Vệ sinh máy sấy quần áo sao cho hiệu quả? Mách bạn cách nhanh nhất

Máy sấy quần áo đang là thiết bị dần quen thuộc với các gia đình. Vì thế, hãy cùng Coolmate vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà siêu đơn giản bằng các cách sau đây nhé!

Ngày đăng: 30.05.2022, lúc 15:28 2.095 lượt xem

Máy sấy quần áo không còn là món đồ quá xa lạ đối với nhiều gia đình. Đối với những nhà có con nhỏ hoặc người cao tuổi thì máy sấy quần áo sẽ giúp công việc chăm sóc sức khỏe của các thành viên trở nên tốt hơn. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng máy, rất ít người quan tâm đến vấn đề vệ sinh máy sấy quần áo. Việc này vô hình chung sẽ khiến công suất của thiết bị giảm, nhanh hỏng hóc và rút ngắn tuổi thọ. 

Hôm nay, Coolmate sẽ mang đến cho bạn những cách vệ sinh máy sấy quần áo đơn giản lại sạch sẽ ngay tại nhà.

Tìm hiểu những bước vệ sinh máy sấy quần áo cùng Coolmate

Tìm hiểu những bước vệ sinh máy sấy quần áo cùng Coolmate

Tại sao cần vệ sinh máy sấy quần áo?

Một thông tin bất ngờ và hơi đáng buồn mà có thể nhiều người chưa biết thì theo Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy quốc gia Mỹ: Từ năm 2014 - 2018, 32% vụ cháy máy sấy quần áo là vì chủ nhà đã không làm sạch khay bụi lọc vải. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên sẽ giúp bạn tránh được những tai nạn không đáng có.

Vệ sinh tủ sấy quần áo là vô cùng cần thiết

Vệ sinh tủ sấy quần áo là vô cùng cần thiết

Trước khi đi vào tìm hiểu các bước trong công đoạn vệ sinh, bạn cần hiểu rõ mục đích của việc vệ sinh thiết bị này là gì. Máy sấy vốn là món đồ có công dụng làm khô quần áo nhờ hoạt động của các luồng khí nóng. Việc này còn giúp cho quần áo được thơm tho, diệt khuẩn. Cũng vì vậy mà bạn nên vệ sinh máy sấy quần áo định kỳ để hệ thống luôn giữ được sự sạch sẽ khi làm việc. 

Bên cạnh đó, vệ sinh máy sấy còn giúp máy hoạt động tốt và bền lâu hơn. Những vấn đề hỏng hóc bên trong cũng có thể được phát hiện sớm khi bạn thường xuyên vệ sinh từ đó tìm ra hướng giải quyết, sửa chữa kịp thời.

Những dụng cụ cần chuẩn bị khi vệ sinh máy sấy quần áo

Vệ sinh máy sấy quần áo tại nhà vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị những dụng cụ cần thiết có sẵn như khăn mềm, vòi nước cao áp, giấm ăn, dung dịch tẩy rửa thông thường, bàn chải,... Trước khi vệ sinh, bạn cần hiểu rõ biện pháp mình làm là gì và có phù hợp với loại tủ sấy gia đình đang sử dụng hay không để tìm được những thiết bị hỗ trợ cần thiết, tránh mất thời gian và công sức. 

Vệ sinh máy sấy quần áo dạng tủ đứng

Một trong những loại máy sấy được nhiều gia đình tại Việt Nam lựa chọn chính là tủ sấy. Tủ sấy có thiết kế đơn giản, gọn nhẹ nên công việc vệ sinh không quá vất vả. Cùng tìm hiểu những bước vệ sinh loại máy này là gì nhé. 

Vệ sinh tủ sấy quần áo

Vệ sinh tủ sấy quần áo

Tháo khung

Tủ sấy có thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt thì việc đầu tiên trong các bước vệ sinh đó là bạn cần tháo dỡ và tách riêng toàn bộ các bộ phận của tủ ra. Khung tủ thường được làm từ các thanh kim loại và nối với nhau bằng khớp nối. Dùng khăn ẩm lau nhẹ nhàng các thanh, nếu có vết bám thì bạn có thể sử dụng thêm các dung dịch tẩy rửa. Chú ý không nên sử dụng quá nhiều chất tẩy vì có thể khiến kim loại bị ăn mòn. 

Khung kim loại vốn có tuổi thọ tương đối bình thường. Việc tháo khung và lau sạch thường xuyên sẽ giảm bớt hiện tượng hoen gỉ khung từ đó kéo dài thời gian sử dụng tủ. Nếu phát hiện thanh nối có dấu hiệu hỏng thì bạn có thể tìm mua những thanh kim loại có kích thước tương tự để thay thế. 

