Vải voan là một chất liệu quen thuộc sở hữu vẻ đẹp mềm mại, nhẹ nhàng, cùng với sự kiêu sa và quyến rũ. Trong đời sống từ lĩnh vực thời trang cho đến nội thất, loại vải này sở hữu đa dạng hình thức, màu sắc,... đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dùng. Để hiểu rõ hơn vải voan là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của loại vải này thì bạn hãy tham khảo ngay bài viết của Coolmate dưới đây nhé!
Vải voan là gì?
Vải voan hay còn có tên gọi tiếng anh là Veil, tiếng Pháp là Voile. Đây là một loại vải dệt trơn, nhẹ, được làm từ 100% cotton hoặc cotton pha. Vải được tạo thành với số lượng sợi chỉ dày đặc, mang lại cảm giác mềm mại và thoáng mát.
Vải voan có tính mỏng nhẹ, được ưa chuộng trong ngành thời trang
Nhờ những ưu điểm này, voan được sử dụng rộng rãi trong ngành thời trang để tạo ra những bộ trang phục thanh lịch và nữ tính. Từ những chiếc váy voan bay bổng đến những chiếc áo sơ mi nhẹ nhàng, voan luôn là một lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự thoải mái và phong cách.
Nguồn gốc của chất liệu voan
Vải voan là một chất liệu quen thuộc trong ngành thời trang, có một lịch sử phát triển lâu dài. Loại vải này được ra đời đầu tiên tại nước Pháp, nơi những tấm vải voan lụa đầu tiên được tạo ra. Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ của ngành dệt may đã mang đến những thay đổi đáng kể cho chất liệu này.
Năm 1958, voan polyester ra đời và trở nên phổ biến nhờ tính gọn nhẹ và giá thành rẻ
Đầu thế kỷ 20, voan lụa trở nên phổ biến ở Mỹ, đồng thời các nhà sản xuất không ngừng tìm kiếm những chất liệu thay thế để giảm chi phí và tăng tính đa dạng. Đến những năm 1950, chất liệu được sử dụng chính thức để may vải voan là polyester, nhờ vào tính đàn hồi, bền đẹp và giá thành phải chăng. Ngày nay, đa số các loại voan trên thị trường đều được làm từ polyester, mặc dù vẫn có những loại voan lụa cao cấp dành cho những khách hàng yêu thích sự sang trọng.
Ưu điểm của vải voan
Ưu điểm của vải voan
Trong suốt, nhẹ nhàng
Với cấu trúc mỏng và sợi chỉ cao, vải voan tạo ra một hiệu ứng trong suốt đẹp mắt khi ánh sáng đi qua. Tính chất này mang lại cho các trang phục làm từ voan một vẻ ngoài tinh tế và mềm mại.
Vải voan sở hữu tính nhẹ nhàng và trong suốt, tạo hiệu ứng dưới nắng đẹp mắt
Đặc biệt, vải voan rất nhẹ, khiến cho người mặc cảm nhận được sự thoải mái và dễ dàng trong các hoạt động hàng ngày. Điều này làm cho vải voan trở thành một lựa chọn phổ biến cho những ngày hè nóng bức.
Mềm mại, thoáng mát
Vải voan được đánh giá cao về tính mềm mại và thoáng mát. Cấu trúc nhẹ nhàng tạo ra cảm giác êm ái khi tiếp xúc với da. Do vậy, voan trở thành lựa chọn lý tưởng cho người có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng.
Tính thoáng mát của vải voan cũng là điểm đáng chú ý. Với khả năng thông hơi tốt, vải voan giúp điều hòa nhiệt độ cơ thể. Do vậy, mang đến cho người mặc cảm giác mát mẻ trong những ngày nóng bức. Bên cạnh đó, vải voan cũng hút ẩm tốt, giúp cơ thể cảm thấy khô ráo và thoải mái suốt cả ngày.
Trang phục từ voan được đánh giá cao về tính mềm mại và thoáng mát
Không nhăn, không co giãn
Đặc tính không nhăn của vải voan giúp bạn không cần mất thời gian là ủi trước khi khoác lên người. Cùng với đó, đặc tính không co giãn giúp không mất form trang phục, bạn có thể mặc lâu dài mà vẫn bền đẹp.
Vải voan không nhăn và không co giãn
Có nhiều họa tiết phong phú
Ngoài vải voan trơn, các họa tiết trên vải voan có thể là hoa, lá, hình họa trừu tượng. Các hình này được tạo bởi quá trình thêu tỉ mỉ hoặc in độc đáo. Nhờ vào quá trình in và thêu, vải voan được biến tấu thành những bức tranh vải tuyệt đẹp với các hoa văn đa dạng, tạo ra một vẻ ngoài sang trọng, tinh tế và độc đáo.
Vải voan sở hữu nhiều họa tiết đa dạng, giúp người mặc đa dạng phong cách
Nhược điểm của vải voan
Nhược điểm của vải voan
Dễ rách, độ bền không cao
Một trong những nhược điểm chính của vải voan là dễ bị rách và có độ bền không cao. Vải voan mỏng nên có thể bị rách nếu bị kéo mạnh hoặc va đập. Do vậy cần đặc biệt cẩn thận khi làm việc với vải voan trong quá trình may mặc sử dụng, giặt và bảo quản hàng ngày.
