Virtual Fashion là gì? 6 thương hiệu nổi tiếng dẫn đầu cuộc đua Virtual Fashion

Khám phá Virtual Fashion - xu hướng mới đầy sáng tạo trong ngành thời trang. Tìm hiểu về khái niệm này và cách nó thay đổi cách chúng ta trải nghiệm thế giới thời trang hiện đại.

Ngày đăng: 26.07.2022, lúc 12:00 2.062 lượt xem

Trước những tác động tiêu cực của thời trang nhanh tới môi trường, liệu có biện pháp nào thay thế? Biện pháp mà Coolmate muốn nhắc tới đó là Virtual Fashion. Virtual Fashion là gì? Cùng tìm hiểu nhé!

Virtual Fashion là gì?

Virtual Fashion là gì?

1. Virtual Fashion là gì?

Virtual Fashion (Tạm dịch: Thời trang ảo) là thời trang tồn tại hoàn toàn bằng kỹ thuật số. Ví dụ, bạn có thể sử dụng công nghệ này, ướm thử quần áo kỹ thuật số để xem độ vừa vặn và tôn dáng.

Virtual Fashion là gì?

Virtual Fashion là gì?

Virtual Fashion bao gồm rất nhiều thứ, từ lấy mẫu kỹ thuật số, bộ sưu tập 3D, buổi biểu diễn trên sàn diễn ảo cho đến quần áo bạn có thể mua ở định dạng kỹ thuật số ( đặc biệt là nghệ thuật tiền điện tử (crypto art) và trò chơi điện tử).

Đây là một giải pháp thời trang bền vững, giảm thiểu nhiều chi phí vật liệu, chất thải và hơn hết, nó thân thiện với môi trường.

Virtual Fashion là gì?

Virtual Fashion là gì?

2. Virtual Fashion - giải pháp thay thế thời trang vật lý?

2.1. Thực trạng

Sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang nhanh kéo theo những tác động tiêu cực tới môi trường. Theo tạp chí Alternatives Journal, để sản xuất ra một chiếc áo thun cotton sẽ phải tiêu tốn 2700 lít nước, và con số này sẽ tăng lên gấp 2.8 lần (7000 lít) nếu để sản xuất một chiếc quần jeans. Chưa kể sau đó là vấn đề phân hủy khi chúng bị loại bỏ.

Lượng nước cần sử dụng để sản xuất áo thun, quần jeans

Lượng nước cần sử dụng để sản xuất áo thun, quần jeans

Theo McKinsey, mỗi năm có hơn 100 tỷ chiếc áo quần được bán trên khắp thế giới và 92 triệu tấn chất thải từ ngành công nghiệp thời trang được đưa đến bãi rác. Ngay cả quần áo mà chúng ta thường xuyên mặc và giặt cũng gây ra vấn đề, vì 35% ô nhiễm vi nhựa rò rỉ vào nước là do giặt vải sợi tổng hợp.

Bãi rác thời trang nhanh

Bãi rác thời trang nhanh

2.2. Virtual Fashion - giải pháp thay thế thời trang vật lý?

Theo báo cáo của UBS, người tiêu dùng ngày càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề môi trường. Trên thực tế, khoảng 35% phụ nữ có ý định mua sắm quần áo ít hơn với chất lượng tốt hơn trong tương lai.

DRESSX, một thương hiệu thời trang kỹ thuật số đã đo lường tác động của việc tạo ra quần áo kỹ thuật số so với quần áo vật lý vào năm 2020. Trung bình sản xuất một loại quần áo kỹ thuật số có thể tiết kiệm được 3300 lít nước, đủ cho một người uống 2 lít mỗi ngày trong 3,5 năm. 

Quá trình này cũng thải ra ít hơn 97% CO2 so với quá trình sản xuất một loại quần áo vật lý.

Virtual Fashion tiêu tốn ít năng lượng

Virtual Fashion tiêu tốn ít năng lượng

Virtual Fashion không phải là giải pháp hoàn hảo 100% cho ngành thời trang nhưng chúng ta có thể thấy rằng nó là một sự thay thế tuyệt vời cho thời trang vật lý. Nó tạo ra sự khác biệt hữu hình về lượng chất thải, ô nhiễm và khí thải carbon so với thời trang vật lý.

3. 6 thương hiệu nổi tiếng dẫn đầu cuộc đua Virtual Fashion

3.1. The Fabricant 

The Fabricant là thương hiệu thời trang ảo được thành lập vào năm 2018 bởi nhà thiết kế kỹ thuật số người Hà Lan, Kerry Murphy. “Iridescent Digi-couture Dress” là chiếc váy nổi tiếng, góp phần vào sự thành công của hãng khi được bán với giá 9500 đô la (222.205.000 đồng).

virtual-fashion-la-gi

Iridescent Digi-couture Dress

“Một giáo phái mới đang trỗi dậy. Thế giới kỹ thuật số đang đến và chúng ta không còn bị ràng buộc vào không gian vật lý nữa ”, giám đốc sáng tạo của The Fabricant, Amber Jae Slooten đã nói về chiếc váy. 