Giặt sạch vải dù bọc tủ sấy

Bên cạnh thanh kim loại làm khung thì một chiếc tủ hoàn thiện còn cần một lớp vải dù bọc xung quanh để giữ được hơi nóng khi sấy. Lớp vải dù này rất dễ bám bẩn trong thời gian sử dụng và có thể chứa các vi khuẩn, nguồn ẩm nếu quá lâu bạn không vệ sinh. 

Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng bởi lớp vải bọc này thường được làm bằng vải dù, rất dễ vệ sinh, lau chùi. Cách đơn giản nhất là sử dụng máy giặt hoặc vò tay với lượng xà phòng loãng. Sau khi giặt bạn cần vắt khô và đem phơi để vải được thơm tho cho những lần sử dụng tiếp theo. 

Lắp lại và sử dụng

Hai phần chính là khung và vải bọc đã được vệ sinh thì bạn có thể lắp ráp lại như cũ để tiếp tục sử dụng. Một số bạn quá bận rộn, không có thời gian để làm từng bước trên thì bạn có thể tháo phần vải bọc ra và giũ sạch, phơi nắng càng tốt rồi tiếp tục dùng. 

Vệ sinh máy sấy quần áo dạng lồng ngang

Bên cạnh tủ sấy thì loại máy sấy quần áo được sử dụng nhiều thứ hai hiện nay chính là máy dạng lồng ngang. Một số thương hiệu cũng đã tích hợp máy sấy và máy giặt lại với nhau. Cách vệ sinh chúng tôi sắp bật mí sau đây sẽ phù hợp với cả dạng máy sấy lồng ngang và máy giặt tích hợp máy sấy. 

Vệ sinh lưới lọc

Bước đầu tiên khi vệ sinh máy sấy quần áo chính là bạn cần quan tâm đến phần lưới lọc. Đây là bộ phận bị tích tụ bụi bẩn, xơ vải trong quá trình giặt sấy quần áo. Vệ sinh phần lưới này không khó, bạn chỉ cần mở nắp máy, kéo phần lưới lọc ra ngoài và vứt bỏ những vụn vải trong đó. Nếu tích tụ bẩn quá nhiều thì bạn có thể giặt phần lướt qua với nước còn không thì chỉ cần lau qua với khăn mềm. 

Vệ sinh lưới lọc

Vệ sinh lưới lọc

Sau khi vệ sinh xong thì bạn nên căn chỉnh và lắp lưới lọc lại như cũ để tiếp tục sử dụng. Vào mùa đông, khi chúng ta sử dụng nhiều quần áo len, dài tay thì việc vệ sinh lưới lọc càng quan trọng hơn bới đây là giai đoạn lưới lọc tích tụ nhiều bẩn nhất. 

Vệ sinh bộ cảm ứng

Tiếp theo trong chu trình vệ sinh máy sấy quần áo chính là làm sạch bộ cảm ứng. Đây là phần có khả năng nhận biết quần áo trong máy giặt đã được sấy khô hoàn toàn hay chưa. Nếu không vệ sinh bộ phận cảm ứng thường xuyên thì máy sấy của bạn rất dễ hoạt động thiếu hiệu quả. 

Các bước tiến hành vệ sinh bộ cảm ứng sẽ diễn ra như sau: 

  • Tắt nguồn máy và rút phích cắm. Kiểm tra xem lồng sấy đã nguội hay chưa. 

  • Sử dụng dung dịch giấm trắng pha loãng và một chiếc khăn mềm ẩm để lau nhẹ nhàng dung dịch lên bộ phận này. 

  • Sau đó hay dùng khăn khô để làm sạch dung dịch. 

  • Chú ý không sử dụng dung dịch tẩy rửa cho bộ phận này. 

Vệ sinh khu vực/ ngăn chứa nước

Đối với những máy sấy quần áo dạng ngưng tụ thì ngăn chứa nước là bộ phần không thể thiếu. Bước tiếp theo trong chu trình vệ sinh máy sấy quần áo chính là vệ sinh ngăn chứa nước của các loại máy này. Sau mỗi lần sấy thì nước ẩm trên quần áo sẽ bốc hơi và ngưng tụ trong ngăn chứa này. 

Nếu lượng nước tích tụ quá nhiều sẽ khiến máy không hoạt động được. Bạn cần loại bỏ hết nước trong ngăn chứa để tránh tràn. Một số thiết bị hiện đại sẽ có nút cảnh báo cho vấn đề này, nếu không thì bạn cần kiểm tra ngăn chứa sau mỗi lần sấy. Nếu ngăn chứa có đọng bụi bẩn thì bạn cũng nên vệ sinh sạch sẽ nó trước khi lắp vào máy và tiếp tục sử dụng. 