Vải voan có độ bền không cao, dễ bị rách
Độ co giãn không cao
Do cấu trúc, vải voan có khả năng co giãn hạn chế, không linh hoạt như một số loại vải khác. Chất liệu này không phù hợp cho các hoạt động có tính thể thao cao.
Voan có độ co giãn không cao, cần lưu ý trong quá trình cắt may
Khả năng bám bụi cao
Do cấu trúc và tính chất, vải voan dễ bị bám hạt bụi nhỏ và lông thú. Điều này có thể làm cho quần áo từ vải voan trở nên bẩn và xuất hiện những vết trắng không mong muốn.
Khả năng bám bụi cao, dễ xuất hiện các vệt trắng trên quần áo
6 loại vải voan phổ biến
Chất liệu voan lụa
Vải voan lụa từ lâu đã được xem như biểu tượng của sự sang trọng và quý tộc. Với nguồn gốc từ những sợi tơ tằm tự nhiên, loại vải voan này mang đến một vẻ đẹp tinh tế, mềm mại và óng ánh. Trước đây, chỉ có tầng lớp thượng lưu mới có cơ hội sở hữu những bộ trang phục làm từ chất liệu quý hiếm này. Tuy nhiên, ngày nay, vải voan lụa đã trở nên phổ biến hơn và được nhiều người yêu thích.
Chất liệu voan lụa tạo cảm giác mềm mịn
Chất liệu voan lưới
Vải voan lưới được tạo ra từ quá trình dệt các sợi vải thành những ô lưới nhỏ li ti, mang đến một vẻ đẹp độc đáo và tinh tế. Nhờ vào cấu trúc đặc biệt này, vải voan lưới không chỉ thoáng mát mà còn tạo nên những hiệu ứng thị giác vô cùng bắt mắt. Chất liệu này thường được ứng dụng trong thiết kế thời trang để tạo nên những bộ trang phục nhẹ nhàng, bay bổng, phù hợp với nhiều phong cách khác nhau.
Chất liệu voan lưới tạo hiệu ứng trong suốt cho trang phục
Chất liệu vải voan hoa
Vải voan hoa sở hữu những họa tiết hoa văn tinh xảo và màu sắc tươi tắn, trở thành một trong những chất liệu được yêu thích nhất trong ngành thời trang. Sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp mềm mại của voan và sự đa dạng của họa tiết hoa đã tạo nên những bộ trang phục vô cùng nữ tính và duyên dáng.
Chất liệu voan hoa giúp đa dạng phong cách cho người mặc
Chất liệu vải voan tơ
Khác với các loại vải tự nhiên như cotton hay lụa, voan tơ được tạo ra từ các sợi nhân tạo. Chính nhờ đặc tính này mà voan tơ có trọng lượng nhẹ, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi mặc. Với những ưu điểm vượt trội, voan tơ trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều thiết kế thời trang khác nhau.
Vải voan tơ nhẹ nhàng, mang nét duyên dáng cho người mặc
Chất liệu vải voan cát
Khác với các loại voan mỏng manh thông thường, voan cát có độ dày dặn hơn, mang lại cảm giác chắc chắn và bền bỉ. Chất liệu này không chỉ mềm mại, thoáng mát mà còn có khả năng giữ form tốt hơn, giúp trang phục luôn giữ được vẻ đẹp ban đầu. Vải voan cát thường được sử dụng để may váy đầm, áo sơ mi, váy xòe và nhiều kiểu trang phục khác.
Voan cát tạo cảm giác bền và chắc chắn
Chất liệu vải voan kính
Vải voan kính được tạo ra từ các sợi nhân tạo và trải qua một quá trình xử lý đặc biệt để tạo nên bề mặt bóng loáng như kính. Chính lớp phủ này đã mang đến cho voan kính vẻ đẹp độc đáo và khả năng phản chiếu ánh sáng tuyệt vời. Không chỉ vậy, voan kính vẫn giữ được những ưu điểm vốn có của vải voan như sự mềm mại, nhẹ nhàng và thoáng mát, rất phù hợp để tạo nên những bộ trang phục cao cấp như váy dạ hội, áo cưới hay những thiết kế thời trang dự tiệc.
Vải voan kính có bề mặt được xử lý đặc biệt, phủ lớp óng ánh
Cách nhận biết vải voan đơn giản
Vải voan là một loại vải mỏng, nhẹ, thường được sử dụng để may các loại trang phục nữ tính, bay bổng. Để phân biệt vải voan với các loại vải khác, bạn có thể thực hiện các cách sau:
Cách nhận biết vải voan đơn giản
- Cảm nhận bằng tay: Vải voan rất mềm, mịn và có độ rũ nhẹ. Khi sờ vào, bạn sẽ cảm nhận được sự mềm mại, êm ái của chất liệu này.