The Fabricant đã hợp tác với một số tên tuổi nổi tiếng nhất của làng thời trang như Tommy Hilfiger và Soorty. Thương hiệu cũng đang tung ra các sản phẩm miễn phí cho người dùng tải xuống và sử dụng, đặc biệt là nền tảng ảo Leela, nơi mọi người có thể mặc thử các trang phục kỹ thuật số thông qua tạo hình 3D của mình. 

Thương hiệu virtual fashion The Fabricant

Thương hiệu virtual fashion The Fabricant

3.2. Carling

Carling là một thương hiệu thời trang ảo đến từ Na Uy. Vào năm 2018, hãng đã cho ra mắt bộ sưu tập quần áo kỹ thuật số Neo-EX, hợp tác với người ảnh hưởng ảo (virtual influencer) Perl.

Bộ sưu tập bao gồm 19 tác phẩm với màu sắc tươi sáng, lấy cảm hứng từ thế giới kỹ thuật số trong các bản in và đồ họa. Tất cả chúng đều được bán hết nhanh chóng và các trở thành “hit” trên mạng xã hội. 

Thương hiệu virtual fashion Carling

Thương hiệu virtual fashion Carling

Toàn bộ doanh thu từ bộ sưu tập được quyên góp cho WaterAid để tạo nhận thức về lượng nước khổng lồ sử dụng trong sản xuất quần áo. 

3.3. Tribute Brand

Tribute Brand là thương hiệu thời trang kỹ thuật số được thành lập bởi Gala Marija Vrbanic và Filip Vajda. Tribute chỉ bán một số lượng giới hạn các sản phẩm của họ và không restock lại khi hết hàng.

Thương hiệu mong muốn tạo ra các tiêu chuẩn mới về nhận diện thời trang thông qua phương tiện kỹ thuật số, góp phần thúc đẩy thời trang bền vững.

Thương hiệu virtual fashion Tribute Brand

Thương hiệu virtual fashion Tribute Brand

3.4. Hanifa

Hanifa là một thương hiệu thời trang Congo do Anifa Mvuemba thành lập. Thương hiệu được biết đến nhiều nhất thông qua bộ sưu tập Pink Label. Pink Label được lấy cảm hứng từ Cộng hòa Dân chủ Congo, quê hương của Anifa Mvuemba.

Bộ sưu tập sử dụng 3 màu sắc chủ đạo là đỏ, xanh và vàng. Nó như một lời tri ân của Anifa Mvuemba dành cho những người đồng hương.

Thương hiệu virtual fashion Hanifa

Thương hiệu virtual fashion Hanifa

3.5. Dress-X

Dress-X không phải là một thương hiệu virtual fashion nhưng nó đóng một vai trò quan trọng trong lĩnh vực này. Dress-X đơn thuần là một nhà bán lẻ thời trang kỹ thuật số, chuyên cung cấp các bộ sưu tập thời trang từ các thương hiệu ảo và nhà thiết kế 3D nổi tiếng. Họ thậm chí sẽ ra mắt ứng dụng hỗ trợ việc mua sắm trở nên thuận tiện hơn.

Thương hiệu virtual fashion Dress-X

Thương hiệu virtual fashion Dress-X

3.6. H&M

H&M được biết đến là một trong những ông lớn trong ngành thời trang nhanh. Đầu năm 2022, H&M đã cho ra mắt bộ sưu tập thời trang ảo cùng với Maisie Williams - Đại sứ Bền vững Toàn cầu của hãng. 

Sự hợp tác giữa Williams và gã khổng lồ thời trang H&M nhằm khuyến khích việc tái chế và tái sử dụng trong thời trang. Họ cũng cùng hợp tác với Animal Crossing, trò chơi mô phỏng của Nintendo và tạo ra đảo Looop. Đảo H&M Looop sẽ xuất hiện trong trò chơi và người chơi có thể tái chế trang phục của họ để nhận được những bộ trang phục mới. 

Ngoài ra, trò chơi cũng xuất hiện phiên bản hoạt hình của Williams và Pascal Brun - giám đốc bền vững toàn cầu tại H&M. 

Tựa game Animal Crossing

Tựa game Animal Crossing

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm Virtual Fashion là gì. Liệu virtual fashion có phải biện pháp thay thế tốt nhất cho thời trang vật lý, cụ thể là thời trang nhanh, cùng chờ xem trong tương lai nhé.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới!

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn