Vivid dream là gì? Sự thật về vivid dream

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Coolmate tìm hiểu xem vivid dream là gì và liệu giấc mơ này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như thế nào nhé.

Ngày đăng: 27.08.2023, lúc 21:13 1.173 lượt xem

Đã bao giờ bạn tỉnh dậy sau khi có một giấc mơ chân thực đến khó tin mà bạn không thể nào quên chưa? Nếu có, rất có thể bạn vừa có một vivid dream - một giấc mơ sống động, có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng hoặc bắt nguồn từ chính vui, buồn rrong cuộc sống của bạn. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Coolmate tìm hiểu xem vivid dream là gì và liệu giấc mơ này sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn như thế nào nhé. 

Vivid dream là gì?

Vivid dream - tiếng Việt gọi là “giấc mơ sống động", là một hiện tượng mà sau khi thức dậy, bạn có thể nhớ rất rõ ràng và chi tiết giấc mơ của mình. Giấc mơ ấy chân thực và sống động tới nỗi bạn có thể cảm nhận và ghi nhớ được mọi âm thanh, hình ảnh và chi tiết trong giấc mơ. Sự chân thực của vivid dream trong nhiều trường hợp còn khiến bạn khó phân biệt giữa thật và ảo, dẫn tới tâm trạng bị ảnh hưởng.

Vivid dream là giấc mơ sống động như thật

Vivid dream là giấc mơ sống động như thật

Giấc mơ sống động là một trạng thái tương đối hiếm thấy mà không phải ai cũng gặp. Theo chuyên gia tâm lý Michel Breau và chuyên gia giấc ngủ Afy Okoye, vivid dream nói chung có thể được thành 4 loại như sau:

  • Lucid dream (Giấc mơ sáng suốt): Bạn nhận thức được mình đang mơ và có khả năng điều khiển giấc mơ.
  • Nightmare (Ác mộng): Những giấc mơ đáng sợ khiến bạn lo lắng, buồn bực, đau buồn,... thường xảy ra trong giấc ngủ có mắt chuyển động nhanh. 
  • Dream enactment: Bạn có những hành động đúng như giấc mơ của mình như nói mớ, quơ quào tay chân. Tuy nhiên hiện tượng này khác hoàn toàn với mộng du (Sleepwalking). Vì dream enactment xảy ra trong REM (giai đoạn giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh) và mộng du xảy ra trong NREM (Giai đoạn giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh)
  • Fever dream: Bạn mơ thấy những điều tiêu cực khi bị sốt.

Về lý do tại sao bạn có thể nhớ rõ các giấc mơ sống động, có rất nhiều lý thuyết giải thích cho điều này.

Bạn có thể nhớ rõ từng chi tiết của giấc mơ sống động sau khi thức dậy

Bạn có thể nhớ rõ từng chi tiết của giấc mơ sống động sau khi thức dậy

Đầu tiên, giấc mơ sống động không phải lúc nào cũng là do trí tưởng tượng. Loại giấc mơ này có thể bắt nguồn từ trạng thái tâm lý, tâm trạng hoặc những kích thích ngoại cảnh liên quan tới cuộc sống thật của bạn, khiến trí nhớ hoạt động mạnh hơn và ghi nhớ rõ hơn chi tiết của giấc mơ.

Lí do tiếp theo, vivid dream được cho là có thể kích thích hoạt động của vùng não bộ có chức năng ghi nhớ vả xử lý thông tin.

Tuy nhiên, tất cả những điều trên đây vẫn chỉ đang dừng lại ở mức độ giả thuyết. Hiện nay các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu để tìm hiểu thêm về hiện tượng giấc mơ này.

Vivid dream khác gì giấc mơ thông thường?

Nếu bạn nghĩ về những lần từng mơ ngủ, bạn sẽ nhận ra điểm chung của những lần này chính là bạn không thể nhớ rõ chi tiết những điều xảy ra trong giấc mơ dù bạn có cố gắng nhớ lại ra sao. Đây là một trong những khác biệt to lớn nhất giữa vivid dream và 1 giấc mơ bình thường.

Bạn không thể nhớ rõ những giấc mơ bình thường như nhớ giấc mơ sống động

Bạn không thể nhớ rõ những giấc mơ bình thường như nhớ giấc mơ sống động

Hiện tượng này khác giấc mơ thường ở một số khía cạnh sau:

  • Độ ghi nhớ: Bạn luôn nhớ rất rõ từng chi tiết của vivid dream, trong khi bạn sẽ quên hoặc chỉ có thể nhớ được một vài chi tiết rất nhỏ của các giấc mơ bình thường.
  • Độ chân thực: Giấc mơ sống động chân thực đến nỗi nhiều người không phân biệt được thật - giả sau khi tỉnh dậy. Giấc mơ bình thường lại không mang đến cảm giác chân thực đến thế.
  • Độ chi tiết: Những giấc mơ sống động có thể tồn tại một cách rất chi tiết trong trí nhớ của bạn. Bạn có hể nghe thấy âm thanh, ngửi thấy mùi, cảm nhận được vị, ghi nhớ được hình ảnh. Trong khi đó, sau khi tỉnh dậy, những giấc mơ thông thường sẽ giống như một bức tranh mờ ảo mà bạn không thể nào nhìn rõ.
  • Độ tái hiện: Trong trí nhớ, bạn có thể tái hiện chân thực vivid dream với chi tiết và cảm xúc y như lần đầu tiên. Ngược lại, bạn thường dễ dàng quên hết mọi chi tiết của giấc mơ bình thường.

Từ những điểm khác biệt trên, có thể nhận thấy hiện tượng vivid dream là một sự tồn tại mạnh mẽ hơn hẳn so với những giấc mơ bình thường.

Giấc mơ sống động là một sự tồn tại mạnh mẽ

Giấc mơ sống động là một sự tồn tại mạnh mẽ

Vì sao “giấc mơ sống động" lại chân thực đến vậy?

Sở dĩ giấc mơ sống động có độ chân thực cao là bởi hiện tượng này tác động một cách mạnh mẽ tới mọi giác quan của bạn, khơi gợi nên những cảm giác mà một giấc mơ bình thường không thể. Cụ thể như sau:

  • Tính sắc nét của hình ảnh: Bạn có thể nhìn thấy mọi hình ảnh, chi tiết trong mơ một cách cực kỳ rõ ràng.
  • Tính chứng kiến: Nếu trong những giấc mơ thông thường, bạn chỉ xuất hiện với vai trò là người thứ 3 xem lại sự việc, thì với vivid dream, bạn là người chứng kiến trực tiếp. Bạn có thể cảm nhận mọi thứ từ cảnh vật, âm thanh, mùi hương với cảm xúc cực kỳ chân thực. 
  • Tính hành động: Không chỉ chứng kiến, bạn còn có thể hành động một cách tự nhiên trong các giấc mơ sống động. Bạn đi lại, nói chuyện, thậm chí chạm vào sự vật và cảm nhận bằng xúc giác.
  • Tính logic thời gian: Giống như các giấc mơ bình thường, bạn có thể trải qua vô số sự kiện trong các giấc mơ sống động với thời gian và logic khác xa với thực tế. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bạn sẽ không bị rối loạn trong các vivid dream

Giấc mơ sống động sẽ tác động đến mọi giác quan của bạn

Giấc mơ sống động sẽ tác động đến mọi giác quan của bạn

Nguyên nhân xảy ra hiện tượng vivid dream

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều nghiên cứu cụ thể về nguyên nhân dẫn tới vivid dream. Tuy nhiên, theo NFS, dưới đây có thể là một trong các nguyên nhân có thể tác động tới tần xuất xuất hiện hiện tượng này.

  • Bệnh thể chất, tinh thần: Theo nghiên cứu, bệnh nhân ung thư và tim mạch thường hay có giấc mơ sống động hơn người bình thường. Bên cạnh đó, người bị bệnh tâm thần phân liệt hay trầm cảm cũng có tỷ lệ gặp hiện tượng này cao hơn.
  • Lo âu, căng thẳng: Những sự kiện lớn trong cuộc sống thực làm tinh thần và cảm xúc của bạn bị ảnh hưởng, khiến làm lượng cortisol tăng cao dẫn tới mất ngủ và khiến vivid dream xuất hiện thường xuyên hơn.

Stress có thể khiến bạn gặp vivid dream thường xuyên hơn

Stress có thể khiến bạn gặp vivid dream thường xuyên hơn 

  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc tim mạch, thuốc điều trị trầm cảm và Parkinson có thể gây ra hiện tượng giấc mơ sống động.
  • Lạm dụng chất kích thích, chất gây nghiện: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người thường xuyên lạm dụng chất gây nghiện và chất kích thích thường có những vivid dream liên quan tới việc uống rượu, dùng thuốc. Đồ uống có cồn cũng có khả năng ức chế giấc ngủ, khiến bạn ngủ nông hơn. 
  • Rối loạn giấc ngủ, đồng hồ sinh học bị đảo lộn: Nếu bạn thường xuyên phải chay dealine xuyên đêm hay bị lệch múi giờ nhiều do phải di chuyển từ nơi này sang nơi khác, bạn sẽ gặp vivid dream nhiều hơn người bình thường. Việc thay đổi đồng hồ sinh học hoặc thường xuyên thức lúc nửa đêm khiến chi kỳ giấc ngủ bị gián đoạn, dẫn tới những giấc mơ sống động. 
  • Mang thai: Riêng với phụ nữ, giai đoạn mang thai khiến cơ thể hay đổi, sản sinh ra nhiều loại hormone gây ảnh hưởng lớn tới giấc ngủ và góp phần tạo ra hiện tượng vivid dream.

Sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân dẫn tới giấc mơ sống động

Sinh hoạt không điều độ cũng là nguyên nhân dẫn tới giấc mơ sống động

Vivid dream có ảnh hưởng tới sức khoẻ không?

Không phải ai cũng có vivid dream, tuy nhiên đây lại được xem là một hiện tượng khá bình thường liên quan tới giấc ngủ. Giấc mơ sống động chỉ có tính “phản ảnh" trạng thái sức khoẻ hiện tại chứ không có tính cảnh báo các vấn đề liên quan đến sức khoẻ.

Thậm chí, trong nhiều trường hợp, giấc mơ sống động kiểu lucid dream còn được sử dụng làm liệu pháp hồi phục chức năng vận động, giảm căng thẳng.

Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, việc thường xuyên nhớ chi tiết các giấc mơ của bản thân (đặc biệt là ác mộng) có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khoẻ tinh thần và sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Đầu tiên, việc có vivid dream có thể khiến bạn bị mệt mỏi vào ban ngày. Khi không được ngủ đủ giấc, ngủ ngắt quãng nhiều lần trong đêm, khả năng ghi nhớ thông tin và tập trung của bạn có thể bị ảnh hưởng, khiến công việc và học tập của bạn bị ảnh hưởng.

Mệt mỏi, chán nản vào ban ngày do ngủ không ngon

Mệt mỏi, chán nản vào ban ngày do ngủ không ngon

Thậm chí, việc thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ vào ban ngày có thể gây ra không ít nguy hiểm trong quá trình học tập, làm việc, đặc biệt nếu bạn làm những công việc lao động chân tay, vận hành máy móc,...

Vivid dream cũng có thể ảnh hưởng không nhỏ tới tâm trạng của bạn. Những cơn ác mộng có thể gia tăng căng thẳng, âu lo, khiến bạn nhạy cảm và dễ cáu gắt hơn bình thường.

Đặc biệt, việc hay gặp ác mộng cũng có thể khiến bạn thấy “sợ ngủ", bất chấp việc cơ thể cần được nghỉ ngơi. Thiếu ngủ sẽ khiến quá trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra kém năng suất hơn, ảnh hưởng tới cả thể chất và tinh thần.

Ngủ không ngon khiến bạn dễ cáu gắt

Ngủ không ngon khiến bạn dễ cáu gắt

Cách hạn chế các ảnh hưởng của vivid dream

Vivid dream xuất hiện thường xuyên là nguyên nhân của việc căng thẳng quá độ và nếp sinh hoạt không khoa học. Vì thế, để giảm tần suất gặp giấc mơ sống động và hạn chế tối đa ảnh hưởng của hiện tượng này tới cuộc sống hàng ngày, bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây.

Rèn “nếp" ngủ

Rèn thói quen ngủ lành mạnh sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Bạn cần ngủ và thức dậy vào một giờ cố định; hạn chế nạp caffeine, đặc biệt không tiêu thụ caffeine, đồ uống có cồn hay ăn quá no trước khi đi ngủ. Bạn cũng nên tắt màn hình, thông báo điện thoại trước khi ngủ và đảm bảo phòng ngủ cần tối, yên tĩnh và mát mẻ.

Tập ngủ và thức vào giờ cố định

Tập ngủ và thức vào giờ cố định

Xây dựng lối sống lành mạnh

Sức khoẻ thể chất tốt có thể tác động tích cực tới sức khoẻ tinh thần, giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn. Tập thể dục, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, uống đủ nước và duy trì cân nặng sẽ góp phần cải thiện chức năng não, điều chỉnh tâm trạng, giảm rối loạn giấc ngủ. Vì thế, việc có lối sống lành mạnh cũng liên quan mật thiết đến việc giảm tần suất vivid dream.

Duy trì trạng thái tinh thần thoải mái

Mỗi người đều có cách giảm căng thẳng, thả lỏng tinh thần khác nhau. Bạn có thể tập thở sâu, tập thiền, yoga, thái cực cực quyền,.... Bên cạnh đó, hãy dành một khoảng thời gian cố định trong ngày cho việc nghỉ ngơi để cơ thể và tinh thần không bị quá tải.

Áp dụng Liệu pháp tưởng tượng diễn tập (Imagery Rehearsal Therapy)

Đây là phương pháp được ứng dụng rộng rãi để hỗ trợ những người thường xuyên có vivid dream, đặc biệt là gặp ác mộng do hậu quả của các chấn thương tâm lý. Liệu pháp này được thực hiện bởi các chuyên gia tâm lý. Họ sẽ sử dụng các biện pháp để thay đổi cái kết của cơn ác mộng và yêu cầu bạn lặp đi lặp lại cái kết mới cho đến khi cơn ác mộng không còn đe doạ đến bạn nữa.

Nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia

Nhờ tới sự hỗ trợ của các chuyên gia

Đây là một liệu pháp dành cho người gặp rắc rối với vivid dream ở mức độ nặng, cần có sự hỗ trợ của các chuyên gia. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm tới các chuyên gia về sức khoẻ tinh thần đề tìm ra các tác nhân khiến cảm xúc, tâm thần của bạn bị ảnh hưởng sau đó tìm cách để cải thiện chất lượng giấc ngủ. 

Dùng thuốc

Hầu hết các bác sĩ không khuyến khích việc dùng thuốc để ức chế vivid dream. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn gặp vivid dream với tần suất dày đặc, đặc biệt là ác mộng hậu chấn thượng (kiểu như PTSD - rối loạn căng thẳng sau chấn thương), các bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngủ, thuốc chống lo âu để bạn ngủ ngon hơn.

Lời kết

Trên đây là một số thông tin cơ bản về vivid dream - một hiện tượng giấc ngủ hiếm gặp khiến bạn ghi nhớ chi tiết của giấc mơ một cách sống động và chân thực. Việc nghỉ ngơi đầy đủ với một giấc ngủ ngon có thể giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Vì thế, không ai muốn bị đeo bám dai dẳng bởi các giấc mơ sống động cả.

Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh có nhiều vivid dream

Xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn tránh có nhiều vivid dream

Nếu bạn cũng đang gặp rắc rối với vivid dream, hãy làm theo các lời khuyên trên đây, thay đổi lối sống, chăm sóc tốt hơn cho sức khoẻ tinh thần, thể chất và nhờ cậy đến các chuyên gia nếu tình trạng trở nên trầm trọng.

Đừng quên tiếp tục theo dõi Coolblog để biết thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích về tâm lý tình cảm.

Coolmate - Nơi mua sắm đáng tin cậy dành cho nam giới

>>> Xem thêm 

Deja vu là gì? Những điều thú vị về hiện tượng Deja vu

Luật hấp dẫn Manifestation là gì?

Bạn có thể thích
x

Đã thêm vào giỏ hàng!

Xem giỏ hàng
Voucher dành cho bạn