- Quan sát bằng mắt: Một số loại vải voan có độ trong suốt nhất định, bạn có thể nhìn thấy các vật thể phía sau lớp vải.
- Kiểm tra độ bền: Vải voan có độ bền vừa phải, không quá cứng cũng không quá mềm. Khi kéo nhẹ, bạn sẽ cảm nhận được độ đàn hồi của vải.
- Giá thành: Vải voan cao cấp thường có giá thành cao hơn so với chất liệu khác.
Ứng dụng của vải voan trong thời trang
Vải voan đã tạo nên một làn gió mới cho thời trang hiện đại, đặc biệt là trong phong cách streetwear. Thay vì những chiếc áo sơ mi truyền thống, đơn điệu như trước đây thì khi được may từ vải voan đã tạo ra được vẻ đẹp cá tính và phá cách. Không chỉ dừng lại ở áo sơ mi, vải voan còn được ứng dụng rộng rãi trong việc sản xuất các loại áo thun, áo polo, váy ngủ và nhiều phụ kiện thời trang khác, mang đến cho người mặc vẻ ngoài trẻ trung và năng động.
Vải voan được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang
Mẹo bảo quản vải voan đúng cách
Để giữ cho những bộ trang phục làm từ vải voan luôn bền đẹp và mới mẻ, việc chăm sóc chúng đúng cách là vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên bảo quản vải voan như thế nào, hãy tham khảo ngay những tips sau đây:
Giặt tay để bảo vệ vải tốt nhất
- Lưu ý về nhiệt độ khi giặt: Với đặc tính mỏng nhẹ, vải voan rất dễ bị hư hại nếu không được giặt giũ đúng cách. Bạn tuyệt đối không nên ngâm hoặc giặt vải voan trong nước quá nóng. Nhiệt độ cao sẽ khiến sợi vải bị co rút, khô cứng, làm giảm tuổi thọ của trang phục và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của chúng.
- Cách phơi khô hiệu quả: Để giữ cho vải voan luôn mềm mại và bền màu, bạn nên hạn chế tối đa việc sử dụng máy sấy hoặc phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Ánh nắng mặt trời gay gắt sẽ làm cho vải bị bạc màu và nhanh hỏng. Thay vào đó, hãy phơi đồ ở nơi thoáng mát, có bóng râm để vải khô tự nhiên.
- Hướng dẫn ủi vải: Khi cần là ủi vải voan, bạn nên sử dụng nhiệt độ thấp nhất và đặt một lớp vải mỏng lên trên để tránh làm cháy hoặc làm bóng vải. Điều này sẽ giúp bảo vệ vải voan khỏi những tác động của nhiệt độ cao.
Ủi ở nhiệt độ thấp để tránh gây hư hại cho quần áo
Những câu hỏi thường gặp về vải voan
Vải voan có phải vải chiffon không?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa vải voan và vải chiffon bởi chúng có nhiều nét tương đồng về độ mềm mại, mỏng nhẹ và thường được sử dụng để may các loại trang phục nữ tính. Tuy nhiên, hai loại vải này vẫn có những điểm khác biệt:
Vải voan có phải vải chiffon không?
- Cấu trúc sợi: Vải voan thường có cấu trúc sợi chặt hơn, tạo cảm giác chắc chắn hơn so với vải chiffon.
- Độ trong suốt: Vải voan thường ít trong suốt hơn vải chiffon, đặc biệt là các loại voan có độ dày.
- Độ nhăn: Vải voan thường dễ bị nhăn hơn vải chiffon.
Vải voan có dễ bị co rút không?
Câu trả lời là có, vải voan có thể bị co rút nếu không được chăm sóc đúng cách. Đặc biệt, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, vải voan rất dễ bị co lại. Để tránh tình trạng này, bạn nên giặt tay nhẹ nhàng với nước lạnh hoặc ấm vừa phải, tránh vắt quá mạnh và phơi ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Vải voan dễ dàng bị co rút nếu tác động mạnh
Cách khử mùi vải voan nhanh như thế nào?
Vải voan có thể dễ dàng hấp thụ mùi hôi. Để khử mùi nhanh chóng, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
- Giặt lại bằng nước lạnh và bột giặt có hương thơm: Đây là cách đơn giản và hiệu quả nhất.
- Sử dụng giấm trắng: Ngâm vải voan trong dung dịch giấm trắng pha loãng trong khoảng 30 phút, sau đó giặt lại bằng nước sạch. Giấm trắng có tác dụng khử mùi rất tốt.
- Sử dụng baking soda: Rắc baking soda lên vùng vải có mùi hôi, để khoảng 30 phút rồi lắc nhẹ và giặt lại. Baking soda có khả năng hấp thụ mùi rất tốt.
Cách khử mùi vải voan đơn giản
Trên đây là những thông tin hữu ích giải đáp thắc mắc vải voan là gì? Ưu, nhược điểm và ứng dụng của chất liệu này mà Coolmate muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn lựa chọn được những bộ trang phục phù hợp với phong cách của mình. Và đừng quên theo dõi Coolmate để cập nhập thêm nhiều kiến thức mới, hay ho về thời trang nhé!