Vệ sinh hệ thống thông hơi

Các bước vệ sinh máy sấy quần áo được nhà sản xuất cung cấp đã khuyến cáo nên vệ sinh hệ thống thông hơi theo chu kỳ khoảng 20 lần sấy - 1 lần vệ sinh. Để có thể vệ sinh khu vực này một cách an toàn thì bạn cần đảm báo máy đang ở trạng thái nguội hoàn toàn và không còn nguồn điện nào cung cấp điện năng cho máy. 

Vệ sinh hệ thống thông hơi

Vệ sinh hệ thống thông hơi

Tiếp theo, hãy mở cụm 4 khóa thông hơi, mở trôn đĩa và kéo nhẹ nhàng bình thông hơi ra. Những chiếc vòi nước có áp suất cao sẽ giúp vệ sinh đơn giản hơn. Xịt xung quanh bình thông hơi để loại bỏ bụi bẩn có đọng lại. Sau khi vệ sinh kỹ càng, hãy lau khô lại với khăn ẩm và lắp bình thông hơi vào chỗ cũ. Chú ý nhớ khớp cụm 4 khóa với nhau chặt chẽ và đúng cách để tránh phát sinh vấn đề khác. 

Vệ sinh lồng sấy

Lồng sấy vốn là bộ phận có những tiếp xúc gần và thường xuyên nhất với quần áo. Cũng giống như lưới lọc, lồng sấy rất dễ dính phải những mảnh vải vụn hoặc cặn bẩn. Một chiếc khăn mềm sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Đối với những chiếc máy giặt tích hợp máy sấy thì việc này càng trở nên dễ dàng hơn bởi trên thị trường hiện nay đã có những loại thuốc giúp lồng giặt, sấy nhả cặn bụi bẩn. 

Vệ sinh lồng sấy

Vệ sinh lồng sấy

Vệ sinh thân máy

Sau khi hoàn thành những bước vệ sinh máy sấy quần áo ở bên trong, bạn nên chú ý đến phần thân máy bên ngoài. Bụi bẩn từ môi trường xung quanh được sinh ra bởi các hoạt động sinh hoạt sẽ tiếp xúc trực tiếp với lớp vỏ đó. Việc vệ sinh thân máy sấy quần áo là vô cùng cần thiết. 

Bạn chuẩn bị một chiếc khăn mềm, dung dịch tẩy rửa nhẹ nhàng và lau chùi kỹ mọi mặt của thân máy sấy. Tiếp đến là sử dụng khăn sạch để lau lại. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra máy sấy quần áo để có thể vệ sinh máy kịp thời. 

Lưu ý giúp máy sấy quần áo hoạt động hiệu quả

Bên cạnh việc vệ sinh máy sấy quần áo thường xuyên thì cũng có một số lưu ý bạn cần ghi nhớ để chiếc máy sấy của mình có thể tối đa công suất hoạt động mà vẫn đảm bảo tuổi thọ. 

Những lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo giúp thiết bị hoạt động hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng máy sấy quần áo giúp thiết bị hoạt động hiệu quả

  • Thay vì cho những bộ trang phục có nhiều xơ vải vào máy sấy thì bạn hoàn toàn có thể chờ đến những ngày nhiều nắng gió để phơi. 

  • Ống thông hơi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào thì bạn cũng nên gọi điện cho nhân viên kỹ thuật để được hỗ trợ. 

  • Hút sạch xơ vải ra khỏi cửa khí, lỗ thông hơi và kẽ hở. Có thể vệ sinh màng lọc hàng ngày sau khi sấy đồ. 

  • Cố gắng giữ sạch lồng sấy và không để máy hoạt động quá tải. 

Lời kết

Một chiếc máy sấy quần áo sẽ giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tiện nghi hơn nhưng để thiết bị đồng hành cùng gia đình lâu thì bạn cần biết cách vệ sinh máy sấy quần áo đúng cách. Những chia sẻ từ Coolmate trong bài viết trên đã mang đến cho bạn những cách vệ sinh mỗi loại máy/ tủ sấy một cách cơ bản. Hãy bắt tay vào và vệ sinh thiết bị của gia đình mình ngay nhé. 

Đừng quên theo dõi Cool Blog để cập nhật nhanh nhất những xu hướng thời trang ấn tượng và mẹo hay trong cuộc sống.

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn