốt, vải Viscose được ưa chuộng để sản xuất nhiều loại trang phục:
-
Áo thun và áo sơ mi: Với độ mềm mại và thoáng khí, vải Viscose là lựa chọn lý tưởng cho áo thun và áo sơ mi, mang lại cảm giác mát mẻ và dễ chịu khi mặc.
-
Váy và quần suông: Độ rủ tự nhiên của vải Viscose giúp các thiết kế váy và quần suông tạo được những nếp gấp mềm mại, uyển chuyển.
-
Đồ lót và đồ ngủ: Viscose có bề mặt mịn màng và ít gây kích ứng da, rất phù hợp để may đồ lót và đồ ngủ. Chất liệu này giúp người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu, đặc biệt là trong các điều kiện thời tiết nóng bức.
-
Đồ thể thao: Nhờ vào khả năng thấm hút mồ hôi tốt, vải Viscose cũng được sử dụng trong các sản phẩm đồ thể thao như quần áo tập gym, áo tank top, và quần short. Chất liệu này giúp người mặc luôn cảm thấy khô ráo và thoải mái khi vận động.
Các ứng dụng khác
Ngoài thời trang, vải Viscose còn được sử dụng trong sản xuất:
-
Sản xuất đồ gia dụng: Vải Viscose được dùng để may rèm cửa, khăn trải bàn, và ga giường nhờ vào độ mềm mại, khả năng giữ màu tốt và độ bền hợp lý.
-
Khăn và khăn quàng cổ: Với độ mịn màng và khả năng thấm hút cao, Viscose là chất liệu lý tưởng để làm khăn quàng cổ và khăn tắm. Những sản phẩm này mang lại cảm giác êm ái khi tiếp xúc với da, đồng thời có khả năng thấm hút nước tốt.
-
Sản xuất giấy dệt (spunlace fabric): Viscose được kết hợp với các loại sợi khác để tạo ra giấy dệt dùng trong ngành công nghiệp y tế, như khăn lau khử trùng và băng gạc y tế, vì nó rất mềm và không gây kích ứng da.
Hướng dẫn bảo quản và sử dụng vải viscose
Để giữ cho trang phục từ vải Viscose luôn bền đẹp, bạn cần lưu ý:
-
Giặt nhẹ nhàng: Nên giặt tay hoặc sử dụng chế độ giặt nhẹ, tránh giặt ở nhiệt độ cao. Đừng vắt vải viscose quá mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải hoặc khiến vải bị biến dạng. Thay vào đó, hãy nhẹ nhàng ép nước ra và để vải khô tự nhiên.
Các thành phẩm từ Viscose phải được giặt bằng tay
-
Phơi khô tự nhiên: Ánh nắng mạnh có thể làm vải viscose bị phai màu. Vì vậy bạn nên phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp để không làm mất màu vải.
-
Ủi ở nhiệt độ thấp: Vải Viscose dễ bị nhăn, hãy ủi ở chế độ hơi nước và lộn mặt trái khi ủi.
-
Dùng móc treo có lớp lót mềm: Khi treo trang phục viscose, hãy chọn móc treo có lớp lót mềm hoặc treo chúng trong túi vải để tránh làm vải bị kéo giãn.
Những câu hỏi thường gặp về vải Viscose
Vải Viscose và vải Cotton khác nhau như thế nào?
Vải Viscose mềm mại hơn và có độ rủ tự nhiên hơn so với vải Cotton. Tuy nhiên, Cotton bền hơn khi giặt và dễ bảo quản hơn so với Viscose.
Tiêu chí |
Vải Viscose |
Vải Cotton |
Chất liệu |
Vải viscose được làm từ cellulose (gỗ, bột bông). |
Vải cotton làm từ sợi bông tự nhiên. |
Cảm giác khi chạm |
Mềm mại, mịn màng, hơi bóng. |
Mềm, thoáng khí, nhưng không bóng. |
Độ thoáng khí |
Thoáng khí tốt, nhưng không tốt bằng cotton. |
Cực kỳ thoáng khí, giúp thấm hút mồ hôi nhanh chóng. |
Độ bền |
Mỏng manh, dễ hư hỏng, dễ bị rách và co lại khi giặt. |
Bền bỉ hơn, khó bị hư hỏng, co rút ít khi giặt đúng cách. |
Khả năng thấm hút |
Thấm hút mồ hôi tốt, nhưng không bằng cotton. |
Thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, phù hợp cho mùa hè. |
Chăm sóc |
Cần cẩn thận khi giặt và ủi. |
Dễ chăm sóc hơn, có thể giặt máy dễ dàng. |
Ứng dụng |
Thường được dùng trong áo sơ mi, váy, đầm. |
Phổ biến trong đồ lót, quần áo thông thường, khăn tắm. |
Mức độ nhăn |
Dễ nhăn hơn cotton, cần ủi hoặc treo ngay sau khi giặt. |
Ít nhăn, dễ giữ phẳng hơn. |
Viscose thường được dùng cho các trang phục nhẹ nhàng, thanh lịch như váy, đầm, áo sơ mi vì có độ bóng và mềm mại hơn
Áo thun Cotton Care & Share in Air Signs
199.000đ
179.000đ
Vải Viscose và vải Polyester khác nhau như thế nào?
Vải Viscose mềm mại và thoáng khí hơn so với Polyester. Tuy nhiên, Polyester có độ bền cao hơn và ít bị nhăn, trong khi Viscose cần được bảo quản cẩn thận hơn.
Tiêu chí |
Vải Viscose |
Vải Polyester |
Chất liệu |
Là vải tổng hợp từ cellulose (gỗ hoặc bột bông). |
Là vải tổng hợp từ nhựa polyethylene terephthalate (PET). |
Cảm giác khi chạm |
Mềm mại, mịn màng, có độ bóng nhẹ. |
Mịn màng nhưng không mềm mại như viscose, có cảm giác "nhựa". |
Độ thoáng khí |
Thoáng khí tốt, dễ chịu cho mùa hè. |
Thoáng khí kém hơn, dễ giữ nhiệt, không thích hợp cho khí hậu nóng. |
Độ bền |
Dễ bị rách hoặc hư hỏng nếu không chăm sóc đúng cách. |
Rất bền, ít bị hư hỏng, giữ được form tốt lâu dài. |
Khả năng thấm hút |
Thấm hút mồ hôi tốt, nhưng kém hơn cotton. |
Khả năng thấm hút kém, dễ giữ ẩm. |
Chăm sóc |
Cần cẩn thận khi giặt và ủi. |
Dễ dàng giặt và bảo dưỡng, không cần ủi nhiều. |
Ứng dụng |
Dùng trong trang phục thanh lịch, váy, áo sơ mi. |
Thường được sử dụng trong đồ thể thao, áo khoác, trang phục dày. |
Mức độ nhăn |
Dễ nhăn và cần ủi. |
Không nhăn, ít cần ủi. |
Nhìn chung, vải viscose mang lại cảm giác mềm mại và thoáng mát, thích hợp cho các trang phục nhẹ nhàng, trong khi vải polyester bền và dễ bảo quản hơn nhưng có cảm giác kém tự nhiên và thoáng khí.
Vải viscose mềm mại, thoáng mát và có độ bóng nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu và mát mẻ hơn khi mặc
Kết luận,
Trên đây là tất tần tật những thông tin về vải Viscose là vải gì cũng như ưu và nhược điểm của chúng. Hy vọng với những chia sẻ của Coolmate sẽ giúp bạn có thêm kinh nghiệm để chọn được loại chất liệu phù hợp với bản thân. Và đừng quên theo dõi CoolBlog để cập nhật thêm nhiều bài viết hay dành cho bạn nhé!